Chức năng tác động:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 73)

2.2.1 .Tính thời sự

3. Phân tích diễn ngôn

3.2. Chức năng tác động:

Trong giao tiếp ngơn ngữ hàng ngày, việc người nói sử dụng yếu tố ngôn ngữ nhằm tác động đến người nghe để đạt được một hiệu ứng tâm lí hay một hành động cụ thể nào đó giúp người nghe tìm hiểu được những

thơng tin hay nội dung mà trong một câu hay một văn bản được tạo ra nhằm mục đích kéo gần mối quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe có một sự liên kết khăng khít để thơng cảm, thấu hiểu và sẻ chia. Đối với trong thơng cáo báo chí thì việc thể hiện được những đặc điểm hay những ý định giao tiếp của mình thơng qua ngôn ngữ giao tiếp một cách giản dị, bộc lộ được đúng thơng điệp mà người nói muốn truyền tải đến người nghe một cách chân thực và lắng đọng thông qua các hoạt ngôn trong văn bản , những cách sử dụng từ ngữ quen thuộc càng giúp cho người nghe có một hiệu ứng tâm lí khi tiếp nhận những thơng tin.

Một yếu tố quan trọng trong để làm nổi bật những nội dung trong một thơng cáo báo chí chính là ngữ cảnh và nhờ có ngữ cảnh mà những phát ngôn được thể hiện theo cách riêng của người nói.

L.T. Helen đã khẳng định rằng ngữ cảnh là tất cả các điều kiện nằm trong và cả nằm ngồi ngơn ngữ cho phép hiểu một phát ngơn cụ thể trong bối cảnh giao tiếp cụ thể.

Yếu tố ngữ cảnh được xem như là những đặc tính làm nổi bật nội dung trong một thơng cáo báo chí và nhờ có yếu tố ngữ cảnh đã tạo ra môi trường sản sinh ra ngôn ngữ và chi phối nội dung và hình thức của lời nói. Ngữ cảnh đóng vai trị quan trọng ở hai phương diện:

+ Đối với người nói (người viết), cũng là đối với q trình tạo lập lời nói, ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ...

+ Đối với người nghe (người đọc), cũng tức là đối với quá trình lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu đợc nội dung, ý nghĩa, mục đích...của lời nói.

Trong các ngơn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, các yếu tố từ được dùng để xưng hô trong giao tiếp thường là các đại từ nhân xưng, do đó, việc xác định và hiểu nghĩa ngôi và số của chúng cũng như các nét nghĩa khác có phần độc lập với ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp hơn so với

tiếng Việt. Còn đối với tiếng Việt, người Việt còn sử dụng một lớp từ hết sức phong phú, đa dạng, tinh tế, uyển chuyển thể hiện một phần bản sắc văn hóa, xã hội, độc đáo của dân tộc Việt. Qua đó, để tìm hiểu ngơi và số của các từ xưng hơ trong thơng cáo báo chí nói riêng và trong tiếng Việt nói chung, nhất thiết phải dựa vào ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp. Trong luận văn này, chúng tơi sẽ tìm hiểu và phân tích những yếu tố chi phối của ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp trong việc xác định ngôi và số của các từ xưng hơ trong phát ngơn.

Ví dụ:

a, “Tôi làm mất GCNQSD đất….”

- Thanh niên, 18/5/2013-

Trong phát ngôn ( a) : “Tôi” ngôi thứ nhất; số ít ( Tơi là người phát thơng

báo)

b. “ Gia đình chúng tơi xin chân thành cảm ơn.” - Lao động, 16/9/2013-

Trong phát ngôn ( b) : “Chúng tôi” ngôi thứ ba; số nhiều ( Chúng tôi là

người phát thông báo)

c. Ai biết thông tin về giấy tờ trên xin liên hệ - Tuổi trẻ, 4/9/2013-

Trong phát ngôn ( c) : “Ai” ngơi thứ ba; số ít (phát ngôn trực tiếp trong hội thoại thông báo)

d. “Ai nhặt được giấy CNQSD đất, xin liên hệ.”

Trong phát ngơn ( c) : “Ai” ngơi thứ ba; số ít (phát ngơn trực tiếp trong hội thoại thông báo)

e. “Con Phạm Tân Hanh nhắn tìm mẹ Bùi Thị Rĩa.” - Sài gịn GP, 14/10/2013-

Trong phát ngơn ( d): “Con” là ngơi thứ nhất; số ít, “mẹ” là ngơi 2; số ít (

ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp cho biết con là người phát ngôn, mẹ là người nhận phát ngơn của con.”

g. “Con tìm cha tên Lê Trọng Hữu và mẹ con tên Ngọc Tánh.” - Sài gịn GP, 14/10/2013-

Trong phát ngơn ( e): “Con” là ngơi thứ nhất; số ít, “cha”, “me” là ngơi thứ

hai; số ít ( ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp cho thấy: con là người phát ngôn,

cha, mẹ là người nhận phát ngơn đó.)

h. “Cơng ty chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ.”

- Nhân dân, 28/11/2013-

Trong phát ngôn ( g) : “Công ty chúng tôi” ngôi thứ nhất, số nhiều ( trong phát ngôn cho thấy ngữ cảnh bối cảnh giao tiếp khi người nói phát ngơn là cơng ty chúng tơi và người nhận là những người tham gia vào thơng báo đó.)

i. “Tơi là Đỗ Thị Ngọc Lan…Tơi làm mất sổ cổ đông…Tôi đăng tin này mong ai nhặt được số cổ đông cho tôi xin lại. Tôi xin chân thành cảm ơn.”

Trong phát ngôn( i): “ Tơi” là ngơi thứ nhất, số ít( Phát ngơn cho thấy ngữ

cảnh, bối cảnh giao tiếp mà người đăng tin phát ngôn và người nhận là những người tham gia vào hành động của phát ngôn.

k. “Tất cả các nhà thầu từ các quốc gia.”

- Lao động, 10/2/2013-

Trong phát ngôn ( k) : “ Tất cả các nhà thầu” là ngôi thứ nhất; số nhiều, bởi vì ngữ cảnh, bối cảnh thơng báo của một Ban quản lý dự án thông báo đến các nhà thầu.

l. “Hàng tháng Cơng ty chúng tơi ln có đợt tuyển số lượng lớn Thực

tập sinh”

- Tuổi trẻ, 16/3/2013-

Trong phát ngôn ( l) : “Công ty chúng tôi” ngôi thứ nhất, số nhiều ( trong phát ngôn cho thấy ngữ cảnh bối cảnh giao tiếp khi người nói phát ngơn là công ty chúng tôi và người nhận là những đối tượng thực tập sinh tham gia vào thơng báo đó.)

Như vậy, khả năng đa dạng, về hình thức biểu hiện cho cùng một nghĩa về các ngơi hay số ít và số nhiều, khả năng diễn đạt đa dạng của cùng một từ xưng hô đã làm cho bức tranh thể hiện trong những thơng cáo báo chí tiếng Việt thêm phần sinh động, đa màu. Và muốn hiều chính xác bức tranh đó thì khơng thể tách rời chúng khỏi ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp.

3.3. Chiến lược giao tiếp lịch sự thể hiện trong thơng cáo báo chí

Chiến lược giao tiếp lịch sự chính là sử dụng những yếu tố văn hóa để tạo sự gần gũi và thiện cảm ban đầu với người tiếp nhận thông tin. Với thể

loại thơng cáo báo chí, việc sử dụng các chiến lược giao tiếp hướng đến đối tượng là công chúng

Để tạo dựng được chiến lược giao tiếp trong thể loại thơng cáo báo chí phải đồng nghĩa với việc lựa chọn phù hợp các ngôn từ trong giao tiếp cũng như trong văn hóa của người Việt. Người Việt luôn coi trọng việc sử dụng từ ngữ trong các mối quan hệ hằng ngày nói chung cũng như trong thơng cáo báo chí nói riêng. Sự tế nhị và ý tứ chính là những sản phẩm riêng của chiến lược giao tiếp.

Trong những văn bản tiếng Việt, việc thông qua các chiến lược giao tiếp người tạo lập văn bản sẽ đưa đầy đủ thông tin một cách khéo léo nhất để có thể tiếp cận đến người tiếp nhận một cách dễ dàng và từ đó tạo được sự tương tác giữa người viết với người đọc một cách hiệu quả nhất.

Sử dụng chiến lược lịch sự là một nhu cầu trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội văn minh. Nó tác động, chi phối đến q trình giao tiếp và cả đến hiệu quả giao tiếp. Trong quan hệ xã hội nói chung, lịch sự là nhân tố khơng thể thiếu được để duy trì mối quan hệ và thúc đẩy quan hệ tương tác xã hội với nhau. Trong quan hệ giao tiếp ngơn ngữ nói chung và trong thơng cáo báo chí ngày nay nói riêng, lịch sự là yếu tố rất được coi trọng, cùng với ngun lí cơng tác, lịch sự trở thành một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ, có tác dụng chi phối cả q trình cũng như kết quả giao tiếp.

Ngày nay trong thơng cáo báo chí để tăng cường những hiệu lực của lời nói thì người viết ln lựa chọn và chắt lọc những ngôn từ để nhấn mạnh vào những yếu tố được xem là quan trong nhất của một thông báo làm nổi bật nội dung và ý đồ của người viết đến công chúng.

a, Loại thông báo “ Tin buồn, Cảm Tạ”

Là loại thông tin thông báo về sự ra đi mãi mãi của một người nào đó, thơng báo về việc tổ chức tang gia do những người thân có trách nhiệm với

người đã mất hay là những thông báo “ Cảm tạ” của những người thân trong gia đình. Lối sử dụng ngôn từ của loại thông tin thông báo này thường thể hiện những câu thể hiện sự chân thành và tơn kính những người đã thăm hỏi, phúng viếng gia đình: “ xin chân thành cảm ơn; xin được lượng thứ, kính mong quý vị lượng thứ ”

Ví dụ về thể loại “ Tin buồn”

“Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 8 quận 3 và gia đình vơ cùng thương tiếc báo tin…Huy hiệu vì sự nghiệp báo chí, đã từ trần lúc 01 giờ 05

phút ngày 21 tháng 4 năm 2013”

- Tuổi trẻ, 22/4/2013-

Hoặc: “ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thụy Khuê, quân Tây Hồ, TP. Hà Nội và gia đình vơ cùng thương tiếc báo tin…do tuổi cao sức

yếu đã từ trần hồi 9h15 ngày 20 - 10 – 2013”

- Thanh niên, 21/10/2013-

“Ủy ban MTTQ, Hội Cựu chiến binh Xã Bắc Sơn, huyện An Dương, TP. Hải Phịng và gia đình thương tiếc báo tin….đã từ trần hồi 9 giờ 45

phút, ngày 26- 10- 2013 tại nhà riêng”

- Lao động, 27/10/2013-

Ví dụ về thể loại “ Cảm tạ”

“ Gia đình chúng tơi xin chân thành cảm ơn….Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất, xin được lượng thứ.”

- Nhân dân, 11/4/2013-

“ Thay mặt Ban Tổ chức lễ tang và gia quyến chúng tôi xin chân thành cảm

ơn…Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong q vị lượng thứ.”

- Tuổi trẻ, 15/8/2013-

Với đặc điểm lựa chọn từ ngữ của thể loại thông cáo này thường là lối diễn giải bình dân những chi tiết về nghi thức kiểu này dẫu là sáo ngữ nhưng bao giờ cũng tạo nên cho người đọc một ấn tượng nhất định về vị trí xã hội của người đã mất. Nó là một tín hiệu riêng chỉ ra sự cách biệt vị thế trong xã hội không những của người quá cố mà cả những người thân của họ nữa. Sử dụng những từ ngữ mang tính chất nhấn mạnh “ vô cùng thương tiếc báo tin” nhằm làm tăng hiệu lực lời nói trong thơng cáo.

b. Loại thông báo “ Tuyển sinh, Tuyển dụng”

Ví dụ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KĨ THUẬT MIỀN NAM THÔNG BÁO TUYÊN SINH NĂM 2013

HỆ CAO ĐẨNG CHÍNH QUY: XÉT TUYỂN ĐIỂM THI ĐH, CĐ NĂM 2013

Mã trường: CKM Tốt nghiệp được học liên thông lên Đại học 1. Điều dưỡng( Ngành mới) Mã ngành: C720501

Khối XT: A, B

2. Dược sỹ ( Ngành mới) Mã ngành: C900107

Khối XT: A, B

HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Tốt nghiệp được học liên thông lên CĐ, ĐH

- Xét tuyển: Tốt nghiệp THPT( Học 2 năm); Chưa đỗ tốt nghiệp THPT( Học 2 năm 3 tháng); Thời gian học: Ban ngày/ buổi tối.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại trụ sở: 64/2B Cây Trâm. P.9, Q. Gò Vấp, TP.HCM

- Sài gòn GP, 28/8/2013-

KAJIMA OVERSEAS ASIA PTE LTD TUYỂN DỤNG

Nhân viên văn phòng. Yêu cầu: Nữ, tuổi từ 22- 35; Tốt nghiệp Đại học, Thành thạo vi tính; Trung thực , siêng năng, cẩn thận

- Thanh niên, 06/12/2013-

Thường nhấn mạnh đến các ưu điểm về phương thức đào tạo, đến sự đa dạng của các ngành học, các hệ đào tạo( ngắn hạn, dài hạn). Loại thông báo này luôn phải gây sự hấp dẫn từ đầu đến cuối để thu hút sự chú ý và thiện cảm với người tiếp nhận. Vì vậy, việc sử dụng ngôn từ ở thể loại này luôn thể hiện thái độ trân trọng, mời gọi hay những từ hứa hẹn nhưng cũng không thể thiếu những ngơn từ mang tính thời hạn trong mỗi thơng báo về tuyển sinh . Còn đối với loại thơng báo “ Tuyển dụng” thì điều mà người đọc nhận thấy là cách sử dụng ngơn từ bình dân, giản dị rất gần gũi với những người tiếp nhận thơng tin này. Điều đó cho thấy, những thơng báo kiểu như vậy sẽ đem lại hiệu quả trong chiến lược giao tiếp nói chung và phóng cách thể loại báo chí này nói riêng.

c. Loại thơng báo “ Nhắn tin - Rao vặt”

Ví dụ:

XÂY NHÀ MỚI

- DT: 4m x 13m , Đúc 1 trệt, 1 lầu, đường Bê tông 5m, ( cách đường nhựa 150m) . Giá 950 triệu.

- DT: 4m x 18m, Đúc 1 trệt, 1 lầu, thiết kế hiện đại, đường Bê tông 5m. Giá 1,25 tỉ .

- DT: 4,5m x 18,5m. Đúc 3 tấm, thiết bị cao cấp, sân để ô tô, đường nhựa 8m. Giá 2,1 tỉ

Các căn nhà trên đang hoàn thiện, giấy tờ đầy đủ bao sang tên. LH. (08). 38919061. Xin cảm ơn !

- Sài gòn GP, 22/6/2013-

Cơng ty TNHH VIỄN THƠNG QUANG THIÊN cần tuyển: 1 TP Chăm sóc khách hàng, 1 TP Kinh doanh, 2 NV Kinh doanh, 1 kế toán. Đ/C: số 49, đường Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau hoặc liên hệ đến số máy: 0780.5696606( Xin vui lòng mang hồ sơ gốc khi đến phỏng vấn).

- Sài gòn GP, 14/11/2013-

VỆ SINH ĐƠ THỊ: Rút hầm cầu, thơng cầu cống nghẹt, bồn rửa chén, WC hộ gia đình, cơng ty bằng máy móc hiện đại. Giải quyết nhanh (45 phút). Giá 100.000đ - 200.000đ. Đào hầm, đặt đường cống. Hóa đơn tài chính. Vui lịng

liên hệ chú Sáu đội trưởng 35158524 – 0903. 867465

- Thanh niên, 18/17/2013-

Có thể coi đây là loại thông báo đơn giản để phân biệt với những thông báo khác có nội dung chính thống của một tờ báo. Đứng về phía yêu cầu của người nhận thơng tin thì đây là những thơng tin có tính chất trao đổi dành riêng cho một nhóm người nào đó. Nó khơng có giá trị về mặt thời sự, chính trị trong tầm cỡ quốc gia mà hồn tồn là những thơng báo gần gũi với mọi người. Có thể coi đây là những thơng báo có hình thức sơ khai, giản

dị về mặt ngôn từ nhất cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu tạo sự gần gũi với người đọc chính vì thế mà loại thơng báo này đến với cơng chúng một cách nhanh chóng và không gây một sự chán nản, mỏi mệt. Với loại thơng báo người thơng báo cố tình đưa những thơng tin gây sự chú ý ấn tượng mạnh nhằm thể hiện những ý đồ đến với người nhận một cách nhanh nhất chứa đựng đầy đủ những thông tin mà người viết muốn đề cập đến với công chúng, tạo nên bởi một phong cách theo đúng nghĩa của một bản tin rao vặt.

d. Loại thông báo của các cơ quan, doanh nghiệp

Yếu tố lịch sự trong chiến lược giao tiếp chính là những thơng báo có sử dụng “ Lời mời”. Đây là một loại thông báo đặc biệt thường xuất hiện trong các loại thông báo : Thông báo mời dự, Thành lập doanh nghiệp, Thông báo mời thầu hay trong các thông báo của TAND…. Bởi vì chúng

hồn tồn mang tính chất hành chính sự vụ. Người ra thơng báo chiếm ưu thế trong việc quyết định thời gian, địa điểm và các sự kiện cần giải quyết. Đôi khi trong thơng báo có cả họ và tên, địa chỉ cuả người tiếp nhận. Trong loại thông báo này, gần như người tiếp nhận phải có trách nhiệm thực hiện theo đề nghị từ phía người thơng báo, vì bao giờ loại thơng báo này cũng có liên quan trực tiếp đến quyền lợi người được nhận thông báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)