Phương hướng, yêu cầu, quan điểm đối với xây dựng đạo đức cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2.2.6 .Bệnh tự cho mình là lãnh tụ

2.2. Phương hướng, yêu cầu, quan điểm đối với xây dựng đạo đức cán

trong Nghị quyết Đại hội X không ngoài những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân mà chính Hồ Chí Minh đã dồn biết bao tâm lực tập trung phê phán và kiên quyết đấu tranh. Trong điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay, để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, việc học tập một cách sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng của Người có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2.2. Phương hướng, yêu cầu, quan điểm đối với xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay cán bộ, đảng viên hiện nay

2.2.1. Phương hướng xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được nhiều thành Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Song chúng ta còn không ít những hạn chế, khuyết điểm mà nguyên nhân là do mặt trái của kinh tế thị trường cộng với việc tổ chức, chỉ đạo nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với Đảng và Nhà nước ta còn nhiều mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, trong đó có những hạn chế, khuyết điểm trầm trọng về đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm nhức nhối xã hội. Những hạn chế, khuyết điểm này biểu hiện bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp, dưới nhiều tệ nạn như:

quan liêu, vô trách nhiệm, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí thời gian, tiền bạc, của cải của Nhà nước và nhân dân.

Những con sâu mọt của các tệ nạn đó đã cố tình quên đi lời dạy “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của Hồ Chí Minh. Vì tự tư, tự lợi, chúng sẵn sàng ký những hợp đồng ma với đối tác, đi ngược lại truyền thống và lợi ích của dân tộc, làm tổn hại đến văn hoá, môi trường và kinh tế của nước nhà. Chúng sẵn sàng mua những thiết bị cũ của nước ngoài để ăn hoa hồng chênh lệch, chiếm lấy mối lợi kếch sù, mặc cho Nhà nước, cho nhân dân phải chịu hậu quả. Chúng khôn khéo, lá mặt lá trái, bắt tay với bọn đầu nậu, bọn làm ăn bất chính bòn rút tiền bạc của Nhà nước, ăn chặn tiền của của nhân dân. Chúng lợi dụng chức quyền, sẵn sàng nịnh trên, nạt dưới, tìm trăm phương nghìn kế để mưu cầu lợi ích riêng….

Những hậu quả mà chúng gây ra là vô cùng to lớn. Trong đó, điều đáng lo ngại là gây ra tâm trạng hoang mang trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, vào mục tiêu tốt đẹp của chế độ ta. Đúng như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nhận định: Một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng, độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng. Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

Những loại người này, Hồ Chí Minh gọi là bất liêm và không bằng con vật, đã được Người cảnh báo và đề ra những biện pháp giáo dục, xử lý khi

cách mạng mới giành được chính quyền về tay nhân dân vừa được hai năm. Cái mới hiện nay là nó diễn ra ở quy mô, mức độ trầm trọng và tác hại lớn hơn nhiều.

Thái độ của Đảng và Nhà nước ta đối với tệ nạn, căn bệnh nói trên là kiên quyết chữa trị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết Đại hội X cũng như các nghị quyết tiếp theo của Đảng, cũng như những văn kiện của Quốc hội, của Chính phủ thể hiện khá đầy đủ ở tầm vĩ mô về chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là: “Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”. Ở đây, lại một lần nữa, Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh đức là gốc, vì gốc có vững thì cây mới có thể trụ được trước mưa sa, bão táp. Cán bộ, đảng viên khi đã có đức thì họ sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng để vượt qua mọi cám dỗ. Bản thân họ sẽ biết điều chỉnh những hành vi theo lẽ phải.

Để có đức là gốc thì ngay từ đầu đã phải rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ngay từ khâu tuyển chọn, đào tạo cán bộ, kết nạp đảng viên mới đã phải làm kỹ, phân ra từng loại để giáo dục, trang bị cho họ những phẩm chất đạo đức cần thiết. Đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất về đạo đức cần phải sửa chữa cho tiệt nọc. Trường hợp không thể sửa chữa được cho họ, mà họ trở thành lực lượng phản động đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc, thì phải kiên quyết loại bỏ như Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn và đã làm. Đó cũng là đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Văn kiện Đại hội X cũng như nhiều văn kiện trước đây của Đảng đã nhấn mạnh các biện pháp giáo dục, răn đe, xử lý những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất; đồng thời, động viên, khen thưởng những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có phẩm chất đạo đức tốt, có hành động dũng

cảm chống lại những hiện tượng băng hoại đạo đức xã hội. Đảng đòi hỏi phải “thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng”, phải cụ thể hoá và thực hiện nghiêm những điều cấm đối với cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý”; phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật và điều lệ đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi dụng chức quyền để tham nhũng. Có những biện pháp cụ thể để bảo vệ và khen thưởng những người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng” [16,136]. Với những đòi hỏi ấy, lẽ ra đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta phải tốt lên rất nhiều và còn rất ít những hiện tượng thoái hoá biến chất, lợi dụng chức quyền gây nhũng nhiễu. Nhưng điều lẽ ra ấy lại không diễn ra như mong đợi. Tại sao vậy? Chắc chắn sẽ có rất nhiều câu trả lời, nhưng câu trả lời đáng lưu tâm hơn là: nhiều văn kiện và nghị quyết của Đảng chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc ở các tổ chức cơ sở đảng, ở các tổ chức nhà nước, đoàn thể, ở các cá nhân cán bộ, đảng viên. Muốn rèn được đức cho cán bộ, đảng viên thì ngoài việc chủ trương đúng còn phải có biện pháp cụ thể, quyết liệt, và có kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện.

2.2.2. Yêu cầu đối với xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay Con người là chủ thể của cộng đồng xã hội, cho nên để đấu tranh cho Con người là chủ thể của cộng đồng xã hội, cho nên để đấu tranh cho tiệt nọc các chứng bệnh phi đạo đức và xây dựng một xã hội có đạo đức mới, phải phối hợp đồng bộ giữa cá nhân và cộng đồng trong nhận thức và thực hành đạo đức. Ở trong mỗi con người đều có sự tiềm ẩn của cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai. Bởi vậy, trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên cần phải xem xét cái gì họ đã làm đúng, cái gì họ đã làm chưa đúng để trang bị ngày càng nhiều cái thiện, cái tốt cho họ và hạn chế, đi đến quét sạch cái xấu, cái ác trong họ. Phải giáo dục, trang bị cho họ những phẩm chất đạo đức

cách mạng nhất định, trên cơ sở đó, họ sẽ tự giác nhận ra và phát huy được cái thiện, cái đúng và kiềm chế cái ác, cái sai.

Cái thiện, cái đúng phải là chuẩn mực của cộng đồng. Do vậy, song song với việc khuyến khích cá nhân và tập thể tự giác chấp hành những chuẩn mực đó, Nhà nước và cộng đồng cần có pháp luật, quy chế để bảo vệ những chuẩn mực đó. Pháp luật chính là những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng được luật hoá để giúp cho cộng đồng vươn tới xã hội đạo đức, có trật tự kỷ cương. Tuy nhiên, không phải cứ có luật là xã hội răm rắp tuân theo mà phải qua quá trình nhận thức, mỗi người nhận thức ra cái đúng, cái sai và tự giác chấp hành pháp luật. Do đó, trách nhiệm của Nhà nước là phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu được luật và tuân theo pháp luật. Trong trường hợp những cá nhân và đơn vị cố tình không tự giác chấp hành pháp luật thì Nhà nước có biện pháp cứng rắn cưỡng chế họ tuân theo.

Hiện nay, trước những đòi hỏi cấp bách của xã hội và những yêu cầu bức xúc của nhân dân, Quốc hội đã ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật chống tham nhũng. Những luật này có hiệu lực chắc chắn sẽ góp phần to lớn vào việc phòng ngừa, răn đe và đẩy lùi tệ tham nhũng, tham ô lãng phí đang làm băng hoại đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nhưng, luật có hoàn thiện đến mấy cũng không thể lấp được mọi kẽ hở. Kẻ xấu có thể lợi dụng những kẽ hở ấy để luồn lách thực hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Do đó việc xây dựng cho toàn đảng, toàn dân ý thức bảo vệ pháp luật, không lợi dụng những kẽ hở của luật, lách luật, để thực hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí là rất cần thiết. Cao hơn nữa là giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân tự giác chấp hành luật, làm chủ luật, phát hiện những kẽ hở của luật , kiến nghị với Quốc hội sửa đổi, bổ sung, làm cho luật càng ngày càng hoàn thiện.

Đạo đức là cái gốc của xã hội nói chung và của cán bộ, đảng viên nói riêng. Việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức và hệ thống pháp luật bảo vệ nó phải là việc làm thường xuyên của Nhà nước. Hơn thế việc giáo dục và pháp luật một cách có hệ thống và thường xuyên từ trong trường học ra đến ngoài xã hội với nội dung và phương pháp thích hợp có vị trí quan trọng trong nhận thức và hành động theo đạo đức và pháp luật của mọi đối tượng trong toàn xã hội. Mỗi thành viên của xã hội, của mọi tổ chức Nhà nước, đoàn thể phải sống theo pháp luật và rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức, tham nhũng, tham ô, lãng phí, buôn lậu, không phải vì họ không biết những chuẩn mực đạo đức cần có của người cán bộ, đảng viên, mà vì lợi ích cá nhân họ đã bán rẻ nhân phẩm, bất chấp lợi ích của dân tộc, của nhân dân, thì cần phải thẳng tay trừng trị theo pháp luật. Đó cũng là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và mang tính nhân đạo cao.

2.2.3. Quan điểm xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong khi đặt phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Đảng ta đa khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người, vai trò nền tảng tinh thần và động lực phát triển của văn hóa, đạo đức. Giáo dục đạo đức là một trong những biện pháp đảm bảo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Văn hóa, đạo đức là động lực phát triển của xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, cần phải phát huy mạnh mẽ nội lực, giải phóng mọi tiềm năng cho sự phát triển. Phát huy mạnh mẽ những chuẩn mực đạo đức mới, như năng động, sáng tạo, quyết tâm không

chịu đói nghèo, đưa đất nước tiến lên cùng thời đại,…là động lực tinh thần to lớn để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo cho nhân dân ta những điều kiện và nguồn lực mới để phát triển, đồng thời cũng phải đòi hỏi chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, hình thành, bổ sung thêm những giá trị mới, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa.

Kinh tế thị trường càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao về đạo đức xã hội nói chung, đạo đức trong sản xuất, kinh doanh nói riêng. Xã hội muốn giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững, mỗi cá nhân muốn thành đạt, lâu bền, phải biết cạnh tranh và hợp tác, năng động, sáng tạo, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời phải tôn trọng chữ tín, có lương tâm nghề nghiệp. Đó cũng chính là những yêu cầu và giá trị đạo đức cần phải xây dựng trong kinh tế thị trường.

Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, đặc biệt trong tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống nghiêm trọng như hiện nay, cán bộ, đảng viên của Đảng muốn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những tấm gương trong sáng về đạo đức.

Trong cơ chế kinh tế mới, người lao động, dù là người lao động bình thường, công chức nhà nước hay nhà doanh nghiệp, bên cạnh việc trau dồi tri thức, kỹ năng, thực hiện tốt chuyên môn nghề nghiệp, việc học tập, tu dưỡng đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, nhân dân, cộng đồng, tập thể và với chính bản thân, gia đình mình đang là yêu cầu cấp bách của sự tồn tại và phát triển bền vững. Giữ gìn phẩm giá con người, dù ở bất cứ cương vị nào, là bổn phận và trách nhiệm của mỗi con người.

Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người không phải tự nhiên xuất hiện mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện tự hoàn thiện chính bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình. Tình hình đó đặt ra yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường quản lý đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng nhằm tạo sự thống nhất về nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)