Từ phía quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 63 - 67)

3.2. Những rào cản trong quá trình thực thi Đề án

3.2.2. Từ phía quản lý nhà nước

3.2.2.1. Những nguyên nhân khách quan đối với ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm

Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ giảm mức bảo hộ chung xuống còn khoảng 23,85% so với 57,8% nhƣ hiện nay. Mức độ chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành sẽ thu hẹp đáng kể. Các ngành hiện đang đƣợc bảo hộ cao nhƣ: chế biến rƣợu, bia, đồ uống có cồn; chế biến sữa, bơ và các sản phẩm từ sữa; chế biến bánh mứt, kẹo, coca, sản phẩm chocolate; chế biến thủy sản, chế biến cà phê; chế biến rau quả… chắc chắn sẽ bị ảnh hƣởng lớn

buộc chúng ta phải đầu tƣ khoa học công nghệ, trong đó có CNSH để nâng cao khả năng cạnh tranh và liên tục phát triển.

Hạn chế về nguyên liệu và sản phẩm: Chúng ta vẫn thƣờng nói Việt Nam đồi dào nguyên liệu phục vụ cho phát triển CNSH, CNCB. Nhƣng thực tế chúng ta chƣa có quy hoạch khả thi để phát triển nguồn nguyên liệu vừa có đủ sản lƣợng vừa có chất lƣợng phù hợp với công nghệ và chất lƣợng sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu nên thƣờng gặp khó khăn khi tổ chức sản xuất lớn, quy mô công nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm thƣơng mại của CNSH nói chung và CNSH trong chế biến công nghiệp còn hạn chế nhiều về số lƣợng, chủng loại và hoạt tính sinh học cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm về dinh dƣỡng và an ninh xã hội. Thực tế này ảnh hƣởng lớn đến tính cạnh tranh của các sản phẩm CNSH nƣớc ta nên hiệu quả kinh tế không cao; tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành CNSH trong CNCB ở Việt Nam.

Hạn chế về hệ thống pháp lý: chƣa có các cơ chế, chính sách ƣu tiên đầu tƣ, thu hút và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng và phát triển nguồn nguyên liệu, chuyển giao và ứng dụng CNSH, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, chính sách phân chia và quyền lợi của nhà đầu tƣ, nhà nghiên cứu nhằm phát huy và ứng dụng CNSH trong CNCB.

Chƣa có sự phối hợp thông tin chặt chẽ giữa các ngành kinh tế kỹ thuật có liên quan để nắm bắt nhu cầu và kết quả sau nghiên cứu, khai thác công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất. Mặt khác, cũng chƣa khai thác hết các tiềm lực hiện có trong tổ chức nghiên cứu và triển khai. Các đơn vị nghiên cứu trong Hà Nội, mặc dù tập trung đông nhƣng vẫn còn sự biệt lập nghiên cứu, biệt lập đào tạo. Thực tế, trong thời gian qua, phần lớn hoạt động nghiên cứu nói chúng và CNSH nói riêng vẫn còn dàn trải, kết quả nghiên cứu vẫn dừng lại ở các đề tài hoặc dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm mà chƣa thực

sự xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, chƣa xác định rõ đƣợc mục tiêu cụ thể và điều quan trọng là chƣa đào tạo ra đƣợc sự đột phá để phát triển CNSH nói chung và CNSH trong chế biến công nghiệp của nƣớc ta nói riêng.

3.2.2.2. Cơ chế quản lý các tổ chức NC&TK

Thứ nhất, Cơ cấu hoạt động của các tổ chức NC&TK vẫn còn mang đậm tính bao cấp, khép kín, chƣa huy động đƣợc đông đảo các đối tƣợng tham gia vào hoạt động NC&TK cũng nhƣ chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của các nhà khoa học và các tổ chức NC&TK. Hay nói cách khác, cơ chế quản lý còn mang tính hành chính, bao cấp, chƣa thật sự phù hợp với đặc thù của hoạt động NC&TK; chƣa thực sự phát huy đƣợc những tiềm năng hiện có trong hoạt động NC&TK nƣớc ta,.. Hoạt động của các tổ chức NC&TK chƣa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển KT-XH, và yêu cầu đặt hàng từ phía các doanh nghiệp.

Thứ hai, cơ chế, chính sách hiện hành còn thiếu tính đồng bộ và chƣa xuyên suốt. Nhiều chủ trƣơng tốt đƣợc đề ra nhƣng lúng túng trong việc ban hành những biện pháp chính sách đồng bộ để biến các chủ trƣơng đó thành hiện thực. Hoạt động NC&TK mang tính đa ngành, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều ngành để có thể đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nhƣng quá trình thực thi các cơ chế, chính sách lại chậm trễ, thiếu sự phối hợp, gắn bó giữa các tác nhân có liên quan cơ cấu hoạt động của các tổ chức NC&TK: các cơ quan quản lý, các tổ chức NC&TK, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, ngƣời sản xuất… Hơn nữa, trong một số trƣờng hợp, có sự thiếu thống nhất giữa các chính sách, các chƣơng trình lồng ghép khác nhau dẫn đến khó có thể kết hợp để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra.

Thứ ba, chƣa hình thành một cơ chế, trong đó có sự tách bạch rõ ràng giữa quản lý Nhà nƣớc về KH&CN với việc tham gia trực tiếp các hoạt động

Nhà nƣớc chƣa làm tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về KH&CN, trong khi đó lại trực tiếp tham gia nhiều hoạt động NC&TK cụ thể nên khó có thể triển khai những biện pháp chính sách để tạo một môi trƣờng thuận lợi thu hút sự tham gia bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác trong hoạt động NC&TK.

Thứ tư, Cơ cấu hoạt động của các tổ chức NC&TK chƣa phát huy và huy động một cách hiệu quả mọi nguồn lực trong hoạt động NC&TK. Trong khi đó, việc sử dụng những nguồn lực đã có còn hạn chế. Điều này dẫn đến kết quả là tiềm lực NC&TK của nƣớc ta hiện nay còn yếu so với nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH cũng nhƣ so với nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực.

Thứ năm, Bộ máy quản lý KH&CN của nƣớc ta hiện nay còn nặng về quản lý đầu vào trong khi việc đánh giá hiệu quả và kết quả đầu ra vẫn còn chƣa chú trọng. Nói cách khách, công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát – một trong những chức năng quan trọng của quản lý Nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả và thực chất.

Thứ sáu, Chƣa xây dựng đƣợc cơ cấu hoạt động của các tổ chức NC&TK phù hợp với cơ chế thị trƣờng; còn thiếu nhiều cơ chế và hệ thống luật pháp đầy đủ để bảo đảm cho thị trƣờng KH&CN hình thành và phát triển ở Việt Nam. Qua đó dẫn đến sự gắn kết giữa ngƣời sáng tạo sản phẩm NC&TK và ngƣời mua sản phẩm còn rời rạc, tách bạch. Trong khi đó, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sự gắn kết này chƣa pháp triển còn rất sơ khai.

Thứ bảy, Các đơn vị NC&TK chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để pháp huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chƣa xây dựng đƣợc các tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả

bộ máy tổ chức của các Trung tâm còn chậm hoàn thiện.

Thứ tám, đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho NC&TK còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, các ngành trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ, phát triển KH&CN để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng KHCN và đời sống xã hội. Chƣa có các chính sách cụ thể và đủ mạnh để khuyến khích lực lƣợng các nhà khoa học ở ngoài nƣớc tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Hiện tƣợng phân phối ngân sách Nhà nƣớc cho các đề tài/dự án, nghiên cứu vẫn đƣợc thực hiện theo kiểu “dàn đều” theo đầu đơn vị, theo đầu ngƣời làm tính dân chủ, khách quan và công bằng trong hoạt động. Những yếu tố trên có ảnh hƣởng tiêu cực đến các tổ chức NC&TK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp khắc phục rào cản của các đơn vị nghiên cứu và triển khai quy mô nhỏ khi chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)