.1 Cơ cấu nhân lực của Trung tâm tại thời điểm năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 46)

TT Phân loại nhân lực Độ tuổi (số lượng) Tổng số < 35 36-50 > 50 1 Tổng số CBCNVC 9 6 8 23 2 Theo học vị

Tiến sĩ KH & tiến sĩ 0 0 0 0

Thạc sĩ 03 02 0 05 Đại học 05 04 02 11 Còn lại 01 0 06 07 3 Theo ngạch viên chức

Nghiên cứu viên cao cấp 0 0 0 0

Nghiên cứu viên chính 0 0 0 0

Nghiên cứu viên 08 05 01 14

Kỹ sƣ cao cấp 0 0 0 0

Kỹ sƣ chính 0 0 0 0

Kỹ sƣ 0 0 0 0

Chuyên viên cao cấp 0 0 0 0

Chuyên viên chính 0 0 0 0

Chuyên viên 0 01 01 02

TT Phân loại nhân lực Độ tuổi (số lượng) Tổng số < 35 36-50 > 50 4 Trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh 06 02 09 17 Tiếng Pháp 0 0 0 0 Tiếng Nga 0 02 02 Tiếng Đức 0 0 0 0

Tiếng Trung Quốc 0 0 0 0

Khác 0 0 0 0

2.5. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trung tâm 10 Trung tâm 10

Từ khi thành lập tại địa điểm tại 13B ngõ Bà Triệu, Trung tâm đã căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao đã thực hiện tốt nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án Nông thôn miền núi của thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ giao, các hoạt động chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất ở Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc. Công tác tổ chức sản xuất thử nghiệm, dịch vụ KHCN đƣợc thực hiện tốt. Trung tâm đã nhiều năm đƣợc nhận bằng khen của UBND thành phố Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ về thành tích trong hoạt động KHCN.

Năm 2009, Trung tâm chuyển trụ sở làm việc xuống nhà A4, khu đô thị Đền Lừ 2, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã gặp rất nhiều khó khăn do trụ sở nằm trong nhà chung cƣ, hạn chế sử dụng máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm, xƣởng thực nghiệm chƣa đạt yêu cầu ảnh hƣởng nhiều đến công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ. Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn, mở rộng hợp tác với các Viện, các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

2.5.1. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học

Tổng hợp các hoạt động nghiên cứu đề tài KH&CN của Trung tâm trong trong 15 năm (2000 – 2014) đƣợc thể hiện tại bảng dƣới đây.

Bảng 2.2 Kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm giai đoạn 2000 đến 2014 Loại đề tài Giai đoạn 2000 – 2004 2005 – 2010 2011 – nay - Cấp nhà nƣớc 0 01 0 - Cấp bộ 0 0 0 - Cấp thành phố 7 10 04 - Đề tài ký với các tỉnh 0 0 03 - Dự án nghiên cứu và ứng dụng 0 01 03 Tổng số 7 12 10

Kết quả điều tra tại bảng 2.2 và hình 2.2 cho thấy, qua từng giai đoạn, số lƣợng đề tài NCKH mà đơn vị từ giai đoạn đoạn 1 (2000-2004) đến giai đoạn 2 (2005-2010) tăng rõ rệt. Trong giai đoạn 1 đơn vị thực hiện đƣợc 7 đề tài, sau 5 năm sau đó, giai đoạn 2 đơn vị thực hiện đƣợc 12 đề tài, mỗi năm trung bình đơn vị thực hiện 2,5 cái đề tài NCKH.

Tuy nhiên, đến giai đoạn 3 (2011- nay) thì số lƣợng đề tại thực hiện lại giảm xuống còn 10 đề tài, trung bình mỗi năm đơn vị thực hiện 2 đề tài NCKH/năm. Sự giảm số lƣợng các đề tài cũng dễ lý giải do giai đoạn 3 này, Trung tâm có sự di chuyển về trụ sở làm việc từ 13B, ngõ Bà Triệu xuống khu

A4, Đền Lừ nên việc ổn định vị trí làm việc cần một thời gian dài và một phần lý do nữa là các thiết bị thí nghiệm dần cũ và hỏng nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm. Các hoạt động Nghiên cứu của Trung tâm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm với nhiều đề tài nghiên cứu các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng mới trong địa bàn Thủ đô và một số tỉnh lân cận.

Hình 2.2 So sánh số đề tài ở các giai đoạn 2000 đến nay 11

2.5.2. Kết quả chuyển giao công nghệ

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát hoạt động chuyển giao công nghệ của Trung tâm từ năm 2000 và cũng chia thành 03 giai đoạn nhƣ mục 2.5.1, kết quả đƣợc thể hiện trong Bảng 2.3 .

Kết quả khảo sát cho thấy, số lƣợng các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng tăng rõ rệt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, giai đoạn từ năm 2000 – 2004 có 3 hợp đồng chuyển giao thì đến giai đoạn 2005 – 2010 tăng lên 5 hợp

đồng và cũng tƣơng tự nhƣ các hoạt động nghiên cứu khoa học thì đến giai đoạn 2010 – 2014 hoạt động chuyển giao công nghệ cũng bị giảm xuống chỉ còn 3 hợp đồng, hình ảnh so sánh đƣợc thể hiện cụ thể trong hình 2.3

Bảng 2.3 Kết quả chuyển giao công nghệ giai đoạn 2005-2014

Giai đoạn chuyển giao Công nghệ Đơn vị thụ hƣởng

Giá trị hợp đồng (nghìn đồng)

2000 – 2004

Công nghệ sản xuất đồ uống lên men

Công ty TNHH Việt Mỹ - Lễ Môn – Thanh Hóa

442.000 Công nghệ chế biến cà

chua hộp

Nhà máy chế biến cà chua

Hải Phòng 30.000

Chuyển giao công nghệ chế biến rau củ lên men

Công ty Kỹ nghệ Thực

phẩm 19.5 – Sơn Tây 85.000 Chế tạo thiết bị sấy Công ty TNHH Tịnh Sơn – Hà Nội 82.140

Tổng 3 639.140

2005 – 2010

Công nghệ sản xuất đồ

uống lên men Xí nghiệp bia Bắc Sơn 550.000 Công nghệ sản xuất bánh ngọt Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội 72.600 Công nghệ sản xuất magi Công ty Chế biến thực phẩm Đông Á – Hải Phòng 50.000 Công nghệ sản xuất chè túi lọc Công ty TNHH Lâm Hƣơng – Hà Nội 20.000

Chuyển giao công nghệ chế biến mứt quả Công ty TNHH Hồng Lam – Hà Nội 135.000 Tổng 5 827.600 2011 – nay Công nghệ sản xuất đồ uống từ hoa quả

Công ty TNHH Nguyên liệu và Thực phẩm Xanh – Hoàng Mai, Hà Nội

95.800 Công nghệ chế biến các

sản phẩm từ chuối

Công ty HAVICO – Hƣng

Giai đoạn chuyển giao Công nghệ Đơn vị thụ hƣởng

Giá trị hợp đồng (nghìn đồng)

Công nghệ chế biến giò chay, ruốc chay từ nấm

Trung tâm Ứng dụng tiến

bộ KHKT tỉnh Bắc Ninh 180.000

Tổng 3 415.800

(Nguồn Trung tâm CNSH&CNTP)

Hình 2.3 So sánh số hợp đồng chuyển giao công nghệ qua các giai đoạn từ 2000 đến nay12

Giá trị hợp đồng cũng tăng theo số lƣợng hợp đồng, giai đoạn 1 là 639.140.000 đồng thì giai đoạn 2 tăng lên là 827.000.000 đồng, giai đoạn 3 số lƣợng hợp đồng có giảm và giá trị hợp đồng cũng sụt giảm mạnh xuống còn 415.800.000 đồng.

Các hoạt động chuyển giao công nghệ của Trung tâm qua 14 năm chủ yếu tập trung vào chuyển giao trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm và chế tạo thiết bị, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh trong ngành Công nghệ sinh học, giải thích cho những hạn chế này là hoạt động NC&TK trong lĩnh vực Công nghệ

sinh học đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, nhƣng với cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâm đều không thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi đó.

2.5.3. Kết quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Trƣớc năm 2009, trụ sở Trung tâm còn ở 13B ngõ Bà Triệu đã sản xuất rất nhiều mặt hàng nhƣ: Mận dẻo, Gấc hộp, vị phở, rau ăn liền, rƣợu hoa quả, nƣớc đậu, vang…

Ngoài hoạt động chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất, Trung tâm còn tổ chức sản xuất một số sản phẩm đặc trƣng và tiến hành hợp tác với các đơn vị bạn nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng tại xƣởng chế thử của Trung tâm. Doanh thu từ hoạt động này tuy còn hạn chế nhƣng đã có tác dụng trong việc hoàn thiện công nghệ, tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng và đảm bảo thu nhập cho một số ít công nhân.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ qua các giai đoạn từ 2005 đến nay13 đoạn từ 2005 đến nay13 Loại hình hoạt động Tên sản phẩm Doanh thu (nghìn đồng) 2005 – 2010 2011 – nay Tổng 2.619.200.000 2.668.800.000 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm Gấc hộp 100.000.000 Mận dẻo 320.000.000 Vị phở 1.500.000.000 1.700.000.000

Rau ăn liền 400.000.000 887.500.000

Dịch vụ Đào tạo 81.300

Chế tạo, Lắp đặt thiết bị 226.600.000 Gia công sản phẩm 72.600.000

Trong kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cho thấy sản phẩm sản xuất ở giai đoạn 2005 – 2010 là 4 sản phẩm, thì đến giai đoạn 2011 – 2014 chỉ còn lại 2 sản phẩm, hoạt động chế tạo, lắp đặt, gia công cũng không còn.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự ảnh hƣởng từ quá trình di chuyển trụ sở về khu A4, Đền Lừ, do nằm trong khu dân cƣ, hạn chế sử dụng thiết bị nên chỉ sản xuất đƣợc một số mặt hàng không đòi hỏi máy móc thiết bị nhiều (Vị phở và rau ăn liền) và nhìn chung các hoạt động dịch vụ KHCN có thu bị hạn chế.

2.6. Chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trung tâm từ sau Nghị định 115 từ sau Nghị định 115

2.6.1. Chủ trương chung của Nhà nước 14

Những năm gần đây, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức KH&CN, giảm bớt tình trạng kết quả nghiên cứu bị buông lỏng, “xếp vào ngăn kéo”, nghiên cứu không gắn kết với yêu cầu thực tiễn cuộc sống; tình trạng trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc; thiếu tính năng động, sáng tạo…; Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN. Tuy nhiên những thay đổi trong thời gian qua vẫn chƣa kiên quyết dứt bỏ đƣợc cơ chế bao cấp và còn thiếu mạnh dạn khi giao quyền quyết định cho các tổ chức KH&CN. Tình trạng lãng phí chất xám, hiệu quả nghiên cứu thấp, đời sống của những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực KH&CN còn gặp nhiều khó khăn… vẫn tiếp tục diễn ra. Nhằm khắc phục triệt để những nhƣợc điểm trên, ngày 5/9/2005, chính phủ đã ban hành nghị định 115/2005/NĐ-CP, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN Nhà nƣớc

hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và một số lĩnh vực khác. Kèm theo Nghị định 115 các chủ trƣơng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học đã đƣợc thể chế hóa tại các văn bản sau:

+ Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

+ Thông tƣ liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV, ngày 5/6/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.

+ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực thi nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệm công lập…

+ Nghị định số 96/2010/NĐ-CP, ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Riêng quyền tự chủ về nhân sự của các tổ chức khoa học còn đƣợc quy định rõ tại các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức nhƣ sau:

+ Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc tiếp tục khẳng định tính tự chủ của thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức…

Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN thể hiện trong các nội dung sau:

- Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ: các tổ chức KH&CN phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao; đồng thời tự chủ

luật (liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ…)

- Tự chủ về tài chính: Nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao theo phƣơng thức khoán chi quỹ lƣơng, hoạt động bộ máy và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các tổ chức này đƣợc tự chủ trong việc sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Tự chủ về quản lý nhân sự: thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ nhân sự cho tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động đối với cán bộ khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao, đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khuyến khích khác đối với cán bộ KH&CN. Nội dung này thể hiện thông qua việc tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực của các tổ chức KH&CN.

- Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế: phân cấp mạnh hơn nữa cho các tổ chức KH&CN trong việc cử cán bộ KH&CN ra nƣớc ngoài, thuê chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tƣ vấn KH&CN và đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức KH&CN thuộc các lĩnh vực do Nhà nƣớc quy định.

2.6.2. Thực thi chủ trương chuyển đổi của Nhà nước sang cơ chế tự chủ,

tự chịu trách nhiệm từ phía Trung tâm

Để đánh giá đƣợc những khó khăn của Trung tâm trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chúng tôi tiến hành vài cuộc trao đổi nhỏ với lãnh đạo và và một số nhân viên của Trung tâm về sự đón

nhận chủ trƣơng của Nghị định 115/NĐ-CP khi bắt đầu có hiệu lực và tiến hành triển khai ở các đơn vị KH&CN công lập. Kết quả cho thấy, phần lớn các ý kiến là lo lắng và không muốn đơn vị bị chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do tại thời điểm hiện tại nguồn thu của đơn vị chƣa đủ để có thể chi trả đƣợc các khoản chi duy trì hoạt động của cơ quan, lƣơng cho cán bộ công nhân viên; việc đăng ký thực hiện các đề tài dự án ngày càng khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã cũ hỏng nhiều…

Mặc dù có những lo lắng nhƣ trên, nhƣng thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, từ năm 2007, Trung tâm tiến hành xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm, đã đƣợc chỉnh sửa nhiều lần theo sự chỉ đạo của Sở. Đến nay, Trung tâm đã hoàn thiện xây dựng đề án chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, năm 2009, Trung tâm có sự di chuyển trụ sở xuống nhà A4, Đền Lừ 2, Hoàng Mai, Hà Nội để chờ Dự án Xây dựng Trung tâm tại Đông Anh, Hà Nội triển khai. Do Dự án Xây dựng Trung tâm tại Đông Anh, Hà Nội chƣa đƣợc triển khai đúng với lộ trình và tiến độ, cộng với việc trụ sở đƣợc giao nằm ở khu nhà chung cƣ, trang thiết của Trung tâm phần lớn bị cũ, hỏng, nhân lực mỏng đã làm giảm hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất và dịch vụ của Trung tâm. Vì thế, mặc dù đã xây dựng xong đề án nhƣng Trung tâm chƣa thể chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng tinh thần của Nghị định 115.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)