.Bệnh quan liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 45)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2.2.4 .Bệnh quan liêu

Quan liêu là cán bộ xa rời thực tế, không nghiên cứu đến nơi đến chốn những công việc cần phải làm, việc gì cũng nắm không vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung…Vì vậy, bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Hồ Chí Minh chỉ rõ bệnh quan liêu luôn luôn đi đôi với bệnh mệnh lệnh. Nguyên nhân của bệnh quan liêu, mệnh lệnh của cán bộ, đảng viên, theo Hồ Chí Minh là do:

Xa nhân dân: Do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân. Khinh nhân dân: cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình.

Sợ nhân dân: khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.

Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng không làm xong; có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được.

Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông.

Không yêu thương nhân dân: do đó, họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không biết thực lòng giúp đỡ nhân dân.

Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân.

Sự phê phán nghiêm khắc và thái độ kiên quyết của Hồ Chí Minh trong đấu tranh tham ô, lãng phí, quan liêu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự nóng hổi.

Hồ Chí Minh cho rằng, những cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu thường có những dấu hiệu sau: “Đối với người: Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với nhân dân…chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích tuyên truyền. Không biết làm cho dân chúng tự giác và tự động. Đối với việc: Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, khuyến khích, giúp đỡ, kiểm tra. Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường, làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí. Một vẻ quan liêu nữa là: chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình. Tham ô, hủ hóa. Trước mắt dân chúng thì lên mặt quan cách mạng”[33,89]. Những kẻ quan liêu đó thường miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo lối quan chủ; miệng nói

phụng sự quần chúng, nhưng lại làm trái ngược với lợi ích quần chúng, thậm chí ngược với phương châm, chính sách của Đảng của Chính phủ.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những cán bộ, đảng viên và những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”. Nguy hiểm hơn, bệnh quan liêu “đã ấp ủ dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”; có nạn tham ô, lãng phí là vì có bệnh quan liêu; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu tiếp tay cho những cán bộ kém, những người xấu thỏa sức đục khoét ngân khố, tài sản quốc gia. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân. Thực chất, bệnh quan liêu không chỉ đơn thuần là sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà chính là một căn bệnh nguy hiểm, có quan hệ trước hết và chủ yếu đến lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng; có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và nhà nước. Quan liêu đi liền với mệnh lệnh, cửa quyền, coi thường quần chúng, làm khó cho người….Nó làm “biến dạng” các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước, làm cho những tổ chức đó vốn là cơ quan lãnh đạo, đại diện quyền lực và là đầy tớ của dân trở thành những tổ chức xa dân, đứng trên nhân dân, thoát ly thực tế, dẫn đến đề ra quyết định, chính sách, chủ trương công tác không sát, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ trong Đảng, nhà nước và quần chúng. Quan liêu là mặt đối lập rất nghiêm trọng với dân chủ.

Trong bài nói chuyện năm 1952 về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh giải thích: Đứng về phía cán bộ mà nói, ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ

riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói tham ô là: “Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Chống lại kẻ địch này khó khăn, phức tạp hơn ngay cả so với đánh giặc ngoại xâm. Điều này phải được xem là một đặc thù, chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Hồ Chí Minh không chỉ vạch ra những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh quan liêu, Người còn đưa ra phương thuốc hữu hiệu chữa trị bệnh này, để giúp cán bộ, đảng viên và chính quyền trở thành những người cán bộ tốt, hết lòng phụng sự nhân dân. Người nêu ra nguyên tắc: Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, hoan nghênh nhân dân phê bình mình, sẵn sàng học hỏi nhân dân. Tự mình phải gương mẫu để nhân dân noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)