tác giáo dục đạo đức cho thanh niên
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này” [22; tr. 104]. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích của cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.
Ngày nay, thanh niên là lực lượng đi đầu thực hiện đường lối đổi mới và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc chăm lo giáo dục, đào tạo thanh niên trở thành lực lượng có trình độ và khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược, cơ bản lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với thanh niên là: “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” [13; tr.158]. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VII), đồng chí Đỗ Mười cũng đã khẳng định: “Công tác thanh niên không chỉ là việc của Đảng, của Đoàn mà còn là việc của Nhà nước, của mọi tổ chức, của xã hội và của từng gia đình. Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong việc thực hiện chiến lược thanh niên. Đất nước càng phát triển, trách nhiệm quản lý nhà nước với công tác thanh niên càng rộng và toàn diện hơn” [9; tr.24]. Do vậy, Đảng và Nhà nước phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục thanh niên, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Các cấp ủy Đảng phải thường xuyên lãnh đạo công tác bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên, kiểm tra, đôn đốc và có hình thức thưởng, phạt kịp thời, nêu cao vai trò gương mẫu của đảng viên. Tính tiên phong gương mẫu của đảng viên là yếu tố quan trọng để giữ uy tín và phát huy ảnh hưởng của Đảng trong thế hệ trẻ. Ngoài ra, các cấp ủy Đảng cũng cần phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân để cùng chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu, xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
Nhà nước có vai trò quản lý thanh niên và công tác thanh niên, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, anh ninh hàng năm của các cấp, các ngành. Nhà nước cũng đã ban hành Luật Thanh niên, chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công
tác thanh niên, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến trưởng thành. Nhờ đó, công tác thanh niên, trong đó có công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng, số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng.
Để phát triển hơn nữa công tác giáo dục thanh niên, trong đó có giáo dục đạo đức, ngày 25 – 7- 2008 Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 25- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu chung là: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiện định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh”. Mục tiêu cụ thể trong những năm trước mắt, trọng tâm từ nay đến năm 2010 là: “Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên. Xây dung môi
trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Tập trung nguồn lực, thực hiện thành công Chiến lược thanh niên đến năm 2010…”
Để thực hiện được mục tiêu trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó, nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên chính là tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ cho thanh niên vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới. Đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định cần phải “xây dựng chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị mới cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta.
Đại hội VII của Đảng ( năm 1991) đã khẳng định: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đại hội IX của Đảng cho rằng: “khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, ngày 27 – 3 – 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 23/ CT – TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong điều kiện hiện nay. Để thấy thời cơ cũng như thách thức đang đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay, tác giả đã đi sâu phân tích tình hình giáo dục trên thế giới và trong nước. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tác giả nhận thấy bên cạnh những điểm tích cực, nhìn chung việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Chương trình giáo dục đạo đức trong gia đình và các trường học hiện nay chưa được coi trọng đúng mức và chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Chính vì vậy, nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức, đặc biệt là sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh, sinh viên đã xuất hiện. Nếu không được ngăn chặn, giáo dục kịp thời chắc chắn nó sẽ dẫn đến sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng trong xã hội.
Trước tình hình trên, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho thanh niên càng cần phải được coi trọng và đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Tuy nhiên, để việc giáo dục đạo đức cho thanh niên có
tính thiết thực và hiệu quả cao, chúng ta cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ. Ở đây tác giả luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu là: tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo quan điểm Hồ Chí Minh; giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Những giải pháp này mới chỉ là những suy nghĩ, nghiên cứu ban đầu của tác giả, chắc chắn cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ở những giai đoạn tiếp sau.
KẾT LUẬN
Chúng ta biết rằng, lịch sử nhân loại cũng như lịch sử của mỗi dân tộc phát triển theo một dòng chảy liên tục với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đó là một quy luật. Các dân tộc, các giai cấp, các lực lượng chính trị trong xã hội muốn duy trì và phát triển lực lượng của mình phải nhận thức đầy đủ quy luật đó, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng các thế hệ kế tiếp. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan trọng và là trách nhiệm của các thế hệ cách mạng.
Xuất phát từ quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bất kỳ thời đại nào, giai đoạn nào của cách mạng, thanh niên cũng luôn là một lực lượng quan trọng của dân tộc. Người cho rằng, bất cứ quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển, muốn vững vàng và cường thịnh đều phải quan tâm đến việc chăm lo giáo dục thế hệ tương lai. Người chỉ rõ: Tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc và sự thành công của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào việc giáo dục thanh niên. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn quan tâm giáo dục và đào tạo các thế hệ thanh niên Việt Nam. Theo Người, việc giáo dục thanh niên không phải chỉ là công việc thuần túy dạy chữ và dạy nghề, mà điều quan trọng nhất là thông qua dạy chữ mà dạy người, thông qua dạy nghề mà rèn luyện toàn diện cả thể lực, trí lực, đạo đức để hình thành nhân cách người thanh niên mới. Về thực chất, việc chăm lo giáo dục thanh niên là chuẩn bị cho lực lượng lao động trẻ vừa có đức, có tài và sức khỏe để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, trước lúc đi xa, trong “Di chúc”, Người đặc biệt căn dặn Đảng ta phải chăm lo giáo dục thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Có thể nói, cả cuộc đời của Người, từ hành vi đối xử thường ngày đến những lời dạy bảo, việc làm trong mọi lúc mọi nơi đều toát lên
tinh thần nhân văn, tình thương yêu vô cùng sâu xa mà cũng hết sức bình dị, gần gũi thanh niên, cảm hóa họ mang lại tác dụng giáo dục to lớn.
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện thế hệ trẻ cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,văn hóa, sức khỏe và nghề nghiệp. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để thanh niên có việc làm, phát huy tài năng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó, trong các thời kỳ cách mạng, thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần yêu nước, hăng hái xung phong, không quản ngại khó khăn, hy sinh, kế tục và phát triển truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, thanh niên đang hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua sôi nổi như: phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”,…Nhờ tinh thần dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đi tới những nơi khó khăn, gian khổ, dám nhận những việc mới, việc khó để phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành mà hình ảnh người thanh niên ngày nay đang được khẳng định. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và thách thức trong điều kiện mới, một bộ phận trong thanh niên nước ta còn bộc lộ những hạn chế về học vấn, nghề nghiệp chuyên môn, thể lực, khả năng độc lập và năng lực sáng tạo; còn sống thụ động, thiếu ý chí rèn luyện, thiếu ước mơ hoài bão, ngại khó khăn gian khổ, thiếu tinh thần trách nhiệm với gia đình, xã hội và với chính bản thân mình…Thậm chí, một bộ phận không nhỏ thanh niên còn có sự suy giảm đạo đức nghiêm trọng. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta cần quan tâm và tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Hồ Chí Minh luôn cho rằng “hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vì vậy, trong hệ thống tư tưởng của Người về giáo dục - đào tạo thanh niên, chúng ta thấy Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho thanh niên
nhằm đào tạo họ thành những người công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Những quan điểm của Người về giáo dục đạo đức cho thanh niên đã được luận văn trình bày một cách có hệ thống và khái quát bao gồm những nội dung cơ