Về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 97 - 101)

Chƣơng 2 : QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA

3.3. Ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn về vấn đề con ngƣời ở Việt

3.3.1. Về mặt nhận thức

- Về nguồn gốc và bản chất con người

Con người là sản phẩm tinh túy nhất của giới tự nhiên. Ở mọi thời đại, vấn đề này luôn luôn được quan tâm chú ý, luôn luôn được làm mới mẻ. Ngay từ thời cổ đại vì nhu cầu sống còn của mình, con người đã phải tìm hiểu tự nhiên, xã hội và tìm hiểu về chính bản thân mình. Những quan điểm về con người ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại phản ánh trình độ nhận thức và bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa, mà Đạo gia là tiêu biểu trong một số đó.

Cho đến nay các thành tựu của khoa học đã có những bước tiến rất dài trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người. Tuy nhiên với quan niệm con người bắt nguồn từ Đạo, có nguồn gốc và mang bản chất “Đạo” của Đạo gia đã phủ nhận quan niệm thần thánh, quan niệm mệnh trời về nguồn gốc con người vốn rất mới lạ lúc bấy giờ thì hiện nay vẫn có giá trị trong xu hướng nhận thức về nguồn gốc tự nhiên, về bản tính của con người, quan điểm đó cần được phát huy.

Chắt lọc những tư tưởng về nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc Đạo của Đạo gia cho rằng “con người sinh ra là do khí tụ lại, tụ thì sống, tan thì chết” hay “Đạo sinh ra tinh thần, tinh khí sinh ra hình thể”… thì các khoa học cụ thể có thể tìm thấy những gợi ý trong việc đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, bản chất tự nhiên của con người.

Một vấn đề luôn có ý nghĩa đối với con người ở mọi thời đại đó là việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của người. Đạo gia đóng góp cho nhân loại triết lý dưỡng sinh quý giá. Vấn đề “dưỡng sinh” cần được làm sáng tỏ cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Điều này gợi mở cho việc tìm hiểu làm sáng tỏ bản chất của hoạt động dưỡng sinh của con người hiện nay, thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức về con người.

- Về vấn đề nhận thức trực giác của con người

Vấn đề nhận thức trực giác của Đạo gia vốn đã được bàn tới từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng ở cả phương Đông và phương Tây và cho đến ngày nay vấn là chủ đề thu hút sự quan tâm chú ý và có rất nhiều quan điểm khác nhau gây tranh luận. Phật giáo cho rằng nhờ trực giác đó hay còn gọi là trí tuệ Bát nhã mà người tín đồ giác ngộ, giải thoát. Henri - Bergson (1859-1941) - nhà triết học người Pháp cho rằng nhận thức tuệ tính, nhận thức khoa học không thể biết được chân lý, tư duy lôgic không có khả năng đem lại hiểu biết, khả năng khám phá được bản chất của thế giới. Theo ông chỉ có trực giác (có tính chất đối lập với nhận thức lý tính, tư duy logic) thì mới có thể tìm ra sự thật.

Bergson tin rằng, chúng ta cũng có tri thức trực giác trong những quyết định hành động của chúng ta, và do đó tri thức trực giác trong chính sự chiếm hữu ý chí tự do của chúng ta. Tuy nhiên, tri thức tức khắc này về bản tính có đặc điểm rất khác biệt so với tri thức về thế giới bên ngoài do trí tuệ chúng ta cung cấp. Học giả người Nhật đồng thời là nhà Thiền học lừng danh trong cuốn “Thiền và phân tâm học” cho rằng ngoài nhận thức của khoa học đưa lại tri thức còn có con đường nhận thức khác “có một lối khác, đi trước hay đi sau những khoa học để nhận thức thực tại”. Ông gọi nó là lối nhận thức của thiền và ông tỏ ra đánh giá cao lối nhận thức thiền. Trong khi đó học giả Cao Xuân Huy (1900-1983), người được mệnh danh là “nhà Đạo học” của Việt Nam khi còn trẻ tuổi đã cho rằng nhận thức “biết thiên hạ” tức là hiểu biết vạn vật bằng hiểu biết thông thường, còn cái gọi là “biết Đạo trời” là biết cái tuyệt đối, bản chất của vũ trụ, nó là một thứ trực quan tuệ tính, là kết quả của quá trình hoạt động tư duy liên tục, bền bỉ như trực quan của các nhà khoa học có được sự linh cảm sáng suốt trong quá trình tự thực nghiệm …Do đó, có thể thấy vấn đề trực giác mà Đạo gia đã đề cập đến cách đây hàng mấy nghìn năm cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, đặt ra cho con người tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ về nguồn gốc, bản chất của nó.

- Về mối quan hệ giữa nhận thức trực giác và nhận thức con người

Đây cũng là một trong những vấn đề ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý các học giả tôn giáo cũng như giới khoa học. Cho đến nay, tựu trung lại chúng ta có thể thấy nổi lên một số quan điểm chủ yếu về vấn đề này.

Thứ nhất, các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng trực giác là kết quả của

quá trình nhận thức thông thường. Chẳng hạn theo học giả Cao Xuân Huy “biết thiên hạ” tức là hiểu biết vạn vật bằng hiểu biết thông thường, là kết quả của quá trình nhận thức với tư cách là sự phản ánh thế giới bên ngoài. Còn cái gọi là “biết Đạo trời” là biết cái tuyệt đối, bản chất của vũ trụ, tức là Đạo. Về bản chất nó là một thứ trực quan tuệ tính, là kết quả của quá trình hoạt động

tư duy liên tục, bền bỉ như trực quan của các nhà khoa học có được sự linh cảm sáng suốt trong quá trình thực nghiệm …

Thứ hai là loại quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo cho rẳng,

trực giác và nhận thức thông thường là các cấp độ khác nhau của quá trình nhận thức chân lý. Theo quan điểm này hai loại nhận thức này có cùng nguồn gốc và bản chất, chỉ phân biệt về trình độ

Thứ ba là quan điểm phủ nhận vai trò của nhận thức thông thường, đề

cao trực giác với tư cách là trí tuệ siêu việt. Quan điểm này cho rằng hai loại nhận thức có nguồn gốc và bản chất khác nhau. Đây là loại ý kiến phổ biến cho các tôn giáo, các trường phái triết học hướng nội.

Lão Tử, đặc biệt là Trang tử xuất phát từ việc tuyệt đối hóa nhận thức về Đạo, chủ trương trở về với Đạo đã đề cao trực giác, hạ thấp vai trò thậm chí là phủ định nhận thức thông thường với tư cách là sự phản ánh thế giới hiện thực. Trong Đạo đức kinh và nhất là Nam hoa kinh điều này được nhấn mạnh nhiều lần. Qua đó có thể thấy các nhà sáng lập Đạo gia cho rằng mối quan hệ giữa trực giác và nhận thức thông thường có tính chất không đồng thời (tính bất định) diễn ra theo hai xu hướng trái ngược nhau. Điều này tương đồng với những khám phá về tính chất bất định của thế giới vi mô của khoa học hiện đại

Theo các nhà vật lý hiện đại tính chất bất định của thế giới các hạt vi mô là một trong những nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử. Năm 1927, Haidenbec (1901-1976), nhà vật lý người Đức đã đưa ra nguyên lí bất định trong việc nghiên cứu lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Theo Haidenbec vị trí của một hạt photon ánh sáng càng được xác định chính xác bao nhiêu về vị trí thì động lượng của nó càng ít được biết chính xác bấy nhiêu tại thời điểm đó, và ngược lại. Điều này được diễn tả bằng hệ thức:

Trong đó h là hằng số Planck, ∆x nói lên độ chính xác của việc xác

định vị trí của hạt (đặc trưng của tính chất sóng), còn ∆Px thể hiện độ chính xác của việc xác định động lượng của hạt (đặc trưng cho tính chất hạt). Ý nghĩa triết học của hệ thức Haidenbec ở chỗ: Nói lên tính chất bất định giữa tính chất hạt và tính chất sóng của các hạt vi mô. Điều đó có nghĩa, trong thế giới vi mô, ngoài các quy luật chung còn có các quy luật đặc thù mà con người chưa hiểu được bao nhiêu.

Do đó, ta có thể thấy rằng bản thân nhận thức trực giác cho đến nay hãy còn chưa được làm sáng tỏ bao nhiêu về nguồn gốc, bản chất cũng như mối quan hệ giữa trực giác với nhận thức thông thường … là những vấn thuộc về lĩnh vực ý thức tư tưởng của con người cần phải được nghiên cứu tìm hiểu đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn của chính con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 97 - 101)