Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giữa CHDCND triều tiên và hàn quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 81 - 94)

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Hàn Quốc – Triều Tiên, Luận văn nêu ra một số kiến nghị sau:

1. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã được nâng cao thành đối tác chiến lược, cần nắm bắt thời cơ, đẩy nhanh, mạnh tiến trình hợp tác kinh tế và văn hóa.

Có thể nói, về sự phát triển quan hệ ngoại giao song phương thì quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được phát triển nhanh nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Ngày 22 – 12 – 1992, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước mới được thiết lập, thời gian kể từ đó tới nay mà quan hệ hai bên đã được nâng cao đến mức cao nhất. Hơn nữa, cần nói thêm rằng, mối quan hệ này manh tính thực tế cao, sự đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt hiệu quả cao đối với cả hai bên, nét tương đồng văn hóa đã khiến cho hai bên nhanh chóng đi tới sự đồng thuận cao trong nếp suy nghĩ, cách làm và gần gũi nhau hơn. Xu hướng kết hôn Việt – Hàn ngày càng gia tăng càng làm cho tình cảm, quan hệ ruột thịt thêm gắn bó.v.v. Đó là những điều kiện cần và đủ để chúng ta “tăng tốc” trong việc thúc đẩy mối quan hệ này. Nói cụ thể hơn, một lộ trình phát triển kinh tế, tiếp nhận đầu tư mạnh, tiếp thu nguồn vốn lớn, học tập và nhận chuyển giao kinh nghiệm quản lý vĩ mô và vi mô, học hỏi và tiếp nhận khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử kĩ thuật, kĩ thuật sản xuất ô tô, đóng tàu của Hàn Quốc cần phải nhanh chóng được lập ra một cách khả thi. Lại nữa, nguồn nhân lực để thực hiện, đi suốt lộ trình này phải được đào tạo bài bản, tu nghiệp ở Hàn Quốc. Hàn Quốc đi trước chúng ta một bước trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 1961 đến 1995, trong vòng 35 năm mà Hàn Quốc đã thực sự trở thành “tiểu

hổ” trong khu vực, thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 1996 là 10.000 USD một đầu người, thành tựu văn hóa đạt được khiến cả thế giới phải ngạc nhiên. “Làn sóng Hàn Quốc” đã ngập tràn cả khu vực Đông Nam Á và một số nước trên thế giới. Thêm nữa, về mặt quy mô, Hàn Quốc cũng tương tự như Việt Nam, không rộng và lớn như Trung Quốc, cùng là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hóa Trung Hoa, bởi thế, kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc rất xứng đáng để chúng ta học hỏi.

Về mặt văn hóa, quan hệ lịch sử Việt – Hàn được bắt đầu từ thế kỉ XII, XIII với những sự kiện đặc biệt là các Hoàng tử nhà Lý Việt Nam vượt biển sang Cao Ly lánh nạn. Hậu duệ đời thứ sáu của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Nghĩa Mẫn từng làm quan Tể tướng đầu triều Cao Ly trong 6 năm (1190 – 1196) và dòng họ này có rất nhiều chi, nhiều con cháu thành đạt, có tầm ảnh hưởng lớn ở phía Nam Hàn Quốc. Dòng họ Lý Long Tường ở Hoa Sơn có công lao rất lớn trong các cuộc chống quân Nguyên Mông xâm lược Cao Ly thế kỷ XIII và gây dựng nề nếp học hành ở Cao Ly. Ngày nay, số lượng người Hàn Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Hàn Quốc ngày càng tăng và đạt tới con số hàng chục vạn người. Hôn nhân Hàn – Việt gần như đã trở thành trào lưu ở hai nước. Dân gian gọi quan hệ hai nước là quan hệ “thông gia”. Người Hàn Quốc còn nói rằng, trong dòng máu thuần nhất của dân tộc Hàn nay đã pha trộn thêm dòng máu của dân tộc Việt. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã trỗi dậy ở Việt Nam, quan hệ Việt – Hàn tốt đẹp chưa từng thấy trong lịch sử…

Tất cả những điều nêu trên cho thấy rằng, thời cơ đẩy nhanh, mạnh tiến trình hợp tác Việt – Hàn đã tới, những điều kiện cần và đủ để tranh thủ sự hợp tác này nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà đã có, chúng ta cần nắm bắt thời cơ. Thời cơ một khi đã trôi đi thì không bao giờ trở lại.

2. Cần có thái độ ứng xử mềm dẻo, uyển chuyển đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Việt Nam từng trải qua chiến tranh, từng chịu nhiều mất mát, đau thương và di chứng của cuộc chiến nên chúng ra luôn phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình. Đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chúng ta cần có thái độ ứng xử mềm dẻo, hết sức tế nhị trong những điều kiện cho phép, thậm chí, đôi khi còn giữ “im lặng là vàng”. Mỗi khi Triều Tiên thử tên lửa là cả khu vực trở nên nóng bỏng, điều đó không chỉ đe dọa an ninh khu vực mà còn gây bất ổn đối với thế giới. Ngược lại, như đã phân tích ở mục vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Triều Tiên đã sử dụng con bài hạt nhân để “mặc cả” với Mỹ và Hàn Quốc. Mỗi động thái của việc sản xuất hay thử hạt nhân đều có sức nặng nhất định trong vấn đề đàm phán,. Triều Tiên hiểu rõ hơn ai hết và họ sẽ kiên trì cách làm này. Chính sách “củ cà rốt và cây gậy” của Mỹ và Hàn Quốc suy cho cùng cũng xoay quanh trục chính này. Bởi thế, để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cả Hàn Quốc và người bạn truyền thống Triều Tiên, đôi khi, thái độ im lặng lại đạt hiệu quả cao. Chúng ra mong muốn bán đảo này nhanh chóng thống nhất, song, tình hình quốc tế đã thay đổi, chiến tranh hạt nhân không phải là giải pháp tối ưu dẫn đến hòa bình và thống nhất mà sự thống nhất phải dựa trên tình thần hòa hợp, hòa giải. Điều này không thể xảy ra trong một sớm một chiều mà cần có thời gian, mà thời gian sẽ thử thách thái dộ ứng xử mềm dẻo của chúng ta.

3. Chúng ra cần tham khảo bài học mà nước láng giềng Trung Quốc đã khai thác triệt để trong quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên.

Không riêng chỉ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nêu trên mà còn nhiều vấn đề khác như chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, ngoại giao, Trung Quốc cũng đã từng giúp Triều Tiên trong cuộc nội chiến Triều Tiên năm 1950 – 1953 và từ đó đến nay vẫn duy trì mối quan hệ đặc biệt này. Tuy nhiên, giống

như Việt Nam, năm 1992, Trung Quốc cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc và quan hệ Trung Quốc – Hàn Quốc phát triển tốt đẹp. Nhằm lợi dụng Trung Quốc đối với vấn đề bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc đã tăng cường đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với nước này, trước hết là hợp tác kinh tế rồi tiến dần đến chính trị. Bắc Kinh hiểu rõ điều đó và khai thác triệt để, vì thế, Trung Quốc là nới thu đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc trở thành điểm gặp gỡ của các nhà ngoại giao Triều Tiên, Hàn Quốc và các thành viên của 6 bên trong đàm phán. Hơn nữa, Bắc Kinh còn khéo léo và chủ động trong cách ứng xử ngoại giao đối với cả Triều Tiên và Hàn Quốc, từ đó mà vị thế của Trung Quốc ngày càng nổi bật trong vấn đề hòa giải hai miền của bán đảo Triều Tiên không thua kém gì Mỹ. Nói đến vấn đề Triều Tiên, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và các vòng đàm phán, vai trò của Trung Quốc được nâng cao, thậm chí được đánh giá là một trong những thành viên có tiếng nói quyết định về các vấn đề nêu trên.

Việt Nam không phải là một trong 6 thành viên của các cuộc đám phán về vấn đề bán đảo Triều Tiên, nhưng Hàn Quốc hiểu rõ rằng, Việt Nam và Triều Tiên vốn có truyền thống tốt đẹp. Ngoài Trung Quốc ra, Việt nam cũng có tiếng nói nhất định với Triều Tiên và có thể được coi là điểm đẹp thứ hai sau Trung Quốc trong những lúc cần thiết nếu Trung Quốc từ chối không tạo điều kiện cho hai bên Triều Tiên và Hàn Quốc gặp gỡ. Hơn nữa, Hàn Quốc cũng hi vọng Việt Nam ủng hộ Hàn Quốc, ít ra thì cũng có thái độ đúng mực trước những vấn đề nhạy cảm về chính trị của Triều Tiên, Hàn Quốc. Tương tự như ở Trung Quốc, Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư kinh tế vào Việt Nam, tài trợ giúp đỡ Việt Nam vả về kinh tế và văn hóa. Thậm chí, về mặt ngoại giao, Hàn Quốc và Việt Nam còn phát triển mạnh hơn Trung Quốc – Hàn Quốc. Có thể Hàn Quốc cảm thấy yên tâm hơn trong vấn đề đầu tư kinh tế ở Việt Nam so với Trung Quốc, đầu tư kinh tế của Hàn Quốc ở Việt Nam còn có những vấn

đề tế nhị trong ngoại giao và họ đã đạt được, đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược.

Chúng ta cần chủ động hơn trong việc tham gia cơ chế hợp tác, phát triển quan hệ song phương với Hàn Quốc, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Cần phải tranh thủ tới mức tối đa các khoản tài trợ, các cơ hội đầu tư, phát huy thật tốt những thành quả trong quan hệ hai nước đã đạt được, thậm chí, còn có thể tạo cho Hàn Quốc lập những khu công nghiệp lớn như Tổ hợp công nghiệp Kaeseong, đẩy mạnh phát triển ngôn ngữ và mở rộng giao lưu văn hóa Việt – Hà, nhờ phía Hàn Quốc đào tạo một đội ngũ trí thức có kiến thức khoa học kỹ thuật cao cũng như hàng loạt những Thạc sỹ, Tiến sĩ khoa học xã hội. Điều này là hoàn toàn có khả năng mà chúng ta còn quá chậm trễ trong triển khai. Dẫu sao, tuy chậm một chút cũng hơn hẳn là ngoảnh mặt làm ngơ. Ở phía bên kia, đối với người bạn truyền thống Triều Tiên, chúng ta luôn ủng hộ họ về mọi mặt. Thậm chí, cơ hội đầu tư sang Triều Tiên cũng sẽ mở ra và có lẽ không nên bỏ qua cơ hội. Hàn Quốc sớm đã nhìn ra thị trường này nên cho dù là thù địch, nhưng với lý do là tạo nên một hình tượng cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc mà Hàn Quốc dám vào đầu tư mà họ hiểu rõ rằng rủi ro xảy ra là rất lớn. Triều Tiên nếu mở cửa rộng, kêu gọi đầu tư thì chắc chắn trong tương lai gần, họ không thể không vời gọi Việt Nam. Nếu chúng ta không hiểu rõ vấn đề, không chủ động trong việc chuẩn bị thì sẽ trở thành người đến sau và hiệu quả sẽ không đạt được như mong muốn.

4. Trên cơ sở kinh nghiệm xương máu của Việt Nam về vấn đề

thống nhất đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh, kết hợp với tình hình quốc tế mới để nêu ra bài học kinh nghiệm đối với Triều Tiên và Hàn Quốc, từ đó, chúng ta cũng sẽ trở thành một trong những cầu nối giữa hai bên.

Việt Nam cũng từng bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, sau mấy chục năm chiến tranh và biết bao vòng đàm phán ở Pari, ngày nay, đất nước ta mới

hoàn toàn thống nhất. Kinh nghiệm thống nhất đất nước của Việt Nam đã trở thành một trong những vấn đề lớn được cả Triều Tiên và Hàn Quốc đề cập tới và mong muốn được trực tiếp tư vấn. Thời đại đã thay đổi, tình hình thế giới đã khác xa thời kỳ 1970-1975, song với bài học “vừa đánh vừa làm” vẫn hiện hữu trong đối sách của Triều Tiên. Tuy không trực tiếp đối địch ở chiến trường nhưng vấn đề thử tên lửa của Triều Tiên cũng có thể hiểu với ý nghĩa của chữ “đánh”. Hàn Quốc hiểu rõ điều này và việc tìm hiểu cách thống nhất đất nước của Việt Nam là rất cần thiết. Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã cử nhiều đoàn sang Việt Nam nghiên cứu vấn đề và mong muốn được tìm hiểu kĩ lưỡng. Bởi thế, có thể thông qua vấn đề này mà Việt Nam sẽ tạo ra một vị thế nhất định trong quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, tạo nên một địa chỉ tin cậy cho đôi bên có những cuộc gặp tay đôi để có những cuộc họp trù bị cho những cuộc đàm phán chính thức 6 bên, giúp hai bên hiểu rõ nhau hơn, xích lại gần nhau, hướng tới hợp tác và hòa giải, tạo tiền đề cho thống nhất đất nước.

Tiểu kết

Yếu tố quốc tế, tình hình quốc tế hiện nay là điều kiện thuận lợi giúp cho việc hợp tác, hòa giải giữa hai miền Triều Tiên. Không khí hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia bao trùm hầu khắp mọi nơi đã phần nào tác động tích cực đối với mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng những khó khăn và thách thức vẫn đang là hàng rào ngăn cản sự phát triển của quan hệ hợp tác này. Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chính là yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đến mối quan hệ hai miền Nam Bắc trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ mâu thuẫn căng thẳng giữa hai miền vào thời điểm hiện nay bắt đầu nảy sinh từ khi Tổng thống Lee Myung-bak lên cầm quyền. Ngoài ra, yếu tố lãnh đạo cũng

chi phối mối quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc – Triều Tiên, khiến cho quan hệ hai nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình hợp tác.

Triển vọng hợp tác trong một số lĩnh vực chủ yếu không mấy sáng sủa, phụ thuộc vào quan hệ chính trị, tiến trình đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân. Du lịch sẽ là lĩnh vực phát triển nhất trong hợp tác kinh tế và trong lĩnh vực văn hóa xã hội, các hoạt động nhân đạo và văn hóa thể thao cũng chỉ phát triển ở mức độ vừa phải.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu đánh giá ở các phần trên có thể đi đến một số kết luận sau:

1. Quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo của những người đứng đầu hai quốc gia, tình hình quốc tế và khu vực. Trong chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nước luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thù địch, đối đầu, không tiếp xúc hay đàm phán. Sau chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế và khu vực chuyển biến sâu sắc, theo chiều hướng tích cực phối hợp giải quyết các bất đồng, xung đột qua đối thoại hòa bình, hợp tác, ưu tiên phát triển kinh tế.

Chính sách của hai miền đối với nhau chịu sự chi phối và tác động của tình hình quốc tế và khu vực. Chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên trong chiến tranh lạnh là thống nhất đất nước bằng mọi cách, kể cả dùng biện pháp quân sự. Sau đó chuyển sang chính sách đối ngoại mở rộng, công nhận sự tồn tại hai chính thể trên bán đảo, chủ trương giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa – xã hội, kinh tế - chính trị để tiến tới sự thịnh vượng chung. Sau Chiến tranh Lạnh Hàn Quốc thay đổi chính sách, hướng vào việc chuyển hóa chế độ cộng sản ở miền Bắc, khuyến khích Triều Tiên mở rộng cửa, lôi kéo Triều Tiên tham gia đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn tồn tại để thực hiện mục tiêu hòa bình, hòa giải và hợp tác từng bước đi đến thống nhất.

Chính sách của Triều Tiên đối với Hàn Quốc không có nhiều thay đổi so với trước đây, đó là Triều Tiên thi hành một chính sách đối đầu, thù địch với Hàn Quốc. Mặc dù, có lúc Triều Tiên điều chỉnh chính sách bớt thù địch nhưng vẫn thận trọng và cảnh giác đối với mọi hành động của Hàn Quốc.

2. Sau chiến tranh lạnh, tình hình quan hệ quốc tế được cải thiện, quan hệ hai bên cũng tiến triển theo, chuyển từ đối đầu sang cùng tồn tại hòa bình và mở ra con đường giải quyết vấn đề thống nhất thông qua đối thoại và hợp

tác. Các cuộc họp cấp cao liên tục diễn ra, các hiệp định, thỏa thuận liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ hợp tác giữa CHDCND triều tiên và hàn quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)