5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Dầu mỏ và chính sách hợp tác về dầu mỏ của Venezuela
2.1.1. Yếu tố dầu mỏ tại Venezuela
* Tầm quan trọng của dầu mỏ:
Trong những nguồn tài nguyên của trái đất, dầu mỏ được coi là quan trọng nhất, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Vì thế, nó cũng trở thành một nguyên cớ quan trọng gây tranh chấp và xung đột trong quan hệ quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy chính xung đột và tranh chấp dầu mỏ là một trong những nguyên nhân của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ qua.
Dầu mỏ đã trở thành một con bài quan trọng trong nền ngoại giao quốc tế kể từ đầu thế kỷ XX. Cả những nước khai thác lẫn những nước tiêu thụ đều phải quan tâm đến chính sách dầu mỏ và khía cạnh chính trị của dầu mỏ, làm xuất hiện một lĩnh vực được gọi là chính trị dầu mỏ.
Đứng trước tình hình phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ, cạnh tranh mạnh mẽ của các nước có nền kinh tế phát triển gọi tắt là "G7" và các nước có nền "Kinh tế mới Nổi" bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Brazil… được gọi là “G20”, năng lượng nói chung và đặc biệt là dầu mỏ nói riêng đã trở thành nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực trên thế giới trong thế kỷ XXI.
Trên thế giới, các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn hầu hết nằm ở “thế giới thứ ba”. Để giành quyền kiểm soát các mỏ dầu, các nước đế quốc đã sử dụng những biện pháp chính trị - quân sự áp đặt đường lối của mình cho các nước sở hữu dầu mỏ, trước hết là ngăn chặn việc quốc hữu hoá của các nước đó. Iran, Iraq và Venezuela là những trường hợp điển hình.
Iraq, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới, đã phải chịu một cuộc tấn công của Mỹ năm 2003 dưới cái cớ chống khủng bố, để đến năm 2005, dưới tác động của Mỹ, Hiến pháp Iraq đã phải bảo đảm một vai trò chủ yếu cho các công ty
dầu khí nước ngoài. Tổ chức Diễn đàn Chính sách Toàn cầu đã khẳng định rằng dầu mỏ Iraq chính là “đặc điểm trung tâm của cảnh quan chính trị” ở đây 21
.
Venezuela luôn là cái gai ở phía Nam đối với Mỹ vì lập trường cứng rắn của tổng thống Hugo Chavez phản đối chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. Thế nhưng nước này lại là một trong năm quốc gia hàng đầu cung cấp dầu thô cho Mỹ. Chính điều đó đã phần nào giải thích cho thái độ cứng rắn của ông Chavez mà Mỹ không đưa được phương pháp trừng phạt thích hợp.
Hiểu rõ vai trò của địa chính trị dầu mỏ, các quốc gia sản xuất dầu mỏ hiện nay đã biết đoàn kết lại để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm tạo đối trọng với các cường quốc trong thế cân bằng quyền lực. Năm 1960, các nước này đã cho ra đời Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tổ chức này nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc điều tiết sản lượng khai thác và tiêu thụ dầu mỏ, chấm dứt sự độc quyền và khống chế của các công ty dầu mỏ phương Tây.
Cơ cấu nguồn Dầu mỏ và Khí đốt của Venezuela:
Dầu mỏ: Venezuela là nước xếp thứ mười một trong số các nước xuất khẩu dầu ròng lớn nhất trên thế giới (số liệu năm 2009). Theo Tạp chí Dầu khí, Venezuela có 296,5 tỷ thùng dầu dự trữ được xác minh năm 2011, lớn nhất thế giới, đứng trên Ả rập Saudi về trữ lượng 22. Cập nhật các kết quả trên bao gồm cả trữ lượng lớn dầu nặng được phát hiện bổ sung vào năm 2010 tại vành đai dầu Orinoco tại miền Trung Venezuela. Venezuela là một nhà cung cấp đáng kể dầu thô cho thị trường thế giới; trong năm 2009 nước này đã xuất khẩu dầu ròng trung bình 1,75 triệu thùng/ngày, là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất ở Tây bán cầu. Trong những năm gần đây, sản lượng dầu thô khai thác trong nước đã giảm, trong khi tiêu thụ trong nước lại tăng lên, gây ra sự suy giảm xuất khẩu dầu. Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính xuất khẩu dầu ròng của Venezuela đã giảm xuống mức 1,59 triệu thùng/ngày trong năm 2010.
21 PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, “Tài nguyên thiên nhiên – Mối quan tâm địa chính trị hàng đầu của các quốc gia”,
Viện Khoa học Xã hội&Nhân văn Quốc gia (Tạp Chí Tài Chính) 20/05/2014.
22
http://www.ogj.com/articles/print/volume-109/issue-49/special-report-worldwide/worldwide-oil-production- steady-p1.html
Venezuela quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ vào những năm 1970, lập ra Tổng công ty Dầu khí Quốc gia - Petroleos de Venezuela S.A (PDVSA). Là người sử dụng lao động lớn nhất Venezuela, PDVSA chiếm một phần đáng kể GDP của đất nước, đống góp chính vào doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Chính phủ.
Trong những năm 90, Venezuela đã có những bước tự do hóa lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, kể từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 1999 và ông Hugo Chavez giành thắng lợi, Venezuela đã tăng việc tham gia của nhà nước trong ngành công nghiệp dầu khí. Chính phủ ông Chavez ban đầu đã tăng thuế và tỷ lệ tham gia vào các dự án mới cũng như các dự án hiện có và việc này được Chính phủ ủy thác cho PDVSA. Trong năm 2009 và 2010, Venezuela quốc hữu hóa các công ty dầu trong lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nguyên do là các công ty này đã thất bại trong việc đàm phán chuyển đổi hình thức các hợp đồng hiện có theo yêu cầu của Chính phủ. Venezuela cũng ngày càng tăng áp lực lên các nhà thầu dầu khí nước ngoài còn ở lại trong nước để tăng đầu tư, bù đắp sự suy giảm sản lượng khai thác thời gian gần đây.
EIA ước tính Venezuela khai thác khoảng 2,36 triệu thùng dầu quy đổi/ngày năm 2010. Dầu thô chiếm 2,09 triệu thùng/ngày trong tổng số, còn lại là khí tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm dầu khác. Sản lượng khai thác dầu thô của Venezuela được tính toán dựa trên các nguồn cung khác nhau, sự sai lệch chủ yếu là do phương pháp đo lường. Những nguồn khác (bao gồm cả đánh giá của EIA) dựa theo sản lượng dầu đã được nâng cấp thì cho con số đó thấp hơn khoảng 10% so với số nguyên liệu ban đầu. EIA tính toán rằng việc khai thác dầu thô của Venezuela một lần nữa giảm xuống mức 2,09 triệu thùng/ngày trong năm 2011. Việc suy giảm mạnh này đến từ các mỏ dầu cũ, do các vấn đề về bảo trì, đồng thời tại thời điểm đó cần phải đáp ứng mục tiêu cắt giảm sản lượng của OPEC. Theo OPEC mục tiêu sản lượng trong năm 2010 của Venezuela chỉ là 1,99 triệu thùng/ngày.
Dầu thô của Venezuela theo tiêu chuẩn quốc tế với bản chất là dầu nặng và có tính chua. Vì vậy, phần lớn sản lượng dầu khai thác được phải chuyển tới
các nhà máy lọc dầu chuyên dụng trong nước và quốc tế. Khu vực khai thác dầu nhiều nhất của quốc gia là lưu vực lòng hồ Maracaibo, miền Tây Venezuela, chiếm hơn một nửa sản lượng dầu của Venezuela. Nhiều mỏ ở Venezuela đã suy giảm, đòi hỏi sự đầu tư lớn để duy trì sản lượng hiện tại. Các nhà phân tích ước tính rằng PDVSA phải chi khoảng 3 tỷ USD/năm chỉ để duy trì mức khai thác ở các mỏ hiện có, vì tỷ lệ suy giảm tại các mỏ này ít nhất chiếm 25% sản lượng 23
.
Vành đai dầu nặng Orinoco: Venezuela nắm giữ hàng tỷ thùng dầu thô
nặng và trầm tích nhựa đường, hầu hết trong số đó là nằm ở vành đai Orinoco ở miền Trung Venezuela. Theo một nghiên cứu phát hành bởi Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, ước tính trung bình các nguồn tài nguyên dầu thô tại chỗ từ vành đai Orinoco là 513 tỷ thùng. PDVSA đã bắt đầu dự án "Magna Reserva” trong năm 2005, liên quan đến việc phân chia các khu vực Orinoco thành 27 khối và đã xác định trữ lượng tại chỗ và kết quả dự trữ dầu của Venezuela tăng hơn 100 tỷ thùng. Trong năm 1990, Venezuela đã thành lập hiệp hội chiến lược để khai thác các nguồn lực này, sau đó chuyển đổi chúng cho các công ty liên doanh với quyền sở hữu đa số của PDVSA. Các dự án này liên quan đến việc chuyển đổi dầu thô nặng và bitum (nhựa đường) sang dầu nhẹ, ngọt. Venezuela đã lên kế hoạch để phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên dầu tại vành đai dầu Orinoco trong những năm tới. Năm 2009, Venezuela đã ký hiệp định song phương về phát triển của bốn khối lớn trong khu vực Junin. Năm 2010, Việt Nam đã được trao giấy phép phát triển quan trọng trong khu vực Carabobo liên quan đến dự án Junin 2 liên doanh với Công ty CVP (công ty thành viên của PDVSA). Venezuela kỳ vọng các dự án này sẽ làm tăng khả năng tổng khai thác dầu nặng lên 2 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này (Ban HTQT, tài liệu số 28).
Xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela đã giảm gần 50%, kể từ khi đạt đỉnh khai thác là 3,06 triệu thùng/ngày vào năm 1997. Venezuela xuất khẩu phần lớn dầu sang Mỹ vì sự gần gũi về mặt địa lý đã nâng cao lợi nhuận cho xuất khẩu và bởi vì các nhà máy lọc dầu trên bờ biển khu vực Vịnh Mexico của Mỹ được
23
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2013), “Tổng quan về tình hình năng lượng và dầu mỏ các nước lớn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng trên thị trường thế giới”, Tổng quan năng lượng Ban HTQT, tr59.
thiết kế đặc biệt để xử lý dầu thô nặng Venezuela. Hiện nay, Venezuela là nhà cung cấp xăng dầu lớn thứ năm của Mỹ. Tuy nhiên, nhập khẩu của Mỹ từ Venezuela đã giảm trong những năm gần đây. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu từ Venezuela 987.000 thùng/ngày dầu thô và các sản phẩm dầu khí, chiếm 8,3% tổng sản lượng nhập khẩu của Mỹ (Ban HTQT, tài liệu số 28).
Trong những năm gần đây, Venezuela đã cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ. Các điểm đến quan trọng của dầu mỏ Venezuela bao gồm các quốc đảo vùng biển Caribe, châu Âu và châu Á. Một trong những điểm đến phát triển nhanh nhất về xuất khẩu dầu thô Venezuela là Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu 125.900 thùng dầu thô/ngày từ Venezuela, tăng lên đáng kể so với con số chỉ 39.000 thùng/ngày của năm 2005 (Ban HTQT, tài liệu số 28). Venezuela cung cấp một lượng lớn dầu thô và các sản phẩm tinh chế tới các nước láng giềng thân cận trong khu vực với mức giá thấp hơn giá thị trường và bao gồm các điều kiện tài chính thuận lợi. Theo sáng kiến PETROCARIBE, Venezuela cung cấp dầu thô và các sản phẩm tinh chế tới nhiều nước ở vùng Caribe và Trung Mỹ, cung cấp tài chính thuận lợi và các điều khoản trả nợ dài hạn hoặc thông qua các chương trình hỗ trợ thay vì giao dịch bằng tiền mặt. Ngoài ra, Venezuela đã thỏa thuận cung cấp dầu thô theo cơ chế riêng biệt với Cuba. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng và Mỏ Venezela, những thỏa thuận ưu đãi mà chính phủ Venezuela đã ký, cung cấp hơn 400.000 thùng dầu thô/ngày tới các nước khu vực Caribe và Mỹ Latinh (Ban HTQT, tài liệu số 28).
Theo tạp chí Dầu khí, Venezuela có công suất lọc dầu khoảng 1,28 triệu thùng/ngày theo số liệu năm 2011, tất cả các cơ sở đều được PDVSA điều hành, bao gồm Trung tâm lọc dầu Paraguana (940.000 thùng/ngày), Puerto la Cruz (195.000 thùng/ngày), và El Palito (126.900 thùng/ngày). Thông qua công ty con với tên gọi là CITGO, PDVSA cũng kiểm soát một số nhà máy lọc dầu ở ngoài nước. CITGO, chi nhánh thuộc 100% quyền sở hữu của PDVSA, đang điều hành ba nhà máy lọc dầu ở Mỹ là Lake Charles ở Los Angeles, Corpus Christi tại Texas và Lemont ở Ilinois, với tổng công suất xử lý và chế biến dầu
thô khoảng 755.400 thùng/ngày. Hầu hết các nhà máy lọc dầu của CITGO nằm ở bờ biển với công nghệ sử dụng cho việc lọc nguồn dầu thô từ Venezuela do PDVSA cung cấp theo các hợp đồng cung cấp dài hạn. PDVSA cũng sở hữu 50% cổ phần tại cơ sở Chalmette tại Louisiana với công xuất là 189.000 thùng dầu/ngày (Ban HTQT, tài liệu số 28).
* Khí tự nhiên: Venezuela có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai ở Tây bán cầu sau Mỹ. Theo tạp chí Dầu khí, Venezuela có 195 tỷ m3 trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được kiểm chứng năm 2011. Năm 2009, nước này khai thác 18,3 tỷ m3
khí tự nhiên khô, trong khi nhu cầu nội địa là 20 tỷ m3
.
Các ngành công nghiệp dầu khí tiêu thụ phần lớn sản lượng khí tự nhiên của Venezuela, trong đó chủ yếu được sử dụng theo hình thức tái bơm khí vào mỏ để tăng áp suất, qua đó hỗ trợ cho việc gia tăng khai thác dầu thô. Do sản lượng của các mỏ dầu cũ suy giảm khiến cho lượng khí tự nhiên cần sử dụng để tăng khả năng khai thác dầu đã tăng hơn 50% so với con số của năm 2005.
Năm 1999, Venezuela đã thông qua Luật về Khí tự nhiên, mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn khí tự nhiên và mở rộng vai trò của khí đốt trong lĩnh vực năng lượng tại Venezuela. Do đặc thù của công nghiệp khí đốt, Luật này cho phép các nhà thầu dầu khí tư nhân có thể sở hữu 100% các dự án khí, điều này trái ngược hẳn so với các quy định trong lĩnh vực dầu thô. Luật cũng quy định về nghĩa vụ trả tiền bản quyền và mức thuế suất thuế thu nhập thấp hơn cho các dự án khí tự nhiên so với các dự án dầu thô. Luật này cho phép PDVSA có quyền mua lại tối đa 35% cổ phần trong bất kỳ dự án nào có phát hiện khí thương mại.
PDVSA là công ty khai thác khí tự nhiên lớn nhất tại Venezuela, và cũng là nhà phân phối khí đốt lớn nhất. Một số công ty tư nhân cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này tại Venezuela, bao gồm các công ty Repsol-YPF, Chevron, và Statoil.
Ước tính khoảng 90% trữ lượng khí tự nhiên của Venezuela có khả năng thu hồi từ việc khai thác dầu thô (khí đồng hành). Hiện nay, Venezuela đang tăng sản lượng khí đồng hành, phần lớn từ các dự án thăm dò, khai thác các trữ lượng ngoài khơi.
Thăm dò ngoài khơi đã mang lại nhiều thành công, bao gồm phát hiện ra trữ lượng lớn từ 6-8 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên do liên doanh Repsol-YPF và Eni tìm kiếm, thăm dò được tại Lô Cardon IV ở vịnh Venezuela - một trong những phát hiện khí tự nhiên lớn nhất trong lịch sử Venezuela. Phát triển trữ lượng khí này mang ý nghĩa hết sức quan trọng và tạo được niềm tin cho các đối tác quốc tế tiếp tục đóng một vai trò trung tâm trong việc khai thác tại khu vực này. PDVSA không có kinh nghiệm trong khai thác khí đồng hành, tuy nhiên với nỗ lực tiếp cận ngành công nghiệp tiềm năng này, một công ty dầu đã điều hành và hạ thủy giàn khoan Pearl Aban vào tháng 5/2010 tại dự án khí tự nhiên ngoài khơi Venezuela.
Đường ống dẫn dầu và khí tự nhiên hóa lỏng: Trong những năm gần đây,
Venezuela đã cải thiện mạng lưới vận chuyển khí tự nhiên trong nước cho phép tận dụng tối đa việc vận chuyển sản lượng khai thác khí tự nhiên cho nhu cầu trong nước. Hệ thống đường ống Centro Occidente (ICO) đã kết nối các khu vực trung tâm và phía Tây của Venezuela, khiến cho khí đốt thuận tiện đến với người tiêu dùng trong nước cũng như việc tái sử dụng vào khai thác dầu tại các mỏ ở phía Tây. ICO có công suất vận chuyển là 14,6 triệu m3
khí/ngày.
Trong năm 2008, đường ống dẫn khí Antonio Ricaurte kết nối giữa Venezuela với Colombia được đưa vào vận hành. Ban đầu, đường ống sẽ cho phép Colombia xuất khẩu khí tự nhiên sang Venezuela, theo điều khoản của hợp đồng, với khối lượng trong khoảng từ 2,2 đến 4,2 triệu m3
khí/ngày. Kế hoạch sau đó đã bị thay đổi và đảo ngược vào năm 2012, theo đó Venezuela sẽ xuất khẩu 3,9 triệu m3
khí tự nhiên/ngày sang Colombia.
Tháng 9 năm 2008, Venezuela đã ký thỏa thuận nguyên tắc thành lập ra