Chính sách dầu mỏ của Venezuela đối với PETROCARIBE

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 60)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Chính sách dầu mỏ của Venezuela đối với PETROCARIBE

PETROAMERICA

Trụ cột về năng lượng trong Liên kết ALBA là việc thành lập tổ hợp PETROAMERICA. Mục tiêu của PETROAMERICA là “hội nhập các công ty năng lượng quốc gia khu vực Mỹ Latinh và Caribe” và triển khai việc cùng đầu tư dài hạn trong chuỗi giá trị dầu khí: từ khâu thăm dò đến khâu khai thác và tiếp đến là thương mại hóa sản phẩm. Venezuela coi PETROAMERICA như một sáng kiến mà trong dài hạn sẽ kết thúc bằng việc thành lập liên đoàn các công ty dầu khí quốc gia hoặc thậm chí là một liên doanh năng lượng chung cho các nước Mỹ Latinh 41

.

Đây là một sáng kiến được chính phủ Venezuela triển khai nhằm thúc đẩy sự hội nhập về năng lượng. Động cơ của sáng kiến này là thực hiện một phần dự án hội nhập toàn cầu với tên gọi Lựa chọn Boliva cho châu Mỹ (ALBA). Ý tưởng này được xây dựng để làm cơ sở cho việc cụ thể hóa và kích thích thiết lập một cơ chế hợp tác và hội nhập giữa các quốc gia khu vực Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ, với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng trong khu vực làm công cụ chính. Có thể thấy rõ là kế hoạch phát triển bổ sung về kinh tế, văn hóa xã hội nhằm làm giảm sự mất cân đối trong khu vực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới các quốc gia nhập khẩu nguồn năng lượng với giá cao.

Đề xuất khung bao gồm ba sáng kiến hội nhập năng lượng tiểu vùng gồm: PetroSur (Hợp tác Dầu khí Nam Mỹ), PetroAndina (Hợp tác Dầu khí các quốc gia vùng Andes) và PETROCARIBE (Hợp tác dầu khí Caribe). Nhóm đầu tiên được định hướng về trao đổi và hợp tác năng lượng giữa các quốc gia, gồm:

41

Julio Suarez (2006), ?Que es el ALBA?, IMATGES PER A LA SOLIDARITAT y Amigas del ALBA, Venezuela; Julio Suarez (2006), ALBA là gì?, Hội Liên hiệp hữu nghị và bạn bè của lien kết ALBA, Venezuela.

Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela. Sáng kiến tiếp theo nhằm là PetroAndina, đã từng được ghi nhận như một ý tưởng nhằm củng cố sự hiện diện của Venezuela trong Cộng đồng các Quốc gia Andes (CAN). Còn cuối cùng là PETROCARIBE, đây là một thỏa thuận được thống nhất và ký kết giữa mười bốn quốc gia trong khu vực Caribe với Venezuela.

Nội dung đề xuất chủ yếu của PETROAMERICA là các quốc gia sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp về nhau cầu năng lượng, cho phép các nước có thể ký kết các tuyên bố chung, soạn thảo các thỏa thuận, phát huy các sáng kiến cùng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng theo phương thức song phương hoặc đa phương. Các thỏa thuận này tùy vào nhu cầu có thể được ký kết giữa các nước thành viên hoặc các công ty quốc gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Các thỏa thuận có thể được triển khai và nhân rộng trong quan hệ hợp tác khác, liên quan đến lĩnh vực năng lượng, bao gồm từ việc cung cấp dầu thô và các chế phẩm dầu mỏ, cho đến việc hợp tác trong lĩnh vực xây dựng và định nghĩa các chính sách công trong lĩnh vực năng lượng. Thông qua đó có thể trao đổi các tài sản và dịch vụ như: thiết kế, xây dựng và xây lắp, vận hành nhà máy lọc dầu, vận chuyển và tàng trữ dầu thô cũng như thương mại hóa sản phầm từ dầu mỏ và khí đốt; cùng hợp tác trong thăm dò khai thác dầu khí; hợp tác trong các dự án hóa dầu; trao đổi công nghệ và đào tạo; phát triển các nguồn năng lượng thay thế khác 42

.

Tuy nhiên, với sự ra đi của một số quốc gia trong bức tranh hội nhập khu vực thì sáng kiến PetroSur và Petroandina không được xem như một công cụ hữu hiệu, phục vụ cho hợp tác năng lượng trong khu vực mà chỉ là sáng kiến để thúc đẩy hợp tác song phương giữa Venezuela với một số quốc gia như Boliva, Colombia, Ecuador và Peru. PETROAMERICA chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực mà các nước thành viên không có nhiều nguồn tài nguyên như khu vực Caribe, điều này đã giúp cho sáng kiến PETROCARIBE trở thành trụ cột chính trong hợp tác năng lượng tại khu vực.

42 Luis E. Lander, (Julio 2006), “La Energia como palanca de integracion en America Latina y el Caribe”, ILDIS; Luis E Lander, (tháng 7/2006), “Năng lượng như một đòn bẩy cho việc họi nhập tại Mỹ Latinh và

PETROCARIBE

Thỏa thuận PETROCARIBE được thành lập ngày 29/6/2005, thông qua các công cụ pháp lý và thể chế đã được ký kết trong khuôn khổ cuộc hội thảo về năng lượng giữa các nhà lãnh đạo của những quốc gia và chính phủ thuộc các nước khu vực Caribe sắp là thành viên PETROCARIBE. Thỏa thuận được các bên ký kết tại thành phố Puerto la Cruz, Venezuela. Thông qua bản thỏa thuận mà 14 quốc gia đã ký kết, các bên tham gia đã thống nhất mục tiêu chính là nhằm vào sự đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập cho các quốc gia vùng Caribe, thông qua việc cung cấp các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong khu vực.

Thỏa thuận hợp tác dầu khí cho các nước Caribe (PETROCARIBE) do Venezuela khởi xướng cung cấp dầu cho các nước trong khu vực với giá ưu đãi bằng 60% giá thị trường và được trả chậm trong vòng 25 năm với lãi xuất từ 1 đến 2%, có 13 nước thuộc khu vực Caribe được hưởng ưu đãi này. Chương trình Dầu mỏ Caribe thể hiện trách nhiệm của Venezuela đối với việc thừa nhận tình trạng bất bình đẳng về nguồn tài nguyên ở các nước trong khu vực. Bên cạnh thỏa thuận này, Venezuela đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương khác với Cuba, Argentina, Brazil, Bolivia, Nicaragua, Uruguay. Nghị định mở rộng đường ống dẫn khí đốt xuyên qua các lãnh thổ, Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực khai thác, chế biến, xuất khẩu khí đốt, đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước Mỹ Latinh cũng đã được ký kết 43

.

Trên thực tế, Thỏa thuận PETROCARIBE phản ánh như một nhân tố chính hỗ trợ cho ALBA và cũng là một phần quan trọng trong sáng kiến thành lập Liên kết này. Tương tự như vậy, các Thỏa thuận bổ sung đã ký với Cuba vào tháng 4 năm 2005 cũng là một minh chứng rõ nét của ALBA và Cuba cũng là quốc gia luôn bầy tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến thành lập ALBA.

43 “Evolucion del Acuerdo de Cooperacion Energetica PETROCARIBE” – “Cách mạng trong Thỏa thuận hợp

tác năng lượng PettroCaribe”, của “Sistema Economia Latinoamericano y del Caribe” - Viện Hệ thống kinh tế

PETROCARIBE là sáng kiến nằm trong ý tưởng của PETROAMERICA, là một thỏa thuận về hợp tác năng lượng dựa trên nền tảng chính trị và thể chế giữa Cộng hòa Boliva Venezuela với các nước vùng Caribe, nhằm mục đích cung cấp và hỗ trợ nguồn tài nguyên năng lượng, chủ yếu là dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác toàn diện giữa các quốc gia tham dự.

PDVSA, Tổng công ty dầu khí quốc gia Venezuela đã thành lập một liên doanh với tên gọi PDV-Caribe nhằm chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát các thỏa thuận đã ký của Venezuela với các nước thành viên trong sáng kiến này. Ngoài ra liên doanh này còn có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới hậu cần bao gồm xây dựng hệ thống tầu vận chuyển, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc tàng trữ và các kho chứa dầu, cũng như nâng cao khả năng lọc dầu và phấn phối các sản phẩm từ dầu mỏ tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của từng quốc gia thành viên. Trên cơ sở đó, liên doanh này đã khởi động việc cập nhật, nâng cấp nhà máy lọc dầu Cienfuegos của Cuba.

PDV-Caribe đảm bảo mối liên hệ trực tiếp, không qua trung gian, trong việc cung cấp dầu thô cho các nước thành viên. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các nước tiêu thụ trong vùng Caribe giảm được các chi phí phát sinh. Liên doanh PDV Caribe thông qua các kế hoạch vận chuyển tới các nước nhằm tăng cường quản lý một cách chuyên nghiệp cũng như thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch, đồng thời mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống khác cũng như triển khai các kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

PETROCARIBE cho thấy một biểu đồ về sự hợp tác và hoàn thiện các chuỗi giá trị năng lượng dựa trên hai mũi nhọn chính bao gồm: thứ nhất, sự đoàn kết, nhất trí của một quốc gia có tiềm năng dầu khí lớn, ở đây là Venezuela, với những quốc gia khan hiếm nguồn tài nguyên năng lượng; và thứ hai, việc xử lý sự mất cân đối giữa một nước có mức phát triển kinh tế trung bình, ở đây là Venezuela, với các quốc gia nhỏ hơn về cả diện tích lẫn mức độ phát triển trong phần lớn các nước còn lại của Thỏa thuận này.

Trong thời gian hơn mười năm hoạt động, PETROCARIBE đã tạo dựng được một hình mẫu về hợp tác năng lượng, trong đó mục đích của Thỏa thuận không dừng lại ở việc cung cấp dầu thô cùng điều kiện thanh toán thuận lợi mà còn bao gồm các nội dung như: lập quy hoạch cho chính sách năng lượng của các quốc gia thành viên, kể từ khâu thăm dò, khai thác đến vận chuyển; tăng công suất cho các cơ sở lọc dầu và xây dựng các kho chứa mới; phát triển lĩnh vực hóa dầu, thương mại hóa sản phẩm dầu khí, cũng như khả năng tiếp nhận và làm chủ các công nghệ và thành lập các công ty dầu khí quốc gia tại những nước thành viên chưa có hình thức doanh nghiệp này.

Mặt khác, sự hình thành khu vực kinh tế chung giữa các nước thành viên PETROCARIBE tiếp tục được củng cố thông qua các dự án do tổ chức này chủ trì, bao gồm việc xây dựng năm chương trình phát triển các lĩnh vực như thúc đẩy du lịch nội khối, phát triển sản xuất các mặt hàng nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển văn hóa xã hội, cùng các dự án phát triển thương mại và đầu tư. Thực vậy, sáng kiến về thành lập một khu vực mới như PETROCARIBE, ngoài các tổ chức sẵn có như liên kết ALBA-TCP và MERCOSUR được khởi động từ năm 2004, hiện vẫn đang trong quá trình triển khai, đây là bước khởi đầu trong việc bổ sung nguồn năng lượng có vai trò hàng đầu đối với các nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribe.

PETROCARIBE được tạo dựng để giảm thiểu những điểm bất lợi trong chính sách và kế hoạch về phát triển năng lượng, qua đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hỗ trợ cho các nước thành viên. Cơ chế này đáp ứng được yêu cầu của các nền kinh tế vùng Caribe thường dễ bị tổn thương, nơi mà vị trí địa lý hiện tại làm cho các nước này bị tách biệt, bất ổn cao trước các thảm họa thiên nhiên, yếu ớt trong an ninh công và phụ thuộc lớn vào nguồn tài chính bên ngoài.

PETROCARIBE có kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực thông qua các chiến lược và các hoạt động khác nhau, bao gồm:

- Đáp ứng việc cung cấp năng lượng với cơ chế tài chính cho phép để hỗ trợ các dự án xã hội và các sản phẩm công.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho việc quản lý nguồn tài nguyên dầu khí của mỗi quốc gia. Cải thiện hệ thống điện, tăng công suất phát điện.

- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm cùng với việc thành lập các công ty liên doanh, hợp tác giữa hai chính phủ cũng như nhiều nước cùng tham gia.

- Mở rộng công suất về lọc và hóa dầu trong khu vực, thúc đẩy các dự án về tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo.

- Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn khí tự nhiên, cùng với việc xây dựng các nhà máy khí hóa lỏng, tái hóa khí và tăng khả năng sử dụng trong nhu cầu nội địa. Khuyến khích việc khai thác nội địa thông qua việc trao đổi các tài sản và dịch vụ dầu khí.

- Cung cấp nguồn phân đạm được trợ giá. Trợ giúp việc thúc đẩy sản xuất lương thực nội địa bằng nguồn tài chính hỗ trợ cho nông nghiệp.

Cần lưu ý là các nước Bahamas, Guantemala và Santa Lusia, mặc dù đã ký kết vào thỏa thuận hợp tác, tuy nhiên thực tế là các quốc gia này không triển khai bất cứ hoạt động nào. Trong Thỏa thuận này, Cuba luôn được xem là nhân tố quan trọng của thỏa thuận PETROCARIBE, mặc dù việc cung ứng và trao đổi hàng hóa với Cuba được thực hiện không chỉ dựa trên cơ chế của Thỏa thuận này. Sự hợp tác giữa hai bên thực sự bắt đầu từ Thỏa thuận Hợp tác giữa Cuba và Venezuela (CIC) ký năm 2000. Thực tế, Cuba là một quốc gia nhận được hạn ngạch cao nhất trong số các thành viên của Thỏa thuận PETROCARIBE, nhận khoảng 98 nghìn thùng dầu thô/ ngày. (xem bảng 1 chi tiết về hạn ngạch hỗ trợ từ Venezuela).

Từ năm 2007, Thỏa thuận PETROCARIBE đã có thêm sự liên kết cụ thể khác trong khu vực, gồm các nước Haiti, Honduras, Nicaragua, Guantemala và El Sanvador bằng việc ký kết tham gia vào thỏa thuận. Hiện tại, theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, tổng diện tích của các quốc gia tham gia

PETROCARIBE là gần 2 triệu km2, với dân số trên 100 triệu người, bình quân sản phẩm quốc nội trên đầu người tại khu vực này là gần 7.500 USD/ năm (vào 2013), trong đó có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia thành viên; ví dụ, thu nhập bình quân đầu người của Bahamas là trên 22.300 USD so với con số gần 820 USD của Haiti (SELA, tài liệu số 67, tr8).

Bảng 1: Danh sách các nƣớc thành viên PETROCARIBE và hạn ngạch dầu thô đƣợc Venezuela hỗ trợ (số liệu năm 2015)

Quốc gia Năm gia

nhập Hạn ngạch (nghìn thùng/ngày) Số thực hiện trung bình % hoàn thành Antigua and Barbuda

2005 4,4 1,8 40 Bahamas 0 0 0 Belice 4 3,2 80 Cuba 98 Dominica 1 0,3 26 Las Granadas 1 0 0 Guyanna 5,2 4,9 94 Jamaica 23,5 20,7 88 Cộng hòa Dominica 30 7,5 25

San Cristoban and Nieve 1,2 0 0

San Vicente 1 0 0 Santa Lucia 0 0 0 Suriname 10 1,6 16 Venezuela Haiti 2007 14 20,7 148 Nicaragua 27 22,3 83 Hondura 2008 Guantemala 2012 0 0 0 El Sanvador 2014 7 12,9 184 Tổng hạn ngạch theo ngày 129 96 74,4

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn PETROCARIBE

Thỏa thuận này quy định rằng mỗi năm sẽ tổ chức một buổi họp Hội đồng Bộ trưởng, bao gồm Bộ trưởng về Năng lượng hay chức danh tương đương của các quốc gia thành viên, cùng với đó là việc triển khai các cuộc họp nhóm chuyên gia nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2014 đã diễn ra tổng cộng năm cuộc họp của Hội đồng tại bốn quốc gia thành viên khác nhau gồm: Nicaragua, Haiti, Venezuela và El Sanvador.

Thỏa thuận PETROCARIBE sẽ thành lập chơ chế tài chính trong dài hạn phục vụ cho việc thanh toán tiền dầu mỏ mà theo đó các nước thành viên sẽ được hỗ trợ cho đến thời điểm giá dầu thế giới khôi phục ở mức trên 40 USD/ thùng, khi đó việc thanh toán các sản phẩm dầu thô sẽ được kéo dài trong vòng 25 năm, với hai năm đầu được hưởng mức lãi suất ưu đãi là 1%. Trong trường hợp giá dầu thấp hơn mức 40 USD/thùng, việc thanh toán sẽ được kéo dài trong vòng 17 năm với mức lãi suất ưu đãi là 2% được áp dụng trong vòng 2 năm đầu, nhưng nếu vào lúc đó các quốc gia muốn thanh toán nhanh thì sẽ phải tiến hành trong thời gian từ 30 đến 90 ngày. Cơ chế tài chính này đã được điều chỉnh trong Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 giữa Lãnh đạo các quốc gia và chính phủ diễn ra vào năm 2008. Theo đúng Thỏa thuận, Venezuela đã nhận được các tài sản và dịch vụ như là một phần bồi hoàn, thanh toán cho các hóa đơn dầu mỏ từ các quốc gia tiếp nhận nguồn dầu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)