8. Kết cấu của luận văn
2.1. Đồng nhất lôgíc học với hệ thống khoa học và siêu hình học
1.2.1. Tư duy với tính cách là đối tượng của triết học lôgíc: khái niệm và
và kết cấu (loại hình)
Lôgíc học chỉ ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng như sự tự vận động nội tại của bản thân đối tượng được phản ánh vào tư duy. Vì vậy lôgíc học cũng chính là phép biện chứng của sự vận động tự thân đó. Lôgíc học trước Hêghen về cơ bản là lôgíc học hình thức, mặc dù từ thời Arixtốt đã có mầm mống của lôgíc học biện chứng và ý tưởng về một lôgíc học mới cũng đã được nêu ra từ thời Cận đại, trong phương pháp luận của Bêcơn, Đềcáctơ, Lépnít, và đặc biệt lôgíc học siêu nghiệm của I. Cantơ. Hêghen so sánh với lôgíc học cũ vốn xem xét đối tượng không có sự chuyển hoá, không có phát triển (của khái niệm và tư duy), không có liên hệ bên trong tất yếu. Ông nhận thấy hạn chế đó và nêu lên hai yêu cầu cơ bản khi xem xét đối tượng đó là tính tất yếu của liên hệ và nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau (lôgíc bên trong khách quan, sự phát triển nảy sinh từ sự đấu tranh của những sự khác nhau là mặt đối lập), đó chính là lôgíc biện chứng.
Đối tượng của lôgíc học Hêghen bắt đầu từ tư duy: “Lôgíc học là
Khoa học về Ý niệm thuần tuý, tức là, về Ý niệm trong môi trường trừu
tượng của tư duy” [14, 91]. Nhưng không phải là tư duy thông thường mà
chính là tư duy biện chứng, phản ánh trạng thái vận động, biến đổi và phát triển của tư duy trong mối liên hệ phổ biến “Tất nhiên, người ta có thể bảo rằng Lôgíc học là khoa học về tư duy, về những sự quy định và những quy luật của nó, nhưng tư duy như là tư duy chỉ tạo nên tính quy định phổ biến
hay môi trường làm cho Ý niệm mang tính [hình thức] lôgíc mà thôi. Còn ý niệm mới là tư duy, nhưng không phải như là tư duy đơn thuần hình thức, trái
lại, như là cái toàn thể tự phát triển của những sự quy định và quy luật riêng nó mà tư duy không phải đã có và thấy chúng có sẵn ở trong chính mình, ngược lại, tự mang lại cho chính mình” [14, 91].
Cũng như các nhà lôgíc học trước đây, tư duy theo cách hiểu của Hêghen trước hết là khả năng hoạt động, khả năng suy tư. Đó chính là trí tuệ của con người, là khả năng lý trí của con người, khả năng nhận thức lý tính đối lập với khả năng cảm tính. “Cảm tính là một cái ở bên ngoài nhau mà các hình thức trừu tượng gần gũi của nó là cái ở bên cạnh nhau và cái tiếp theo nhau (…). Tuy nhiên, ngoài cái cảm tính [được các giác quan mang lại], sự hình dung cũng có nội dung là chất liệu bắt nguồn từ tư duy tự giác như những biểu tượng về công lý, đạo đức, tôn giáo hay về bản thân tư duy, và thật không dễ dàng gì để thấy sự phân biệt giữa các biểu tượng này và các tư tưởng về các nội dung nói trên nằm ở đâu”[14, 99].Tư duy, theo nghĩa hẹp là khả năng lý trí của con người, cao hơn, đối lập với những khả năng cảm tính. Tiếp tục xu hướng duy lý thời Cận đại, Hêghen coi trọng khả năng lý tính này hơn khả năng cảm tính. Thông qua lý tính, Hêghen giải thích giới tự nhiên và tinh thần hiện thực như là những biểu hiện của ý niệm lôgíc, bởi vì “Các tính quy định của tư duy cũng có giá trị và tồn tại khách quan” [5, 52]. Ở đây Hêghen đã đồng nhất tư duy và tồn tại, các tính quy định của tư duy cũng được hiểu là của tồn tại.
Nhưng Hêghen không phải là nhà duy lý cực đoan, mà vẫn khẳng định vai trò nhất định của nhận thức cảm tính. Theo nghĩa rộng, thì tư duy bao trùm mọi khả năng nhận thức của con người, trong đó có cả những khả năng cảm tính và kinh nghiệm. Không phải cảm tính là cơ sở cho lý tính mà ngược lại, lý tính chi phối cảm tính, lý tính có quan hệ với cảm tính, cần đến những dữ liệu do các giác quan đem lại trong nhận thức sự vật, nhưng lại tồn tại độc
lập với cảm tính. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa Hêghen với các nhà duy cảm trong giải quyết mối quan hệ giữa cảm tính và lý tính.
Tư duy theo Hêghen không phải là tư duy cá thể, mà là tư duy nói chung, biểu hiện thông qua tư duy của những cá thể cụ thể, chi phối tư duy của những cá thể đó “Tư duy - với tư cách là hoạt động - là cái phổ biến
hoạt động, nói rõ hơn, là cái phổ biến tự - hoạt động, vì hành vi hay cái
được tạo ra chính là cái phổ biến. Còn nếu tư duy được hình dung như là
chủ thể thì đó là chủ thể đang tư duy” [14, 98]. Theo khía cạnh này, tư duy theo cách hiểu của Hêghen có nhiều điểm tương đồng với lý tính trong quan niệm của Cantơ. “Nếu tư duy tạo nên bản thể của những sự vật bên ngoài, nó cũng là bản thể phổ biến của cái gì mang tính tinh thần. Trong mọi trực quan của con người đều có mặt tư duy, cũng vì thế, tư duy là cái phổ biến trong mọi biểu tượng, ký ức, và nói chung, trong bất kỳ hoạt động tinh thần nào, trong mọi ý chí, mong muốn… Tất cả những cái này đều chỉ là những sự dị biệt hoá tiếp tục của tư duy mà thôi” [14, 112]. Tư duy bao quát toàn bộ mọi khả năng hoạt động tinh thần của con người.
Trong quan niệm về tư duy, Hêghen đã phân biệt rất rõ ba phương diện của tư duy đó là: lý tính, tinh thần và ý niệm lôgíc. Sự vận động của tinh thần tuyệt đối với tư cách ý niệm lôgíc đến tinh thần hiện thực, làm cho tư duy thực sự trở thành cơ sở của hệ thống, sự lý giải này có nội dung khách quan, sâu sắc, tạo thành cơ sở và nguyên lý duy lôgíc cho toàn bộ nội dung triết học Hêghen.
Quan niệm của Hêghen về tư duy với tính cách là đối tượng của lôgíc học có thể đúc kết trong luận điểm xuyên suốt toàn bộ hệ thống của ông: “Cái gì hợp lý tính thì hiện thực và cái gì là hiện thực thì hợp lý tính” [14, 59]. Luận điểm này lần đầu tiên được ông phát biểu trong “Lời tựa” cho “Triết học pháp quyền” và giờ đây ông tái khẳng định trong Tiểu lôgíc. Hiện thực trong
cách hiểu của Hêghen khác với quan niệm của ông về tồn tại. Tồn tại là nhìn sự vật một cách bề ngoài, đơn giản khẳng định rằng sự vật đó tồn tại, nghĩa là có. Còn hiện thực là phạm trù có nội dung sâu sắc hơn, chỉ ra trạng thái hiện thời của vật đang tồn tại đó như thế nào, xu hướng phát triển của nó ra sao. Hiện thực tức là tồn tại trong tính tất yếu của cái tồn tại này, chỉ cho chúng ta thấy cái vật đang tồn tại hiện ra sao, đang ở trạng thái sinh thành hay tiêu vong? Như vậy, luận điểm này khẳng định tính thống nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa tư tưởng và hiện thực như một chân lý khách quan và tất yếu. Tư tưởng phải được hiện thực hoá cũng như hiện thực phải được tư tưởng hoá. Sự thống nhất tư tưởng và hiện thực không phải như một cái gì đó xong xuôi, mà là một quá trình.
Một trong những nội dung quan trọng khác của Tiểu lôgíc Hêghen là quan niệm của ông về ba yếu tố của cái lôgíc. Với phương pháp biện chứng, tất cả các phạm trù, các quy luật lôgíc học đều nằm trong quá trình vận động biện chứng. Điều đó được thể hiện qua mối quan hệ giữa ba yếu tố của cái lôgíc sau đây:
Thứ nhất là giác tính, “Tư duy - với tư cách là giác tính - dừng lại ở tính quy định cứng nhắc và ở sự phân biệt đối với những tính quy định khác” [14, 256]. Ở đây Hêghen ám chỉ phương pháp tư duy siêu hình, gọi là
phương pháp tư duy siêu hình bởi vì đỉnh cao của phương pháp tư duy này thể hiện ở các nhà triết học cận đại như Bêcơn, Lốccơ, Đềcáctơ, Xpinôza, Lépnít… là những nhà khoa học tự nhiên tạo nên sự bùng nổ của khoa học tự nhiên thời cận đại, nhưng có phần máy móc. Mặc dù tư duy giác tính đóng vai trò là nền tảng, là xuất phát điểm trong nghiên cứu sự vật, nhưng tư duy biện chứng không thể thoả mãn với cấp độ giác tính của mình, nó cần có yếu tố
thứ hai là biện chứng. “Biện chứng là sự thủ tiêu của chính những quy định hữu hạn ấy và là sự chuyển hoá của chúng sang những cái đối lập
với chúng” [14, 261]. Hêghen hiểu phép biện chứng theo nghĩa hiện đại của
từ này, khác xa với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại hiểu về từ này. Phép biện chứng không phải là nghệ thuật tranh luận, mà là học thuyết về sự phát triển. Đối lập với giác tính, phép biện chứng đòi hỏi mọi cái sống động. “Phép biện chứng là việc vượt ra khỏi [một cách] nội tại, trong đó tính phiến diện và tính bị hạn chế của những quy định của giác tính tự phô bày đúng như nó trong sự thật, nghĩa là, như là sự phủ định của chúng. Mọi cái hữu hạn là cái gì tự thủ tiêu chính mình. Vì thế, cái biện chứng tạo nên linh hồn vận động của sự tiến lên của Khoa học và là nguyên tắc chỉ qua đó sự nối kết nội tại và sự tất yếu mới đi vào trong nội dung của Khoa học” [14, 262 - 263]. Hêghen là người đầu tiên xây dựng phép biện chứng thành một khoa học, nhờ có yếu tố biện chứng, mọi khái niệm và quy luật lôgíc mới trở nên sống động. Trong lịch sử tư duy, yếu tố biện chứng tương ứng với thời kỳ triết học của I. Cantơ và Phíchtơ. “Nó là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi sự hoạt hoá ở trong [thế giới] hiện thực. Cũng thế, cái biện chứng cũng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học đích thực” [14, 263] “Tất cả những gì ở xung quanh ta đều có thể được xem là một ví dụ của tính biện chứng (…) Phép biện chứng cũng khẳng định chính mình trong mọi lĩnh vực và hình thái đặc thù của thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần (…). Nguyên tắc ấy là cơ sở của mọi tiến trình khác của tự nhiên” [14, 266 - 267].
Như mọi chỗ khác, trong việc trình bày các yếu tố của cái lôgíc, Hêghen cũng máy móc vận dụng nguyên tắc tam đoạn thức. Sự thống nhất giữa yếu tố giác tính và yếu tố biện chứng trở thành yếu tố thứ ba là tư biện hay còn gọi là lý tính - khẳng định: “Cái tư biện hay lý tính - khẳng định
lĩnh hội sự thống nhất của những sự quy định ở trong sự đối lập của chúng” [14, 269]. Tư biện được hiểu là suy tư, Hêghen tự coi triết học của
mình tương ứng với trình độ tư biện cao nhất này, tổng kết toàn bộ tiến trình phát triển của tư duy nhân loại.