Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của hồ chí minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 77 - 80)

đạo đức cho thanh niên

Cùng với sự giáo dục của gia đình, nhà trường, chúng ta cần tập hợp thanh niên vào các tổ chức đoàn thể xã hội như tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội thanh niên, Hội sinh viên,…để thông qua hoạt động của các tổ chức đó mà giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã rất quan tâm tới việc xây dựng tổ chức đoàn thanh niên nhằm tập hợp, thu hút thanh niên vào hoạt động. Người đã chỉ ra rằng: “Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác, học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc” [20; tr. 203]. Vì vậy, tháng 6 – 1925, Người đã đứng ra thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, mà hội viên hầu hết là những người trẻ tuổi. Ngay sau khi thành lập, Hội đã lựa chọn những hội viên ưu tú đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) để bồi dưỡng thành hạt nhân của tổ chức đoàn thanh niên sau này. Tại Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương ( 3- 1931), Đảng cũng đã ra Nghị quyết về việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Qua các thời kỳ lịch sử và tùy theo từng giai đoạn cách mạng, Đoàn đã được đổi tên. Đến nay, Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Có thể thấy, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên. Trong những năm qua, Đoàn, Hội đã tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đưa ra nhiều nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức và kinh nghiệm cho tuổi trẻ như: Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động trong đó có 6 cuộc vận động lớn là: Cuộc vận động “Học tập lao động sáng tạo”, “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, “Thanh niên tình nguyện”, Cuộc vận động “Vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc”, “Sân

chơi văn hóa thanh niên”, “Thanh niên sống đẹp”. Ngoài ra, Đoàn và Hội còn tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, các cuộc thi tìm hiểu, các diễn đàn, các câu lạc bộ, tổ chức các nhóm nghiên cứu, hình thành các phong trào thi đua “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…Các phong trào, các cuộc thi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Cuộc thi tìm hiểu “Âm vang Điện Biên” có 8 triệu lượt người tham gia; “”Tuổi trẻ Việt Nam 70 năm cống hiến và trưởng thành” có 2,5 triệu người tham gia; “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh, tiến vào thế kỷ XXI”: gần 12 triệu người; “75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng” và “60 năm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”: 28 triệu người; “Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ”: 8,5 triệu người; “75 năm quang vinh của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”: gần 10 triệu người. Trong đó, thanh niên tham gia đông đảo, chiếm khoảng 70% trong tổng số người tham dự các cuộc thi. Điều đó thể hiện tình yêu, niềm say mê tìm hiểu về Đảng, Đoàn, về dân tộc của thế hệ trẻ. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu đó mà thanh niên Việt Nam phấn đấu vươn lên, vững tin vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Đặc biệt, với các vấn đề cần liên hệ, phát biểu ý kiến góp ý xây dựng đã tạo ra diễn đàn để thế hệ trẻ mạnh dạn trao đổi và thúc đẩy động cơ phấn đấu đúng đắn.

Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã thông qua các phong trào thi đua yêu nước để bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho tuổi trẻ. Trong 5 năm từ năm 2001 – 2005, 100.000 lượt y bác sĩ trẻ tình nguyện đi khám, phát thuốc và chữa bện cho 6 triệu lượt người. Từ năm 2003 đến 2004 có 11 triệu thanh niên tham gia phong trào thanh niên tình nguyện xuống 12.500 xã, phường, thị trấn tham gia hoạt động cộng đồng như làm vệ sinh môi trường, cùng gây dựng phong trào đoàn, đội, hội cơ sở…Lực lượng thanh niên tình nguyện đã mở 15.143 lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 2,2 triệu lượt người, sửa chữa 23.021 ngôi nhà tình nghĩa, tu sửa 51.079 km đường giao thông, làm 6.000 cây cầu, đào 4.000

giếng nước sạch, tham gia xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho 840.712 người. Trong 4 năm (2001 – 2004), tuổi trẻ cả nước đã quyên góp 31. 033,4 triệu đồng ủng hộ thanh niên tham gia nhập ngũ, 29.529,7 triệu đồng ủng hộ các chiến sĩ ở biên giới và hải đảo; thu hút 1.550.202 lượt thanh niên tham gia vào các đội thanh niên xung kích giữ gìn trật tự giao thông, an ninh xã hội; xây dựng và tặng các gia đình chính sách 8.796 ngôi nhà với 59.896 triệu đồng; vận động được 88.285,5 triệu đồng phục vụ các hoạt động từ thiện. Cuộc vận động “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên” được đông đảo thanh niên hưởng ứng. Các phong trào đó thực sự góp phần thổi lên ngọn lửa nhiệt tình tuổi trẻ, tạo môi trường tốt để tuổi trẻ rèn luyện và phấn đấu.

Bằng các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo như: “Bác Hồ với thanh niên, thanh niên với Bác Hồ”, “Tôi là đoàn viên thanh niên cộng sản”, “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”; cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên rèn luyện phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Đảng trong thanh niên, hình thành động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn. Tuổi trẻ tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Nhiều đoàn viên thanh niên có mong muốn và ra sức phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Có thể thấy, trong những năm qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò là tổ chức nòng cốt, hạt nhân của phong trào thanh niên và tuổi trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để giáo dục thanh niên có hiệu quả, nhất là giáo dục cho thanh niên có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng chúng ta cần tăng cường củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức đoàn, hội và phong trào đoàn vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức, phương thức hoạt động. Mặt khác, các cấp bộ đoàn cũng phải không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đưa ra nội dung,

hình thức và phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, địa điểm và thời gian cụ thể, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của hồ chí minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)