Hạn chế và khó khăn trong triển khai chính sách này

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 77)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Hạn chế và khó khăn trong triển khai chính sách này

3.2.1. Một số hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên các lĩnh vực trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền ở Venezuela như đề cập ở trên, những khó khăn thách thức còn rất lớn, triển vọng của cuộc xây dựng, đấu tranh bảo vệ độc lập ở Venezuela còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan, vào mức độ giải quyết các khó khăn, thách thức cũng như việc sử dụng nguồn lực dầu mỏ một cách khéo léo của Chính phủ. Có thể nêu một số khó khăn thách thức mà chính quyền Tổng thống Chavez phải đối mặt:

Một là, nên kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ phát triển tuy cao nhưng chưa phải là một nền kinh tế bền vững, chứa đựng nhiều rủi ro; kinh tế quá phụ thuộc lớn dầu mỏ, tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghiệp dầu khí và xuất khẩu dầu; trong lúc giá dầu thế giới lên cao, kinh tế tăng trưởng mạnh, Nhà

nước có đủ nguồn ngoại tệ để đảm bảo cho đời sống của nhân dân và tiếp tục thực hiện các chương trình xã hội; nhưng nếu giá dầu đi xuống thì nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn, hỗn loạn. Lịch sử Venezuela đã nhiều lần chứng minh rằng các chu kỳ phát triển của quốc gia này đều gắn với việc giá dầu lên xuống trên thế giới; cứ mỗi lần giá dầu giảm mạnh là Venezuela lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng và bùng nổ xã hội lại xảy ra.

Trong thực tế, hiện Venezuela vẫn nhập hầu như toàn bộ hàng hóa như hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm. Tổng thống Hugo Chavez từng nói, đối với Venezuela, dầu mỏ vừa là phúc, vừa là họa; may mắn nếu giá dầu lên cao; tai họa, nếu giá dầu xuống thấp. Có thể nói đây là một thách thức lớn đối với cách mạng Venezuela trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập của mình, nếu không được giải quyết thì khi giá dầu thế giới đi xuống, nền kinh tế rất dễ rơi vào lệ thuộc, và mục tiêu định hướng CNXH thế kỷ XXI khó có thể giữ được.

Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã tác động rất mạnh tới

Venezuela. Giá nhiều mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, đặc biệt là lương thực, thực

phẩm, những mặt hàng mà Venezuela chủ yếu nhập khẩu, đẩy lạm phát lên cao làm đồng Boliva mất giá nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; mức sống nhân dân lao động vốn đã thấp nay càng thấp hơn. Là đại diện duy nhất của Mỹ Latinh trong OPEC, Venezuela có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào “vàng đen” vì nó đóng góp tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Khi giá dầu đột ngột giảm từ mức 147 đô la Mỹ/thùng vào giữa năm 2008 xuống mức trên dưới 30 đô la Mỹ/thùng vào đầu năm 2009, kinh tế Venezuela gần như sụp đổ. Giá dầu tăng trở lại từ giữa năm 2010 và dao động quanh mức 80 đô la Mỹ/thùng đã không đủ sức đưa nền kinh tế này ra khỏi suy thoái, trong khi các nước láng giềng hầu như đều đã hồi phục thì Venezuela vẫn còn phải chịu mức suy giảm GDP -2,9% trong năm 2009. Kinh tế suy giảm, cộng với mức lạm phát cao nhất khu vực, đã đè nặng lên cuộc sống người dân 52

.

52

Froilan Barrios N. (2010), “Ponencia: Analisis del sistema de relaciones de trabajo en el sector petrolero en Venezuela”, ILDIS, Instituto Latinoamericano de Investigaciones Sociales, Caracas. (Froilan Barrios N. (2010),

Các chương trình trợ cấp của Tổng thống, như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/galon (tương đương 1900 VNĐ/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của đất nước cạn kiệt. Các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại bị quốc hữu hóa và sung công, khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ, tỷ lệ lạm phát lại cao. Chính phủ cũng không diệt trừ triệt để được nạn tham nhũng. Bằng cách cho giới quân sự quản lý bộ máy ngân sách công kềnh, đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Đường lối kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ đã dẫn tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng, đặc biệt tình trạng đầu tư giảm, sử dụng ngân sách kém hiệu quả và khủng hoảng điện là những thách thức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Venezuela.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến sự tụt hạng về môi trường kinh doanh ở Venezuela là do sự kiểm soát về tỷ giá của nhà nước chưa chặt chẽ, cũng như thiếu sự ổn định về chính trị, quan liêu và điều hành kém hiệu quả đối với chính sách và quy chế về lao động, cũng như việc thường xuyên thay đổi đã tạo nên bất ổn trong xã hội Venezuela. Hơn nữa do thiếu điện nên các cơ quan nhà nước phải giảm giờ làm cùng với việc áp dụng lại chế độ trợ cấp xã hội gây ra những khó khăn lớn về mặt tài chính cho các công ty.

Ba là, “Chủ nghĩa thủ lĩnh” ở các nước Mỹ Latinh nói chung và ở Venezuela nói riêng là quá lớn, nó có cả những thuận lợi và thách thức gắn liền.

Đây cũng là một đặc điểm chung, dễ thấy của hầu hết các cuộc cách mạng ở khu vực Mỹ Latinh. Có thể nói, ở Venezuela, việc đoàn kết các lực lượng cách mạng, giành thắng lợi trong bầu cử hay công cuộc cách mạng có phát triển tiếp tục được hay không đều phụ thuộc vào vai trò của Tổng thống Hugo Chavez. Khi ông Hugo Chavez không còn nắm quyền thì ai có thể thay thế và những thành tựu cách mạng sẽ khó có thể giữ được, trong đó có cả chính sách đối ngoại dầu mỏ của Venezuela.

“Báo cáo: “Phân tích tính hệ thống về mối Quan hệ lao động trong lĩnh vực dầu mỏ tại Venezuela”, ILDIS,

Bốn là, sự phụ thuộc hoàn toàn của người dân vào Chương trình Xã hội cũng như nguồn trợ cấp của Chính phủ cũng là một gánh nặng trong chính sách của Venezuela. Tuy điều kiện sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện

nhưng vẫn rất khó khăn và khó giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Ví dụ như, tuy được chính phủ hỗ trợ trong nhiều mặt, điển hình như chương trình xóa nạn mù chữ, tuy nhiên người dân không có điều kiện cũng như mong muốn tiếp tục học nên rất có khả năng có hiện tượng tái mù chữ, dẫn đến khả năng khó thoát nghèo. Một bộ phận người nghèo sống chỉ trông chờ và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ mà nguồn hỗ trợ này đều từ nguồn lợi bán dầu. Khi giá dầu xuống ở mức thấp, dẫn đến nguồn trợ cấp sẽ không được đảm bảo và hệ lụy của nó sẽ tác động tiêu cực đến đại bộ phận người dân nghèo của Venezuela.

Năm là, về đối ngoại, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chống đế

quốc, chống chủ nghĩa tự do mới của chính phủ Venezuela, Mỹ chắc chắn sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn, bởi Mỹ Latinh là sân sau của họ. Tuy Mỹ có bị mất một phần ảnh hưởng nhưng sẽ không từ bỏ và sẽ tìm cách khôi phục lại ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Để làm được điều này thì trước mắt, họ có thể giảm lượng mua dầu thô Venezuela, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán của Venezuela. Mặt khác họ sẽ tìm mọi cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez bởi họ coi đây là một trong những mắt xích quan trọng nhất của phong trào cánh tả tiến bộ Mỹ Latinh.

3.2.2 Khó khăn

Trong thời gian cuối những năm 2012 đầu 2013, vấn đề sức khỏe của Tổng thống Chavez đã ảnh hưởng lớn không chỉ đối với Venezuela mà còn cả thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc và các nước khu vực Mỹ Latinh. Mỹ vẫn là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu thô từ Venezuela. Theo Cục Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Venezuela hiện là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều thứ 4 cho Mỹ, với 930.000 thùng/ngày 53. Mặc dù Mỹ có tiềm năng độc lập về dầu khí, nhưng Venezuela lại có tầm quan trọng đặc biệt trong bức tranh

năng lượng toàn cầu. Điều đó có nghĩa là cả thế giới, từ Washington tới Bắc Kinh, đã phải xem xét kỹ lưỡng điều gì sẽ xảy ra tại Venezuela nếu tình trạng sức khỏe của Tổng thống Chavez xấu đi. Dường như đoán biết được tình hình sức khỏe của bản thân, ngày 8/12/2012, trước khi sang Cuba phẫu thuật ung thư tái phát, ông Chavez đã kêu gọi dân chúng bầu cho Phó tổng thống Nicolas Maduro lên thay ông nếu bệnh tình không cho phép ông tiếp tục nắm quyền. Với ông Nicolas Maduro thì rất khó để có thể cởi mở và sẵn sàng hợp tác hay bị chi phối bởi Washington. Tuy nhiên, dù là ai lên nắm quyền ở Venezuela, Washington cũng mong muốn chấm dứt các mối quan hệ của Venezuela với các nước như Iran hay Cuba và tăng cường sự tiếp cận của Mỹ, nhất là đối với các trữ lượng dầu mỏ dồi dào của nước này. Bên cạnh đó, chính sách quốc hữu hóa các tài sản năng lượng của ông Chavez dường như sẽ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên của các chính phủ nước ngoài vào Venezuela, một khi Tổng thống Chavez không còn nắm quyền54. Có thể rút ra một số khó khăn của thời kỳ này như sau:

Thứ nhất: Bộ máy nhà nước ở Venezuela về cơ bản vẫn là bộ máy nhà nước tư sản, vì vậy vẫn có sự chống phá ngầm trong chính quyền, cần phải có biện pháp mềm dẻo, phù hợp.

Một trong những đặc điểm và cũng là thách thức của sự nghiệp cách mạng của Tổng thống Chavez là Bộ máy nhà nước ở Venezuela về cơ bản vẫn là bộ máy nhà nước tư bản. Mặc dù cách mạng Boliva đã thành công nhưng bộ máy nhà nước vẫn là bộ máy cũ – bộ máy tư bản. Bộ máy này chưa thể ngày một ngày hai trở thành công cụ để chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez thiết lập chính quyền thực sự của nhân dân; thậm chí đây còn là điều kiện hay môi trường thuận lợi cho các thế lực đối lập phá hoại cộng cuộc cách mạng tại Venezuela. Một khi chưa “đập tan”, cải tạo được bộ máy nhà nước cũ, thì chính nhà nước đó sẽ bị biến thành công cụ chống phá cách mạng. Do vậy phải tìm được cách thức thực hiện phù hợp để dần thay thế hệ thống quyền lực nhân dân

54

http:// www.xangdau.net, Sức khỏe của Tổng thống Cha-vết và tình hình Chính phủ Vê-nê-zu-ê- la, ngày

lên trên hệ thống quyền lực nhà nước tư sản. Tuy vậy Tổng thống không thể dùng bạo lực cách mạng để đập tan, mà cần sáng tạo vạch ra cách thức tháo dỡ bộ máy nhà nước tư sản bằng các biện pháp linh hoạt, nhạy bén với cách thức phù hợp – đó chính là tiến hành cải cách, điều chỉnh, thay đổi Hiến pháp hiện hành. Chỉ như vậy Venezuela mới có một hệ thống quyền lực của cách mạng, nhân tố không thể thiếu trong công cuộc xây dựng CNXH thể kỷ XXI cũng như cơ sở để thông qua các chính sách cải cách của Chính phủ Venezuela.

Thứ hai: xuất hiện sự chống phá của các thế lực đối lập, thù địch trong nhà nước tư sản kiểu cũ và có sự bảo trợ của Mỹ.

Sau khi lên cầm quyền, việc Tổng thống Hugo Chavez tiến hành cải tổ bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện những biện pháp cải cách mạnh mẽ về kinh tế và xã hội có lợi cho người lao động thì đã đụng chạm đến lợi ích của các nhà tư bản trong và ngoài nước nên bị các công ty tư bản phản đối mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu, những người làm việc trong các công ty dầu khí có thu nhập cao cũng tỏ ra không hài lòng. Phe đối lập đã lợi dụng tình hình đó để lôi kéo, kích động lực lượng này tham gia vào các phong trào phản đối Tổng thống.

Vì thế, đất nước Venezuela đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau. Với việc thực hiện chính sách đối ngoại thoát ly khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ lại lên án quá mạnh mẽ, vì vậy Mỹ đã hỗ trợ kích động các lực lượng chính trị đối lập chống ông Hugo Chavez và tìm cách duy trì “sân sau” của mình. Mặt khác, các lực lượng có quyền lợi trong nhà nước tư sản trước đây vẫn còn cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội rất lợi hại. Về kinh tế, đó là sự tồn tại và hoạt động đầy thủ đoạn của giai cấp độc quyền … Về xã hội, đó là sự tồn tại và hoạt động của giai cấp tư sản lôi kéo được một số tầng lớp dân cư, trong đó có tầng lớp trung lưu. Không chỉ lợi dụng những khó khăn kinh tế để chống Chính phủ, phe đối lập còn dùng biện pháp quân sự, kể cả đảo chính quân sự (tháng 4/2002) bắt giam Tổng thống Chavez và lập ra Chính phủ lâm thời nhưng chỉ tồn tại trong hai ngày.

Thứ ba: Tổng thống Hugo Chavez hướng Venezuela đi theo cuộc cách mạng Boliva, xây dựng CNXH thế kỷ XXI, nhưng khi ông mất đi, những người kế nhiệm chưa thể kế tục sự nghiệp của ông.

Thực chất CNXH thể kỷ XXI mà Tổng thống Hugo Chavez theo đuổi và truyền bá là một sự kết hợp giữa tư tưởng tiến bộ của Boliva (tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, đoàn kết nhân dân trong nước cũng như với các nước Mỹ Latinh) cùng với một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin (chống đế quốc, chống áp bức, xóa bỏ giai cấp và chế độ người bóc lột người …) và tinh thần nhân đạo của Thiên chúa giáo (yêu thương, nhân ái). Tuy nhiên đại bộ phận người dân ủng hộ ông là mới thoát khỏi nạn mụ chữ, hiểu biết và nhận thức xã hội của họ còn non nớt, phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ từ chính phủ (bất kể là theo học thuyết nào). Nếu trong trường hợp ông Chavez mất đi, không còn người đứng đầu đấu tranh cho cuộc cách mạng Boliva, tính tất yếu là cuộc cách mạng sẽ phải sang trang mới. Với những người dân lúc này họ chỉ quan tấm đến cơm ăn, áo mặc, nếu có bất cứ ai chu cấp cho họ, họ sẽ ủng hộ cho người đó (kể cả những người không phải thuộc phe của ông Chavez). Thực tế đã xuất hiện những tư tưởng, cơ hội muốn lái cách mạng đi vào con đường cải cách cải lương.

Thứ tư: Để triển khai “Sự lựa chọn Boliva cho Châu Mỹ - ALBA”, hàng loạt thách thức đặt ra, trong đó cần xây dựng một mô hình kiến trúc tài chính, tư pháp và chính trị chung.

Ông Hugo Chavez chủ trương và khởi xướng triển khai khối liên kết “Sự

lựa chọn Boliva cho châu Mỹ” nhằm tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ đoàn kết

Mỹ Latinh, chống chủ nghĩa cường quyền của Mỹ. Thực chất giải pháp này là muốn đưa nội dung công bằng xã hội vào quá trình hội nhập. Để đạt được mục tiêu đó, hàng loạt thách thức đặt ra với Venezuela nói riêng và các nước trong khu vực nói chung đó là cần phải xây dựng một mô hình kiến trúc tài chính, tư pháp và chính trị cụ thể. Cần khôi phục quyền kiểm soát công đối với các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và đối với các phương tiện thuộc tầm vĩ mô dành cho sản xuất, tín dụng và thương mại. Cần phải cân bằng các thành tựu xã

hội dành cho người lao động và sản xuất nhỏ, đồng thời giảm thiểu khoảng cách giữa các nền kinh tế. Các nước trong khu vực cần nâng cấp mạng lưới giao thông xuyên quốc gia, cùng với việc nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, cũng như cần phải ủng hộ các nhà sản xuất tư nhân nhỏ trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ…

Thứ năm: sự phụ thuộc vào dầu mỏ và sự biến động của giá dầu là thách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)