.Bệnh tham lam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 41)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.2.2.1 .Bệnh tham lam

Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà tự tư tự lợi. Dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình. Biểu hiện của bệnh tham lam là cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén cá nhân, ý nghĩ và hành động của họ luôn luôn nghĩ lợi cho mình, bất chấp, thậm chí chà đạp lên lợi ích của dân tộc, của nhân dân một khi đụng chạm đến quyền lợi của bản thân hay gia đình họ.

Bệnh tham lam này thể hiện rõ nhất là tham lam của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền trong bộ máy, khác với tham lam của những

người bình thường. Loại tham lam này thường dùng uy quyền của mình để lấy của công làm của tư, nhân danh tổ chức, nhân danh nhà nước để thực hiện mục đích của mình. Thực tế, một số người có chức có quyền lợi dụng chức vụ của mình để đục khoét, tham nhũng, hối lộ. Do bòn rút công quỹ nên sinh hoạt của họ rất xa hoa, phung phí tiền của Nhà nước, của dân, sống một cuộc sống vương giả. Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi: Tiền bạc đó ở đâu ra? Và tự trả lời: Tiền bạc đó không do mồ hôi nước mắt, bằng sức lao động của họ làm ra mà là không xoay của Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí là chợ đen, buôn lậu. Có thể khẳng định rằng nếu là những đồng tiền bằng lao động chính đáng, do mồ hôi nước mắt làm ra thì không ai có thể ăn tiêu xa xỉ như vậy. Thật tiếc đó lại là của “chùa”, của chung, những vụ việc hầu như rơi vào những cán bộ, đảng viên giữ chức trách trong bộ máy, trong đó có cả những người nhân danh bảo vệ pháp luật.

1.2.2.2. Bệnh lười biếng

“Lười biếng là kẻ địch của chữ cần”. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn, hàng vạn nguời khác. Hồ Chí Minh cho rằng, biểu hiện của bệnh này trong cán bộ, đảng viên là “Tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đùn cho người khác. Gặp nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh” [31, 255]. Tự cho mình là giỏi, không chịu học hỏi, lười suy nghĩ, tất nhiên lâu ngày trình độ của họ thấp dần không đáp ứng công việc được giao. Như vậy họ đã trở thành người không giúp ích được cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những quan điểm của hồ chí minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)