2.2.1 .Tính thời sự
3. Phân tích diễn ngôn
2.3. Phân loại sự tình của S Dik và M.A.K Halliday(1985) và Cao
Xuân Hạo
2.3.1. S. Dik ( 1978)
Việc phân biệt các loại vị từ được chúng tôi tiến hành dựa trên khung lý luận của S. Dik (1978), theo tiêu chí tính độngvà tính chủ ý. Theo đó, vị từ tiếng Việt được chia làm 4 loại:
1. Vị từ hành động: +động, +chủ ý (chạy, nhảy, đấm) 2. Vị từ tư thế: -động, +chủ ý. (nằm, ở, ngồi, ngã) 3. Vị từ quá trình: +động, -chủ ý (rơi, phai, mưa, nắng)
4. Vị từ trạng thái:-động. –chủ ý. (đau, to, lo lắng, sớm, muộn, yêu)
Theo S. Dik, ở bình diện ngữ nghĩa, câu bao giờ cũng biểu thị một sự tình (state of affairs) nhất định. Xét về mặt cấu trúc, kết cấu vị ngữ hạt nhân (nuclear predication) được tạo thành bởi thuộc tính hay quan hệ của vị ngữ, liên kết với các thực thể do danh từ biểu thị có chức năng biểu thị các “sự tình”. Có nhiều loại sự tình khác nhau nhưng theo S. Dik, có hai đặc trưng
cơ bản quy định sự khác biệt của các sự tình, đó là tính năng động (Dynamism) và tính chủ ý hay tính kiểm sốt được (Control).
Phối hợp 2 tiêu chí này S. Dik phân chia các sự tình thành 4 loại: 1. Một biến cố (sự tình động) chủ động là một hành động (Action).
2. Một biến cố (sự tình động) khơng chủ động là một quá trình (Process). 3. Một tình thế (sự tình tĩnh) chủ động là một vị thế (Situation).
4. Một tình thế (sự tình tĩnh) khơng chủ động là một trạng thái (State) (Dik 1981:36).
Bảng phân loại sự tình của Dik được biểu hiện như sau: [+Động] SỰ KIỆN [- Động] TÌNH HUỐNG [+ chủ ý] Hành động Tư thế [- chủ ý] Quá trình Trạng thái 2.3.2. M.A.K. Halliday(1985)
M. A. K. Halliday (1985), một đại diện khác của Ngữ pháp chức năng cho rằng bình diện nghĩa của câu ở bậc nghĩa (semantic level) là nghĩa biểu hiện (representational meaning) tức là cái nội dung nghĩa phản ánh sự tình trong thế giới được miêu tả. Ông gọi nghĩa này là nghĩa ý niệm, và phân biệt
nó với nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản trong ngữ pháp chức năng (hệ thống) của ông. Halliday chú ý nhiều đến chức năng động, đến q trình nên ơng đã chia nghĩa câu thành 6 q trình, mà ơng gọi là các "kiểu quá trình" (process types) với "phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác" (transitivity).
Sáu q trình đó là:
1. Q trình vật chất (material processes - MP) trong đó có một hành thể (Actor) và có một đối thể (Goal ). Ví dụ:
Jack fell down and broke his crown. Actor MP MP Goal
(Jack ngã và làm vỡ chiếc mũ miện của mình)
2. Quá trình tinh thần (mental processes) trong đó có nghiệm (Senser) và có nhân tố gây cảm giác.Ví dụ:
Mary like the gift. (Mary thích món q)
3. Q trình quan hệ (relational processes) trong đó có trả lời câu hỏi: cái gì, của ai, ở đâu mà tham tố có chức năng mang một thuộc tính xác định, đồng nhất. Ví dụ:
Tom is a leader. (Tom là lãnh tụ)
4. Quá trình hành vi (behavioural processes) như nghe, nhìn, cử động và tham tố duy nhất là người thực hiện hành vi. Ví dụ:
Fortune is smiling on you. (Vận may mỉm cười với chúng tơi)
5. Q trình nói (verbal processes) trong đó có người nói (Sayer) nói ra điều gì và người tiếp nhận (Receiver). Ví dụ:
Responding, the minister implied that the policy had been changed. (Phản ứng lại, ông bộ trưởng muốn nói rằng chính sách đã thay đổi).
6. Q trình hiện hữu (existential processes) trong đó có tham tố là vật tồn tại. Ví dụ:
There was a storm. (Có một cơn bão)
Trong sáu quá trình nêu trên Halliday phân biệt ba quá trình "Vật chất”, “Tinh thần”, “Quan hệ” là 3 q trình chính trong hệ thống chuyển tác trong tiếng Anh". Cịn ba q trình cịn lại được "định vị trên đường ranh giới của các quá trình này từ cái này qua cái kia, khơng thật sự rõ ràng", đó là:
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình vật chất và quá trình tinh thần là các quá trình hành vi.
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là phạm trù của những q trình phát ngơn.
- Trên đường ranh giới giữa quá trình quan hệ và quá trình vật chất là các quá trình liên quan đến sự hiện hữu .
Và nội dung cụ thể của các quá trình được miêu tả bằng các tham thể và chu cảnh với tư cách là "những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực trong các cấu trúc ngữ nghĩa".
Ví dụ:
The lion chased the tourist lazily through the bush (tham thể) (quá trình) (tham thể) (chu cảnh) (chu cảnh)
(Con sư tử đuổi
người khách
du lịch uể oải trong rừng)
Ngoài các tham thể nêu trên cịn có các tham thể khác: Lợi thể