Cấu trúc và nội dung cơ bản của “Tiểu lôgíc”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgíc học (Trang 44)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Cấu trúc và nội dung cơ bản của “Tiểu lôgíc”

1.3.1. Sự vận động của tư duy trong Tiểu Lôgíc: từ tồn tại đến bản chất và khái niệm và khái niệm

Tiểu lôgíc của Hêghen được phân chia theo dạng tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, đó là:

(1) Học thuyết về tồn tại (2) Học thuyết về bản chất (3) Học thuyết về khái niệm

Trong đó, (1) và (2) là lôgíc khách quan, còn (3) là lôgíc chủ quan. Thứ tự đi từ tồn tại tới bản chất, rồi từ đó đi tới khái niệm là quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, phù hợp với các giai đoạn của nhận thức, nó cũng chính là con đường biện chứng của sự phát triển nhận thức của con người. Trước hết, ta phải nhận thức được sự tồn tại của sự vật, sau đó mới có thể nhận thức được bản chất bên trong của nó và đạt đến đỉnh cao khi ở trình độ nhận thức khái niệm. Cơ sở cho sự phân chia này chính là mô hình cơ bản của Hêghen về sự phát triển lôgíc, là quá trình vận động, phát triển từ sự trực tiếp sang sự phản tư (sự trung giới) để đi đến sự tồn tại ở trong nhà của chính mình đã phát triển. Đây không phải là sự liệt kê các quy định của tư duy mà là sự phát triển và triển khai các khái niệm của chúng theo dòng lịch sử. Con đường từ tồn tại, bản chất đến ý niệm tuân theo tính tất yếu nội tại của tư duy, là sự trình bày về tiến trình tự khai triển chủ động theo tính

thực ra là hai, được Hêghen gọi là phần khách quan (học thuyết về tồn tại và bản chất) bàn về những quy định tư duy, trong đó, về mặt hình thức, tư duy là ở nơi cái khác và phần chủ quan (học thuyết về khái niệm), là nơi mà tư duy, về mặt hình thức, là ở nơi chính mình. Dù phân chia như vậy làm cho phép biện chứng ở mỗi cấp độ là rất khác nhau.

(1) Học thuyết về tồn tại

* Hêghen là người đầu tiên ý thức được vấn đề điểm khởi đầu trong nghiên cứu khoa học. Nên bắt đầu sự nghiên cứu từ đâu? Bất cứ sự vật nào cũng đều xuất hiện dựa trên những tiền đề sản sinh ra nó, vậy cơ sở nào để phân biệt bản thân sự vật ấy với những tiền đề sản sinh ra nó? Đây là vấn đề khó nhưng lại rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học. Hêghen nhận định rằng “Đối với sự bắt đầu mà triết học phải tạo ra, có vẻ như nó cũng bắt đầu với một tiền giả định chủ quan giống như các ngành khoa học khác, đó

là, phải tạo nên một đối tượng đặc thù - ở đây là tư duy - làm đối tượng

cho tư duy, tương tự như không gian, con số… trong các ngành khoa học khác (…) triết học tự cho thấy như là một vòng tròn quay trở lại vào trong chính mình; vòng tròn ấy không có sự bắt đầu theo nghĩa của các

ngành khoa học khác”[14, 79].

Hêghen đưa ra những nguyên tắc lựa chọn xuất phát điểm như sau:

Thứ nhất, không thể tuỳ tiện chọn điểm khởi đầu theo ý kiến chủ quan của mình. Xuất phát điểm là cái hoàn toàn khách quan, phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, nó phải là cái hiện hữu.

Thứ hai, điểm khởi đầu phải là cái đơn giản nhất, nó là bản thân sự vật, nhưng còn ở giai đoạn phát triển sơ khai nhất. Nó tồn tại sơ khai nên không khác với hư vô “phương pháp tiến hành là bắt đầu từ hiện tượng đầu tiên và đơn giản nhất của tinh thần, đó là từ ý thức trực tiếp và phát triển phép biện chứng của nó cho tới tận quan điểm của khoa học triết học” [14, 127].

Thứ ba, điểm khởi đầu phải có khả năng vận động, phát triển đi đến điểm cuối, nó là cái đơn giản nhất, nhưng đồng thời cũng chứa đựng toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của sự vật dưới dạng tiềm tàng là động lực cho sự phát triển của sự vật. Điểm khởi đầu bản thân nó đã là sinh thành, có nghĩa ám chỉ sự vận động tiếp theo. Điểm khởi đầu cũng phải là điểm cuối, điểm kết thúc chưa phát triển.

Thứ tư, cần có sự thống nhất giữa nguyên tắc lôgíc và nguyên tắc lịch sử trong xác định điểm khởi đầu. Điểm khởi đầu của khoa học cũng phải là điểm khởi đầu trong lịch sử. Trong lôgíc học của mình, Hêghen muốn hệ thống hoá lại toàn bộ tiến trình lịch sử triết học, trong đó mỗi phạm trù lôgíc học tương ứng với một học thuyết trong lịch sử. Lôgíc học bắt đầu từ phạm trù tồn tại thuần tuý. Người đầu tiên xây dựng phạm trù này là Parmênit “khởi điểm của lôgíc học cũng chính là khởi điểm của lịch sử đích thực của triết học. Ta thấy sự bắt đầu này trong triết học Eleaten và, chính xác hơn, là trong triết học của Parmenides, người đã lĩnh hội cái tuyệt đối như là tồn tại, khi ông nói: “Chỉ có tồn tại là có, còn hư vô là không có”(…) câu nói này phải được xem là sự bắt đầu đích thực của triết học” [14, 298 - 299]. Ở đây Hêghen đã đề cập đến nguyên tắc thống nhất cái lịch sử và cái lôgíc “cái mà được coi là bước đi đầu tiên trong khoa học cần phải thể hiện là cái đầu tiên về phương diện lịch sử” [Đại lôgíc, trích theo 12, 209].

Theo Hêghen phạm trù đầu tiên làm điểm xuất phát trong tư duy chúng ta là tồn tại thuần tuý “Tồn tại thuần tuý là cái bắt đầu” [14, 295], thuần tuý ở đây được Hêghen hiểu theo nghĩa là cái gì hoàn toàn đơn thuần, gợi lên sự phân lập, trừu tượng. Cái tồn tại thuần tuý là cái bắt đầu của khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học lôgíc bởi lẽ nó là tư tưởng thuần tuý, trong chừng mực nó còn có ở trong hình thức trong suốt của tư

duy đơn thuần, chứ không nghiên cứu tư tưởng trong môi trường cụ thể của sự biến đổi ở trong lĩnh vực tự nhiên và tinh thần.

Lôgíc học bắt đầu từ tồn tại thuần tuý còn bởi vì cái bắt đầu không thể là cái gì đã được trung giới, không thể là cái gì đã được quy định xa hơn tồn tại thuần tuý, vì mọi sự trung giới đều tiền giả định một sự vận động, đi từ một cái thứ nhất còn nguyên thuỷ hơn nữa để đúng thật là cái bắt đầu. Tồn tại thuần tuý là cái trực tiếp, đơn giản, thuần tuý có nghĩa là không có một nội dung nào, không có mối quan hệ, sự quy chiếu hay sự quy định nào hết.

* Tồn tại trong quan niệm thông thường là tổng thể những gì đang hiện hữu, có nội dung rất phong phú, ngược lại, với Hêghen, tồn tại lại là khái niệm nghèo nàn nhất. Tồn tại là cái vỏ bề ngoài, trực tiếp, nông nhất mà chúng ta có thể cảm giác được. Vậy là, khởi đầu của nhận thức con người bao giờ cũng xuất phát từ cái đơn giản nhất, tồn tại mới chỉ ở giai đoạn tự mình, là một khái niệm rộng rãi với tất cả sự phức tạp và phong phú, nó mới chỉ được triển khai trong hình thức bị hạn chế của cái tự mình, nó mới chỉ trong hình thức của sự trực tiếp. Thế nên sự khác biệt cũng xuất hiện giữa những tính quy định khác nhau của tồn tại, từ đó vạch rõ sự thủ tiêu, thải hồi nhau và sự thế chỗ lần lượt cho nhau của những phạm trù đối lập hay còn gọi là hình thức biện chứng (phủ định) của Lôgíc. Trong tồn tại, những quy định là những cái khác đối lập với nhau một cách tuyệt đối, nên diễn trình biện chứng ở đây có hình thức bất liên tục của một sự quá độ nhảy đột ngột qua một phạm phù để chuyển sang một phạm trù khác. Sự khởi đầu của tư duy là tồn tại và nó không có tính quy định nào hết, cái không có quy định nào hết thì chẳng khác gì là hư vô: “hư vô – như là [hạn từ] trực tiếp, ngang bằng với chính mình – là y hệt như tồn tại [14, 309]. Tồn tại và hư vô là cùng một cái - quả là nghịch lý, nhưng sẽ không là nghịch lý nếu hiểu tồn tại không phải là nội dung của một biểu tượng, không phải là một cái gì đó mà là sự trừu tượng

khỏi mọi nội dung nhất định, là một cái trống rỗng toàn bộ, do đó không thể phân biệt với hư vô. Bảo rằng tồn tại và hư vô là cùng một thứ có nghĩa rằng ngay trong lòng của bản thân tồn tại đã có sẵn tính phủ định của riêng nó, đó là sự biến động để thoát khỏi kiện tính đơn thuần của nó “Vì thế, chân lý

[hay sự thật] của tồn tại cũng như của hư vô là sự thống nhất của cả hai;

sự thống nhất ấy là sự trở thành [14, 309]. Trong nhận thức của chúng ta

đã bắt đầu xuất hiện một cái gì đó, đó chính là sự trở thành, cái gì đó trở thành nghĩa là nó chưa có mà sẽ sinh ra, hoặc đang còn đó nhưng sẽ mất đi. “"Trở thành" là tư tưởng cụ thể đầu tiên, và do đó, là khái niệm thứ nhất, ngược lại, tồn tại và hư vô là những sự trừu tượng trống rỗng” [14, 315].

Như vậy, tồn tại hiện có không còn là sự thống nhất, chuyển sang nhau của tồn tại và hư vô mà là sự thống nhất trực tiếp của cả hai, trong đó sự chuyển sang nhau đã được vượt bỏ, tức sự phủ định được bảo lưu: tồn tại hiện có như là cái gì đã trở thành, bắt đầu, có một lịch sử, một quá khứ. Hình thức đầu tiên của tồn tại hiện có chính là chất: “Tồn tại hiện có là tồn tại với một

tính quy định; tính quy định này [được mang lại] như là tính quy định

trực tiếp hay tính quy định tồn tại đơn thuần: đấy là Chất [14, 326]. Từ

chất chuyển sang lượng, lượng và chất thống nhất với nhau trong Hạn độ. Như vậy, nội dung chủ yếu của học thuyết về tồn tại chính là quy luật từ sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại như một quy luật cơ bản của phép biện chứng. Tư duy bắt đầu với tồn tại, những sẽ không bỏ rơi nó mà sẽ quay trở lại với nó ở cuối chặng đường với sự phong phú đích thực.

(2) Học thuyết về bản chất

Vượt qua lôgíc tồn tại, lôgíc học Hêghen tiếp tục hướng đến bản chất, nhưng thực ra không phải là đến với một đối tượng mới mẻ nào cả. Đúng thật hơn, nó rời bỏ bình diện hiện tượng đơn thuần để bước vào một thế giới khác,

gọi là bản chất của nó. Tồn tại là bên ngoài, chân lý của tồn tại là bản chất, như là “Tồn tại đã đi vào trong chính mình hay tồn tại ở trong chính mình” [14, 412], “Tồn tại hay sự trực tiếp - thông qua sự tự phủ định - là sự

trung giới với mình và sự quan hệ với chính mình, và vì thế, cũng là sự

trung giới tự thủ tiêu thành sự quan hệ với chính mình [hay] thành sự

trực tiếp: [tồn tại hay sự trực tiếp ấy] là bản chất [14, 401]. Nói một

cách dễ hiểu hơn, bản chất là cái bên trong sự vật, nhận thức sự vật ở cấp độ tồn tại là nhận thức bề ngoài, còn nhận thức sự vật ở cấp độ bản chất là nhận thức bên trong. Phạm trù bản chất sâu sắc hơn phạm trù tồn tại, ở cấp độ tồn tại, ta chỉ có thể biết rằng sự vật đang tồn tại, nghĩa là đang có, đang hiện hữu, chỉ có ở cấp độ bản chất, tri thức của chúng ta mới biết được rằng sự vật đó là cái gì.

Tồn tại ở đây không bị tiêu biến mà bị hạ thấp xuống thành vẻ ngoài, trở thành một mômen không thể tách rời của Bản chất, và đối diện với bản chất, nó không còn có thể tự khẳng định mình như là cái gì khác biệt hẳn với bản chất. Lôgíc học của bản chất chính là việc tiến hành phê phán đối với vẻ ngoài này. Sự phê phán chính là sự phủ định nhất định đối với cái bản thân đã được xác định như là sự phủ định – chính là việc phủ định cái phủ định, do đó là khẳng định. Trong khi làm điều đó, bản chất được hiểu với tư cách là sự phản tư, đó là sự vận động trong đó tư duy tự mình thiết định nên sự đối lập với thế giới sự vật, sự phản tư chính là chủ đề của toàn bộ lôgíc học về bản chất. Sự phản tư được hiểu đó chính là sự phản chiếu, sự khúc xạ, tức tư duy không hành xử với đối tượng hay nội dung của mình một cách trực tiếp, trái lại, quay về lại với chính mình, hướng sự chú ý đến sự khác biệt của sự vật cũng như đến sự khác biệt của chính mình với sự vật. Thông thường, ta hiểu sự phản tư là con người đã xác lập trong tư duy sự khác biệt giữa mình và thế giới của mình, nghĩa là không đánh mất mình trong thế giới. Tuy nhiên, để

làm được điều này không dễ dàng vì phải đương đầu với sự ngoan cố của giác tính luôn cố thủ trong tính đồng nhất đơn giản của sự thiết định, luôn bám chặt vào tồn tại, đối lập nó với bản chất mà không thấy mối quan hệ chặt chẽ của cả hai. Vì vậy chuyển sang lôgíc học bản chất, Hêghen đã đưa ra quy định về sự đồng nhất: “"Tất cả đều ở trong sự đối lập". Trong thực tế, không có gì ở trên đời, dưới đất, trong thế giới tự nhiên lẫn trong tinh thần lại là cái "hoặc là – hoặc là" trừu tượng như giác tính thường khẳng định. Tất cả những gì tồn tại đều là một cái cụ thể, do đó, là cái được phân biệt nội tại và tự đối lập” [14, 460]. Theo Hêghen, sự đồng nhất được hiểu không phải như dạng đồng nhất của lôgíc hình thức A = A, mà là đồng nhất cụ thể, tức đồng nhất biện chứng, trong đó chứa đựng cả những sự đối lập với nó. Sự khác biệt nhất định chính là yếu tố cấu tạo nên sự đồng nhất chứ không phải là do sự khác nhau của một phương diện nào đó. Sự phân biệt này là cơ sở để đánh dấu ranh giới của nhận thức con người, dành cho sự vật quyền tồn tại ở bên ngoài sự quy định của các hình thức nhận thức của ta. Bản chất là sự đồng nhất tất cả những đặc tính bên trong cấu thành sự vật, quy định sự vật là chính nó, phân biệt nó với các sự vật khác.

Nhận thức bản chất của những sự vật đang hiện hữu đòi hỏi phải thấy nó ở trong các mối quan hệ: “Tất cả những gì đang hiện hữu là ở trong mối quan hệ, và quan hệ này là cái đúng thật của bất kỳ sự hiện hữu nào” [14, 538] và cả hiện thực cũng chỉ là sự thống nhất - đã trở thành trực tiếp -

của bản chất và hiện hữu hay giữa cái bên trong và cái bên ngoài” [14,

568].Quá trình nhận thức chuyển từ tự mình sang cho mình.

Học thuyết về bản chất cũng chia làm ba phần được sắp xếp theo nguyên tắc tam đoạn thức: bản chất - hiện tượng - hiện thực, trong đó Hêghen đã trình bày quy luật mâu thuẫn và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng như: “hiện tượng - bản chất”, “hình thức - nội dung”, “ngẫu nhiên - tất

yếu”, “khả năng - hiện thực”, “nguyên nhân - kết quả”. Phép biện chứng ở đây là “sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó” (ví dụ, bản chất hiện hình thông qua hiện tượng, hiện tượng chỉ hiện hình với tư cách là hiện tượng thông qua mối quan hệ với bản chất).

Cặp phạm trù đầu tiên được Hêghen đề cập tới là bản chất và hiện tượng “Bản chất phải xuất hiện ra (...)chính là hiện tượng”[14, 516]. Hiện tượng bao giờ cũng thể hiện bản chất, khác với bản chất, hiện tượng là cái bề ngoài. Hêghen phê phán cách giải quyết mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng theo hướng tách biệt bản chất của sự vật, tức vật tự nó với hiện tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm cơ bản của Hêghen về lôgíc học (Trang 44)