2.1. Thực trạng lãnh đạo của Đảng ở các công ty cổ phần ngành Dệt May
2.1.4. Đảng lãnh đạo các đoàn thể, quần chúng
Một trong những nhiệm vụ cũng rất được chú trọng của các TCCSĐ là lãnh đạo các đoàn thể nhân dân xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mọi đoàn thể, phát huy quyền làm chủ của công nhân, thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Các đoàn thể nhân dân có trong doanh nghiệp là công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ công cũng có một số doanh nghiệp có thêm hội cựu chiến binh. Nhưng nổi rõ nhất là vai trò của tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên. Đây là những tổ chức quần chúng quan trọng trong doanh nghiệp, nơi tập hợp những thành viên có chung những lợi ích và là các tổ chức mang tính chính trị- xã hội. Hoạt động của các tổ chức quần chúng thường hướng vào việc đảm bảo và thực hiện những lợi ích thiết thực, đa dạng của hội viên.
Trong DNCP, TCCSĐ có vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên được xác định với những nội dung cụ thể như sau:
Vai trò của TCCSĐ đối với tổ chức công đoàn: TCCSĐ chỉ đạo và sát cánh cùng công đoàn thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của công đoàn, kết hợp với nhiệm vụ giáo dục tư tưởng chính trị cho lao động của TCCSĐ như:
- Chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động và các cổ đông.
- Tổ chức tốt các hoạt động để tham gia quản lý doanh nghiệp và xã hội có hiệu quả.
- Giáo dục người lao động thấm nhuần lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân, chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Đại diện giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đối với công nhân lao động và các cổ đông tại doanh nghiệp. Thay mặt công nhân bàn bạc, giải quyết các
phối cân đối, hài hoà giữa thu nhập của người lao động, cổ tức, lập các quỹ và mua bán các loại cổ phiếu.
- Động viên người lao động và các cổ đông đoàn kết, hăng hái thi đua lao động, đóng góp trí lực, xây dựng đơn vị, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ công ty, đưa doanh nghiệp không ngừng phát triển theo đúng đường lối của Đảng.
- Vận động các cổ đông và người lao động đóng góp xây dựng các quy chế hoạt động của công ty ngày càng hoàn chỉnh và giám sát việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị.
- Chủ động đề xuất với HĐQT tạo điều kiện tổ chức các phong trào nâng cao tay nghề, cải tiến công nghệ, văn hoá, thể thao, tham gia các phong trào xã hội khác.
- Giáo dục công nhân, lao động nâng cao nhận thức đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế nói chung và cổ phần hoá DNNN, thành lập các DNCP nói riêng, hình thức, nội dung đấu tranh giai cấp trong nền kinh tế thị trường và các kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, TCCSĐ ở một số công ty cổ phần vẫn chưa lãnh đạo được công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người lao động, chưa chăm lo đến đời sống hàng ngày của công nhân, chưa có kiến giải nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt là TCCSĐ ở các CTCP còn yếu kém trong việc chỉ đạo công đoàn tổ chức sân chơi cho đoàn viên vừa mang tính giáo dục tư tưởng chính trị, vừa thu hút đoàn viên và tạo điều kiện cho công nhân giao lưu, vui chơi, giải trí,...
Vai trò của TCCSĐ đối với tổ chức Đoàn thanh niên
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của thanh niên.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của thanh niên, đặc biệt là quyền lợi được nâng cao các kiến thức để trở thành con người XHCN phát triển toàn diện.
- Động viên thanh niên hăng hái tham gia lao động, SXKD, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương, góp phần đưa doanh nghiệp phát triển ổn định.
- Tập hợp rộng rãi và giáo dục thanh niên về tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt các kiến thức về cổ phần hoá DNNN và thành lập các DNCP trong giai đoạn hiện nay, về đặc điểm, vị trí, vai trò của DNCP trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Chủ động đề xuất với HĐQT tạo điều kiện, kết hợp với các tổ chức trong HĐQT tổ chức đa dạng hình thức hoạt động và thi đua nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển vững chắc của doanh nghiệp.
Tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên là những tổ chức quần chúng quan trọng trong doanh nghiệp, nơi tập hợp các thành viên có chung những lợi ích và là các tổ chức mang tính chính trị - xã hội. Hoạt động của các tổ chức này thường hướng vào việc đảm bảo và thực hiện những mục đích thiết thực, đa dạng của hội viên và góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực đảm bảo sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Các cấp uỷ đảng là người lãnh đạo trực tiếp thường xuyên đối với các tổ chức quần chúng. Những năm gần đây các cấp uỷ đảng đã có nhiều chuyển biến trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo đối với các đoàn thể nhân dân. Mục tiêu chủ yếu trong sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng là tạo mọi điều kiện để các đoàn thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đã được điều lệ của mỗi đoàn thể quy định. Thường xuyên nắm tình hình hoạt động của các đoàn thể, định hướng cho các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp là phát huy mọi nội lực, thi đua trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm. Công tác vận động quần
chúng không chỉ dừng lại ở việc hô hào, vận động chung chung mà hướng vào những công việc cụ thể như giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện các biện pháp, cơ chế khuyến khích năng lực sáng tạo của quần chúng, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, thực hiện dân chủ, công khai. Các cơ chế, chính sách đúng đắn của doanh nghiệp là cơ sở cho việc phấn đấu thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân.
Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp thường được thông qua ban chấp hành của mỗi đoàn thể mà đặc biệt là người đứng đầu. Đây cũng là một trong những nét mới trong phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với các đoàn thể quần chúng, tránh được tình trạng gò ép, áp đặt, mệnh lệnh và sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Thường trong nhiều trường hợp, cấp uỷ càng can thiệp sâu vào hoạt động của các đoàn thể quần chúng, không chú trọng chức năng, nhiệm vụ và tính độc lập tương đối của mỗi đoàn thể, không những không làm cho đoàn thể mạnh lên mà thường làm cho các đoàn thể thụ động, có biểu hiện đối phó, hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài mục tiêu mang tính chất xã hội của đoàn thể như hướng vào những mục tiêu văn hoá, thẩm mỹ, thể thao, đời sống tinh thần của mỗi đoàn thể, các TCCSĐ tập trung lãnh đạo các đoàn thể thực hiện chức năng tham mưu, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, chống tiêu cực, tham nhũng, ức hiếp quần chúng, các tư tưởng và việc làm trái với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc tham gia công tác xây dựng nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, kiểm tra mọi hoạt động của đảng viên trong bộ phận mình, doanh nghiệp mình.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, vai trò lãnh đạo của TCCSĐ đối với các đoàn thể quần chúng trong DNCP vẫn còn ít những hạn chế, vướng mắc. Trong đó nổi lên nhiệm vụ công tác lãnh đạo của cấp uỷ đảng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân ở một số doanh nghiệp chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Vấn đề đảm bảo việc làm, đời sống, các chế độ về đảm bảo
an toàn lao động, chế độ đóng góp bảo hiểm cho công nhân chưa được thực hiện đầy đủ.
Điều đáng ghi nhận là công nhân tham gia ý kiến vào việc xây dựng các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn, hiệu quả hơn. Có lẽ do lợi ích của công nhân gắn chặt với hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nên họ có ý thức cao hơn trong việc tham gia góp ý kiến đúng đắn, sát thực tiễn, có tính khả thi và biểu thị sự đồng tình ủng hộ cao nên dễ được tiếp thu sửa chữa để hoàn thiện chủ trương nhiệm vụ của doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, khi công nhân tham gia ý kiến sôi nổi, đầy trách nhiệm thì sau khi chủ trương, nhiệm vụ được triển khai, chính họ sẽ tiếp thu nhanh hơn, sâu sắc hơn và có ý thức cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ trên từng cương vị công tác của mình. Tuy nhiên việc quần chúng góp ý với các vấn đề thuộc về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hình thức, kém hiệu quả.