Tinh thần quốc tế trong sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu luận văn

1.2. Những nội dung về đạo đức cán bộ

1.2.1.5. Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và

bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Tinh thần quốc tế ấy vẫn được gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, hay chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin để vạch ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa cộng sản không chỉ phù hợp với các nước châu Âu đã trải qua chủ nghĩa tư bản, mà các nước thuộc địa cũng có thể sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đấu tranh và bảo vệ sự trong sáng của nó, đấu tranh chống lại sự tấn công, phá hoại, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Một trong những điều kiện quan trọng để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin và đấu tranh cách mạng thành công là coi trọng sự đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản thế giới.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và chủ nghĩa quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sôvanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch. Do tình hình và nhiệm vụ cụ thể của mỗi đảng, mỗi dân tộc, sự vận dụng

yếu của mỗi đảng, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc….mà sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, việc mất đoàn kết giữa một số đảng, nhất là những đảng cầm quyền ở một nước xã hội chủ nghĩa, là điều khó tránh khỏi. Hậu quả của việc chia rẽ đó gây nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào cách mạng thế giới. Sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chủ yếu là do những nguyên nhân bên trong của Liên Xô và các nước khác, đặc biệt là do đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ của các đảng cầm quyền ở đó có những sai lầm nghiêm trọng và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, song còn một nguyên nhân quan trọng là sự chia rẽ, xung đột trong phong trào cộng sản quốc tế, giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được hậu quả của sự chia rẽ, mất đoàn kết này. Trong Di chúc, Người viết: “Là một người suốt đời phục vụ cho cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em.

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản,…”[39,511]

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ. Trong vấn đề này, đường lối chính trị của Đảng lãnh đạo và những chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước có ý nghĩa định hướng đúng đắn

cho việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế ở mỗi cán bộ đảng viên. Cán bộ, đảng viên là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Do đó, để phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, cần chú trọng việc giáo dục niềm tin và lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ đảng viên để họ ra sức phấn đấu cho một chế độ xã hội giàu mạnh, văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Rõ ràng, chuẩn mực đạo đức mà Hồ Chí Minh đã giáo dục, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nước ta và coi đó là cái gốc là hoàn toàn chuẩn xác. Nó là phương hướng đúng đắn và là yếu tố trọng yếu bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong mọi thời kỳ và hiện vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và dân tộc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)