Chính sách đối ngoại về hợp tác dầu mỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 44 - 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1. Dầu mỏ và chính sách hợp tác về dầu mỏ của Venezuela

2.1.2. Chính sách đối ngoại về hợp tác dầu mỏ

Sở hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn, Venezuela đã triệt để sử dụng dầu như một con át chủ bài để đạt được những mục tiêu chính trị của mình. Có thể thấy, nền ngoại giao năng lượng được Tổng thống Hugo Chavez tận dụng triệt để với những nguyên tắc sau:

Biến “vàng đen” trở thành một công cụ chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Venezuela. Tháng 11/2004, Bộ trưởng Ngoại giao Ali Rodriguez Araque, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ dầu và hầm mỏ (1999-2000) và Tổng thư ký OPEC (2000-2004), đã tuyên bố trong lễ nhậm chức của mình rằng: “Chính sách quốc tế của Venezuela có một bộ phận cấu thành quan trọng đó là hydrocarbon” 25

. Trên thực tế, nguồn tài nguyên của quốc gia này rất ấn tượng: chỉ riêng việc khai thác dầu nặng tại vành đai dầu Orinoco đã cho trữ lượng từ 100 đến 270 tỷ thùng dầu.

Venezuela dành ưu tiên cho hợp tác Nam – Nam: tương thích với mục tiêu chính trị thúc đẩy một thế giới “đa cực” và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ - thị trường xuất khẩu dầu thô chính của mình. Venezuela không muốn phải phụ thuộc vào một thị trường duy nhất nào. Theo phát biểu của nguyên cố vấn Tổng thống Chavez, ông Maximilian Andreas, Venezuela sẽ sử dụng dầu để mở cửa các thị trường và liên kết với những đồng minh mới. Venezuela đặc biệt dành ưu tiên cho hai thị trường tiêu thụ khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên sự đa dạng hóa này cần phải có thời gian, vì một mặt, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng chuyên chở mới như đường ống dẫn dầu đi qua Panama ra bờ Thái Bình Dương và, mặt khác, chuyển giao công nghệ cho những nhà máy tinh chế dầu tại các nước nhận dầu thô theo những tiêu chuẩn kỹ thuật của dầu Venezuela.

24Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2013), “Tổng quan về tình hình năng lượng và dầu mỏ các nước lớn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng trên thị trường thế giới”, Tổng quan năng lượng Ban HTQT, tr58-61.

25

http://www.todochavezenlaweb.gob.ve/todochavez/1859-ceremonia-de-juramentacion-de-los-ciudadanos-ali- rodriguez-araque-mre-francisco-armanda-msds-y-rafael-ramirez-presidente-de-pdvsa

Mặc dù mở rộng thêm đối tác nhưng Venezuela cũng tái khẳng định, không cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ đến Mỹ. Chính điều này đã giữ cho quan hệ giữa Mỹ với Venezuela không đi đến mức quá tồi tệ.

Về việc ủng hộ sự tăng giá dầu, tháng 3/2005, ông Chavez đã phản đối gay gắt việc gia tăng hạn ngạch của OPEC, nguyên nhân đẩy giá dầu xuống dốc, đồng thời cũng bảo vệ không mệt mỏi sự tái phân phối sản lượng có lợi cho các nước khai thác. Bởi vì thông qua các biện pháp thuế quan, những nước tiêu thụ đã có một “khoản lợi nhuận tuyệt vời từ dầu mỏ”. Từ năm 1993 đến năm 2003, tổng giá trị từ thuế đánh vào dầu mỏ đã lên đến trên 1.360 tỷ USD đối với các nước G7, so với 770 tỷ USD thu được từ OPEC 29

.

Nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela theo đuổi mục tiêu sau: ở trong nước, thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội hướng đến tự chủ, chủ quyền, chống đói nghèo, bình đẳng xã hội ...: còn ở bên ngoài mở rộng ảnh hưởng của Venezuela trong khu vực thông qua các hiệp định và liên minh đồng thời tiến hành cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Mỹ.

Ngay từ giai đoạn đầu lên nắm quyền, Chính phủ của Tổng thống Chavez đã cương quyết tuyên bố: “trả lại dầu cho nhân dân”. Sau khi giành lại quyền kiểm soát PDVSA, Chính phủ đã giám sát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp này. Năm 2004, với doanh thu 60 tỷ USD, đóng góp của PDVSA vào ngân sách quốc gia lên đến 11,4 tỷ USD (trong đó khoảng 50% là thu nhập từ thuế) 26

.

Dầu khí đã trở thành một phương tiện cải thiện chất lượng sống cho người dân. Nhờ khoản tài chính vô cùng lớn thu được từ dầu mỏ, Tổng thống Chavez đã có một khoản dự trữ ngoại tệ để khôi phục nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường trợ cấp xã hội, tạo công ăn, việc làm ...

Trên bình diện quốc tế, nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela cũng được thể hiện khá rõ ràng. Đáp trả lại những chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ George W.Bush đến các nước Brazil, Uruguay, Colombia, Mexico vào tháng 3/2007 nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và hợp tác về năng lượng sinh học,

26

ThS. Nguyễn Xuân Trung (2010), “Nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela dưới thời tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (số 10), tr33.

Tổng thống Hugo Chavez cũng đã thực hiện một chuyến viếng thăm khác tại Mỹ Latinh nhằm kêu gọi đồng minh. Và không lâu sau đó, cùng với Fidel Castro, ông bắt đầu những phát biểu phê phán gay gắt về vài trò của năng lượng sinh học.

Dầu mỏ còn là một điểm ưu tiên trong chính sách “hội nhập Mỹ Latinh” mà ông Chavez hứa hẹn. Ngoài cung cấp dầu thô cho Cuba, Chính phủ Venezuela cũng cung cấp dầu cho Nicaragua, nơi có nhà lãnh đạo Daniel Ortega của Mặt trận Sandino, với giá ưu đãi, thấp hơn thị trường 40%. Ngoài ra những nước vùng Caribe cũng được hưởng sự hào phóng này từ Caracas: gần 200 nghìn thùng dầu thô mỗi ngày được chuyển đến 13 nước ký kết hiệp định ưu đãi với Venezuela với tên gọi Dầu mỏ cho Caribe (PETROCARIBE), những nước này đổi lại sẽ thanh toán bằng các sản phẩm nông nghiệp như chuối, đường hoặc gạo tùy theo thỏa thuận với mỗi nước. Khối lượng dầu xuất khẩu theo hình thức ưu đãi đã tăng lên ba lần trong vòng 1 năm và chiếm 10% xuất khẩu dầu thô của Venezuela trong năm 2005.

Với nỗ lực của Venezuela, tháng 4/2007, tại đảo Margarita của Venezuela đã diễn ra cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu các quốc gia Nam Mỹ (Venezuela, Argentina, Brazil, Bolivia, Paraguay, Ecuador, Colombia, Chile, Uruguay, Guayana, Suriname). Các quốc gia này đã có những cam kết về vấn đề năng lượng với tinh thần “hội nhập năng lượng phải được sử dụng như một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như xóa bỏ đói nghèo”, và tiến trình này “lôi kéo sự tham gia chủ yếu của cả nhà nước, xã hội và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng” 27

.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela thời kỳ Tổng thống Hugo Chavez Fries (1999-2013) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)