Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 101 - 118)

Chƣơng 2 : QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA

3.3. Ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn về vấn đề con ngƣời ở Việt

3.3.2. Về mặt thực tiễn

- Giáo dục con người sống hòa nhập với thiên nhiên

Chỉ trong vòng hai mươi năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ra quá nhiều áp lực cho nước ta. Một vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Ngày nay, khi vấn đề môi trường sinh thái đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất, khó giải quyết nhất của nhân loại, thì việc tìm hiểu ý nghĩa về quan điểm con người theo Đạo gia đối với vấn đề này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Với quan niệm “vạn vật đồng nhất thể” Đạo gia cho rằng con người cũng giống như muôn sự vật khác, là một bộ phận trong cái chỉnh thể thống nhất là thế giới. Mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là mối quan hệ thống nhất biện chứng. Tuy vậy trong quá trình sống con người đã giải quyết mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên không thỏa đáng, đã gây nên bao tổn thất cho môi trường, không chỉ ở ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến sự

sống còn của xã hội. Vì vậy vận dụng ý nghĩa quan điểm Đạo gia, chúng ta thấy để tồn tại con người phải sửa chữa những sai lầm từ trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Những quan điểm triết học của Đạo gia đã góp phần chỉ ra cho chúng ta trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải tôn trọng quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng phù hợp những quy luật tự nhiên vào cuộc sống nếu không sẽ phải trả giá và chuốc lấy hậu quả khôn lường, như Lão Tử cảnh báo “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”.

Đặc biệt Đạo gia yêu cầu trong hoạt động thực tiễn con người phải “thuận theo tự nhiên”, sống “thuận thiên”, không được làm trái quy luật tự nhiên, không được cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi ích tầm thường của mình. Đối với Đạo gia thì con người chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên, vì thế con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên, cần hòa mình với thế giới tự nhiên. Môi trường mà con người đang sống cũng chính là môi trường tự nhiên. Bảo vệ môi trường tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là con người đang bảo vệ chính mình. Điều này có tính thời sự đặc biệt và sâu sắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, với môi trường sinh thái bị ô nhiễm, thiên tai và dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng, một hệ lụy trực tiếp từ quá trình con người”nhân tạo hóa thiên nhiên”, tạo dựng một nền văn minh không tương thích với bản tính tự nhiên của vũ trụ vạn vật. Để cải thiện hoàn cảnh tự nhiên, cần phải cải thiện quan niệm con người, coi trong sự điều chỉnh quan hệ giữa con người với tự nhiên. Lí luận “Tự nhiên vô vi” của Đạo gia đã chỉ đạo mọi người coi trọng nhận thức và điều chỉnh quan hệ giữa con người với tự nhiên, xây dựng tư tưởng có lợi, quan niệm mới về con người với tự nhiên. Tư tưởng “Đạo pháp tự nhiên” của Lão Tử góp phần điều chỉnh mối quan hệ, xây dựng quan niệm mới văn minh khoa học. Nó điều chỉnh từ quan hệ đơn thuần vốn có của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thành mối quan hệ hài hòa đã đối lập lại thống nhất. Sau

khi con người phân hóa ra từ giới tự nhiên , một mực con người cho rằng đã thoát ly khỏi giới tự nhiên, đi theo con đường đối lập với giới tự nhiên nhưng thực ra con người ban đầu thoát ly khỏi giới tự nhiên chỉ là tương đối, sinh mệnh và cuộc sống con người vẫn ở trong những mắt xích lớn của giới tự nhiên vì con người căn bản chỉ là một bộ phận của tự nhiên, con người và tự nhiên nên hài hòa, nhất trí, thuận ứng.

Cũng theo quan điểm Đạo gia thiên nhiên vận hành theo một quy tắc nhất định nếu có sự tác động như khai thác, xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng làm mất đi sự cân bằng thì sẽ làm đảo lộn chu trình tự nhiên ấy. Đó cũng là cái lẽ “cùng tắc biến” mà ông nhắc đến trong triết lí nhân sinh. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào tự nhiên hay toàn bộ môi trường tự nhiên nếu chúng ta khai thác quá mức cho phép thì hậu quả sẽ trái nghịch khôn lường. Nếu biết làm theo triết lí “vô tình vô dục” của Đạo gia thì chắc hẳn cũng sẽ không còn những hiện tượng vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp sự tổn hại của môi trường tự nhiên, sẽ không còn hàng ngàn cánh rừng bị khai thác trái phép phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Xét cho cùng cũng là vì cái tâm tư dục, tham muốn của con người không thể điều chỉnh được.

Tiếp nữa nên điều chỉnh cải tạo tự nhiên, con người cần phải biết quý trọng mọi sự sống nói chung, gắn với quý trọng môi trường tự nhiên, không tàn sát sinh vật và hủy hoại môi trường sinh thái một cách tùy tiện. chinh phục tự nhiên của văn minh khoa học hiện đại vốn đã đề xướng thành quy luật “bảo hộ tự nhiên”, “thuận ứng tự nhiên”, “trở về tự nhiên” trong quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên của Đạo gia. Nền văn minh khoa học phát triển hiện đại, con người đã can thiệp quá sâu vào giới tự nhiên và hệ lụy của nó là hoàn cảnh để chúng ta sinh tồn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy “trở về với tự nhiên” có phải là một thông điệp mà các nhà triết học Đạo gia nhắc nhở, cảnh báo chúng ta? Hạt nhân lí luận này đã ngăn chặn sức phá hoại chống tự nhiên, chúng ta nên để cho khoa học đi theo hướng vừa phục tùng đạo đức nhân bản

lại vừa phục vụ sứ mệnh vĩnh hằng cải thiện và bảo vệ tự nhiên.

Vì vậy có thể coi triết lí nhân sinh của Đạo gia là một bức tranh hoàn chỉnh phác họa về cuộc sống tôn trọng, bảo vệ và hòa hợp với tự nhiên. Đồng thời cũng là lời cảnh báo với những hành động thái quá trong cuộc sống. Đạo pháp tự nhiên cùng với triết lí vô vi tự nhiên của Đạo gia là những nét nhấn đặc sắc nhất vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, không những có ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

- Giáo dục lối sống đạo đức

Có thể nói lối sống có đạo đức văn hóa thủy chung tình nghĩa vẫn là nét đẹp trong đại đa số nhân dân. Song trong cơ chế thị trường hiện nay, lối sống đó đang bị lu mờ và phai nhạt dần đi trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả những thực trạng trên đang càng ngày làm mai một đi lối sống tốt đẹp của dân tộc, làm mất dần đi truyền thống đạo đức tốt đẹp và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tìm hiểu ý nghĩa của quan điểm về con người của Đạo gia đối với việc giữ gìn và phát huy lối sống đạo đức văn hóa chúng ta thấy hầu hết các nội dung trong triết lí nhân sinh đều có phần ảnh hưởng của nó.

Đạo gia đã khẳng định rằng bản tính con người sinh ra là không thiện không ác, tất cả đều do sự tu dưỡng cải tạo đạo đức ở mọi người để hình thành bản chất tính thiện hay tính ác. Cũng như Trang Tử khẳng định vạn vật trong trời đất không vật nào sinh ra tự nó là hữu dụng hay vô dụng cả. Người ta sinh ra không phải là một vật hoàn thiện ngay. Cái sống của mỗi người trên đời không khác gì cái sống toàn mãn của một cái cây trong hình thức ban đầu mới sinh ra của một hột giống. Một hột giống muốn trở thành một cây cũng phải trải qua không biết bao nhiêu giai đoạn mới hình thành. Con người ta cũng vậy, nhiệm vụ của mỗi người trong cuộc sống là phải cố gắng phấn đấu nỗ lực sống sao cho đạt đến cái tận thiện của bản thân mình. Trong giai đoạn

hiện nay, tư tưởng này của Lão Trang là động lực thôi thúc mỗi cá nhân tích cực hăng hái hoàn thiện bản thân để có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, Đạo gia khuyên con người phải tu thân dưỡng tâm, phải biết trau chuốt giữ gìn nội tâm cho trong sang để có một lối sống có đạo đức văn hóa. Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, trước những cám dỗ, nếu con người ta biết giữ chân tâm thì nhất định sẽ tránh xa được những tệ nạn xã hội đang ngày đêm rình rập con người. Biết cách làm cho tâm trong sạch, bình thản thì không gì có thể làm con người sa ngã.

Vận dụng ý nghĩa của luật phản phục vào cuộc sống hiện tại chúng ta thấy nó cũng có phần ý nghĩa. Vì không nên làm cái gì thái quá nên đối với bản thân không bao giờ nên để có sự dư thừa mà lại cần phải có sự bớt đi. Áp dụng nguyên lí đó vào cuộc sống đều thấy ứng nghiệm. Đối với việc tu thân thì tiết chế tư dục hay hơn là thỏa mãn tư dục. Kẻ tự phụ kiêu căng thì tự hạ mình xuống thấp và đánh mất dần nhân tâm. Kẻ biết khiêm cung từ tốn lại là kẻ khéo nuôi dưỡng và làm hưng khởi lòng đạo đức của mình và được người đời mến chuộng. Người được nhục dễ được vinh quang, nước bị nhục dễ vượt lên địa vị cường thịnh. Cho nên nếu ai cũng hiểu được cái lẽ Lão Tử: nhục là điều kiện của vinh, nghèo là điều kiện của giàu, tối là điều kiện của sáng, quấy là điều kiện của phải, thất bại là mẹ thành công, tiêu cực chính là điều kiện của tích cực. Nếu mỗi người đều biết đủ, biết dừng thì lời khuyên của Lão Tử thì mỗi người sẽ giữ cho mình được sự cân bằng trong cuộc sống, không quá coi trọng vật chất sẽ giúp ta có thời gian để nhìn thấy những giá trị tinh thần.. Đồng thời xã hội sẽ bớt đi những hiện tượng chạy chức chạy quyền, quan niệm sống vì đồng tiền, lối sống chạy theo đồng tiền… sẽ không còn thịnh hành nữa. Hiện nay chúng ta thấy rằng tất cả những vi phạm pháp luật trong cạnh tranh kinh doanh… gây thiệt hại cho Nhà nước thậm chí đến tính mạng con người đều xuất phát từ việc chạy theo lợi nhuận, hay nói sâu xa hơn thì đó chính là vì đang bị cái tâm tư dục của con người sai khiến. Lòng tham

của con người là vô đáy, nếu mỗi người thấu hiểu được cái triết lí nhân sinh này của Đạo gia thì chắc chắn trong xã hội sẽ không còn những cảnh chạy đua bất chấp cả tính mạng con người đến như vậy.

- Ý nghĩa của phép xử thế Đạo gia

Từ quan điểm vô vi trong tự nhiên, Đạo gia mở rộng ra quan điểm vô vi trong chính trị - xã hội, cùng với học thuyết vô vi nhi trị thì phép xử thế Đạo gia là phần nội dung quan trọng trong triết lí nhân sinh của nó. Nếu bỏ qua những nội dung xuất thế tiêu cực, mặt hạn chế của Đạo gia, chúng ta có thể chắt lọc được không phải là ít về triết lý xử thế rất có giá trị đối với con người trong xã hội hiện đại ngày nay.

Một trong những triết lí sống của Đạo gia là làm sao cho giữ được lòng “từ”, tức là lòng nhân từ, yêu thương con người. Nếu biết vận dụng ý nghĩa của triết lí đó vào đời sống con người hiện nay thì rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. Lòng nhân ái yêu thương con người là một chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam, là thước đo giá trị trong hành vi ứng xử của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Lòng nhân ái là chất keo tạo nên tinh thần đoàn kết gắn bó giữa con người với nhau, làm cho khối đoàn kết dân tộc của người Việt Nam có chiều sâu của nó. Lão Tử dạy “dĩ đức báo oán” cũng là xuất phát từ lòng “từ”, sống nhân ái, khoan dung cũng là một trong những biểu hiện cao cả nhất của một con người sống đẹp, nếu hiểu điều đó mỗi con người trong xã hội sẽ đối xử với nhau trong tình yêu thương, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau mỗi lúc khó khăn, một khi lối sống đó được phổ biến trong đời sống con người thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Đạo gia khuyên con người nên chủ trương thuyết vô tình quả dục, có nghĩa là giảm ham muốn dục vọng. Thật vậy nếu con người ta biết kiềm chế những tham vọng tham muốn của mình thì bản thân sẽ không phải mệt nhoài với những toan tính vụ lợi mà dần đánh mất chính bản thân mình lúc nào không hay.

Nhắc đến Đạo gia ta phải nhắc đến một quan điểm nổi bật trong phép xử thế. Đó là quan điểm lấy nhu thắng cương (chí nhu) vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến thuật xử thế trong việc thực hiện các thủ thuật trong chiến tranh, trong trường phái nhu đạo … Vận dụng triết lý “lấy nhu thắng cương” thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vào đời sống, con người hiện nay có thể học được nghệ thuật sống mềm mỏng, khéo léo, tế nhị là điều cần thiết có giá trị không nhỏ. Đây là một kĩ năng mềm mà không phải ai cũng có được. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu mỗi người có thể thấu suốt quan điểm này, vận dụng nó trong từng trường hợp cụ thể thì đây có thể được coi là một phương thức sống ưu việt giúp đạt đến thành công.

Trong thời đại ngày nay tư tưởng này ngày càng phát huy giá trị, các quốc gia chủ trương giải quyết những vấn đề tranh chấp xung đột trên bàn đàm phán, giải quyết bằng phương pháp thương thuyết, đấu tranh nghị trường là chủ yếu…Đây cũng là một phần thể hiện quán triệt quan điểm chí nhu của Đạo gia. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường lợi ích của các chủ thể đan xen, phụ thuộc lẫn nhau để có thể tham gia vào chuỗi giá trị chung, để có thể xây dựng thương hiệu, giành và phát triển được thị phần trên thương trường … thì mỗi người, mỗi chủ thể không thể thiếu khả năng kĩ năng đàm phán, lương lượng, biết người biết ta để thích ứng, nhiều khi phải lùi một bước để có thể thực hiện vững chắc các bước tiếp theo …

Triết lí Đạo gia không chỉ dành riêng cho những bậc tu sĩ hay ẩn sĩ lánh đời. Trên tất cả đó là triết lí về sự sống. Ngày nay xã hội càng phát triển, bên canh những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, con người lại muốn quay về với cái tâm thuần phác và hư tĩnh của bản thân. Và triết lí Đạo gia hướng chúng ta đến với phần cốt lõi của sự sống vốn luôn hiện hữu trong mỗi con người.

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, quan điểm của Đạo gia cũng góp phần vào tiếng nói lên án chiến tranh, hướng đến mục tiêu vì hòa bình dân tộc và hòa bình thế giới như truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Trong hoạt động

đối ngoại, mục tiêu vì hòa bình luôn được đặt lên hàng đầu. Khi có bất kì xung đột hay chiến tranh trên thế giới, Việt Nam luôn là dân tộc lên tiếng bảo vệ hòa bình theo tôn chỉ của Tổ chức hòa bình thế giới. Đó là vận dụng ý nghĩa “bất tranh” trong triết lí nhân sinh Đạo gia. Hiện nay nước ta cũng được các nước lớn hỗ trợ phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật bằng các gói đầu tư như ODA; FDI vì hòa bình và phát triển bền vững.

- Giáo dục tinh thần chăm sóc sức khỏe

Triết lí dưỡng sinh của Đạo gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tinh thần chăm sóc sức khỏe cho con người hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc sống hiện đại cùng quá trình công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 101 - 118)