7. Kết cấu của luận văn
2.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của GCCN ở Thá
2.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức đoàn thể
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm qua Thái Nguyên đã quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng viên và các tổ chức cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi bộ phận công nhân. Tuy nhiên còn rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ chưa có tổ chức cơ sở Đảng. Có nơi có tổ chức song điều kiện hoạt động vô cùng khó khăn. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở mọi loại hình doanh nghiệp, mọi cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng giai cấp công nhân thực sự vững mạnh có đủ những phẩm chất trình độ lý luận,
trình độ tri thức chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần vượt khó, có tinh thần vươn lên xây dựng một nước Việt Nam công bằng dân chủ, văn minh, giàu mạnh. Để xây dựng củng cố các tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Bồi dưỡng và phát triển Đảng trong công nhân, nhất là công nhân trẻ và trực tiếp sản xuất, tăng cường tỷ lệ thành phần công nhân trong Đảng. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Tất cả các cấp uỷ phải xây dựng quy chế và làm việc theo quy chế, quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn, chế độ làm việc của các cấp uỷ. Xây dựng chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần cụ thể để chủ động điều hành các hoạt động của Đảng bộ.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong xây dựng giai cấp công nhân. Trong đó coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí và vai trò to lớn của giai cấp công nhân. Phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong việc xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; quan tâm đào tạo bồi dưỡng những nhà kinh doanh có đức có tài, các nhà quản lý giỏi và cán bộ khoa học kỹ thuật xuất thân từ công nhân để tạo nguồn phát triển Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong hệ thống chính trị, trong sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh và xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng. Để làm tốt vấn đề đó cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp hoặc liên doanh, hợp tác với nước ngoài song song với các vấn đề quan trọng khác cho việc thực hiện cần chuẩn bị lựa chọn, phân công một số Đảng có năng lực sang liên doanh tạo điều kiện để thành lập chi bộ ngay khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Cần xây dựng một cấp uỷ mạnh, am hiểu công tác Đảng, công tác quần chúng đồng thời có hiểu biết nhất định về công tác quản lý,
chuyên môn trong đó bí thư cấp uỷ doanh nghiệp cần cơ cấu tham gia hội đồng quản trị nhằm tạo điều kiện cho công tác xây dựng Đảng gắn liền với công tác sản xuất kinh doanh. Các tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp cần hoạt động công khai hợp pháp theo điều lệ Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Do tính dặc thù của các tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên phải có phương thức, phương pháp lãnh đạo phù hợp nhằm đoàn kết các thành viên thực hiện mục tiêu chung, đảm bảo lợi ích bên trong của các doanh nghiệp.
Như vậy xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng GCCN ở Thái Nguyên. Vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc trong xây dựng và phát huy vai trò của GCCN.
Thứ hai, xây dựng, tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh
Công đoàn là cầu nối giữa Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân lao động. Chức năng của công đoàn là tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện công nhân viên chức về mọi mặt; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý Nhà nước. Trên cơ sở mục tiêu và khẩu hiệu hành động mà Đại hội XIV của tỉnh đề ra là: “ Đổi mới nội dung,
nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn, vì việc làm, đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân viên chức lao động trong thời kỳ mới. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong mọi hoạt động của tổ chức Công đoàn và cũng là một trong những giải pháp để xây dựng và nâng cao chất lương đội ngũ công nhân viên chức lao động trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho nên các cấp công đoàn cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức trong cán bộ công nhân viên chức lao động về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn; chú trọng
xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Công đoàn các cấp có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ và kinh nghiệm công tác quần chúng, xứng đáng là tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới.
Tăng cường tuyên truyền, vận động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế; Xây dựng nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn phù hợp các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
Thường xuyên tạo điều kiện cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch vững mạnh; có cơ chế tập hợp tiếp thu ý kiến của công nhân viên chức lao động và đoàn viên Công đoàn trong xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tổ chức Công đoàn tại cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Chỉ thi ̣ số 22- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 5/6/2008 về “Tăng cường công tác lãnh đạo , chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa , ổn định và tiến bộ trong doanh nghiê ̣p” nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động - người sử dụng lao động và của Nhà nước
Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối, việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm. Từ năm 2008 đến nay đã thành lập mới 10 tổ chức cơ sở đảng, nâng tổng số tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp toàn tỉnh lên 184. Một số doanh nghiệp tư nhân đã thành lập tổ chức Đảng, Công đoàn, Cựu chiến binh,… và hoạt động có hiệu quả cao như: Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Hưng, Công ty MaNi Hà Nội,…
Thứ ba, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn cần có cơ chế, chính sách đối với công nhân có trình độ, tay nghề cao.
Để thực hiện CNH, HĐH của tỉnh thành công và đưa Thái Nguyên đến trước năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì phát triển nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra là công nhân có trình độ tay nghề cao trên địa bàn tỉnh sau khi được đào tạo thường có xu hướng kiếm tìm cho mình công việc ở những địa phương khác. Mặt khác, tỉnh cũng chưa có chính sách thu hút công nhân có trình độ cao từ các địa phương khác. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút bộ phận công nhân này. Muốn vậy, cần có chính sách thu hút, đãi ngộ đội ngũ công nhân trình độ tay nghề cao. Chính sách tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, phúc lợi là một trong những biện pháp trước tiên để thu hút đội ngũ công nhân này. Chỉ khi nào họ được đảm bảo về điều kiện sinh hoạt vật chất thì họ mới yên tâm sản xuất, nâng cao trình độ của bản thân. Do đó, các cấp lãnh đạo tỉnh cần xây dựng và ban hành quy chế quản lý và phân phối tiền lương, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, khắc phục tình trạng phân phối bình quân, đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí, của từng người trong quá trình sản xuất, gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của công nhân. Từ đó, tạo động lực cho đội ngũ công nhân làm việc hăng say, phát huy tính chủ động, sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Đồng thời, thực hiện các chế độ chính sách cho công nhân có trình độ và tay nghề cao như mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hiện nay, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động, vì Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định người sử dụng lao động phải nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới chi trả chế độ cho người lao động. Vì vậy, cần phải thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động, có như vậy mới thu hút và giữ chân được đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao.Có chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao đúng mức khi làm việc tại tỉnh và về tỉnh làm việc. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách
hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp sản xuất, song song với chính sách này tỉnh cần có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân.
Mặt khác, phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nhân có trình độ, tay nghề cao trong trong các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề của tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích mô hình liên kết đào tạo, tăng cường các khoá, các hình thức đào tạo cho công nhân. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, trường dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tỉnh có chủ trương hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật của lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, tối đa mỗi người khoảng 1,5 triệu đồng để công nhân học tập và xây dựng chương trình, giáo trình, tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng, công nghệ mới cho đội ngũ công nhân. Thông qua các chính sách đào tạo, sử dụng bộ phận công nhân có trình độ, tay nghề cao đã khơi dậy tinh thần học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH.
KẾT LUẬN
Nước ta đã gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, cũng có nghĩa là đã bắt đầu hội nhập không chỉ vào nền kinh tế thế giới. Lúc này, tiến hành và đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế không chỉ vì mục tiêu phát triển nữa mà còn là vấn đề sống còn với quốc gia, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa và tái rơi vào nhóm các nước nghèo, tiến tới đích cuối cùng là xây dựng thành công CNXH. Cũng trong quá trình này, tất yếu xây dựng GCCN về mọi mặt là một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng.
Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp, với những điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi cho Thái Nguyên phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH của Đảng, GCCN ở Thái Nguyên càng có cơ hội để phát triển hơn nữa. Thực trạng quá trình phát triển của GCCN ở Thái Nguyên cho thấy, ngoài những mặt mạnh thì công nhân Thái Nguyên cũng bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém: số lượng đội ngũ tăng khá nhanh nhưng thiếu cân đối giữa các ngành nghề và khu vực kinh tế, cơ cấu công nhân còn nhiều bất cập, số công nhân thuộc các dân tộc ít người, ít tham gia lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nếu có tham gia thì hầu như chỉ là lao động giản đơn. Do đó, vẫn còn rất nhiều lao động nông thôn dư thừa nhưng cũng không gia nhập đội ngũ công nhân, làm chậm lại quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, trình độ nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp còn yếu, tác phong lao động công nghiệp còn kém, sự hiểu biết về xã hội, pháp luật còn nông cạn nên còn một bộ phận công nhân nhận thức mơ hồ về chính trị; Thu nhập và đời sống công nhân còn nhiều khó khăn; Tệ nạn xã hội vẫn tồn tại, các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong các khu vực kinh tế, trong các doanh nghiệp mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm song chất lượng hoạt động còn nhiều thiếu sót;…
Những hạn chế đó sẽ vẫn tiếp tục còn tồn tại trong thời gian dài và xu hướng sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có những giải pháp tích cực nhằm giảm thiểu sự phát
triển của những xu hướng tiêu cực đó. Vấn đề đặt ra ở đây là để khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém đó, điều cốt yếu là phải tiến hành đồng thời, kết hợp đồng bộ những giải pháp cơ bản trên tất cả các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, khoa học, kỹ thuật, công nghệ với những biện pháp cụ thể như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục... thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua các hạt nhân tiêu biểu trong phong trào công nhân để xây dựng và phát triển GCCN ở Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Vì vậy, khi công nghiệp phát triển đòi hỏi GCCN có số lượng đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, phân bổ hợp lý trong các ngành kinh tế khác nhau, có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao theo xu hướng gắn kết lao động của công nhân với tri thức, thì các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã vào cuộc, có những chính sách, giải pháp cụ thể, khả thi để xây dựng đội ngũ công nhân của tỉnh phát triển mọi mặt: tăng về số lượng, chuyển dịch