2.3. Quan hệ hợp tác văn hóa, xã hội
2.3.2. Hoạt động thi đấu thể thao
Đầu năm 1984, Ủy ban Olympic của Triều Tiên đã đề nghị với phía Hàn Quốc rằng hai bên sẽ cùng thảo luận về việc thành lập một đội tuyển Korea duy nhất để tham dự Thế vận hội Olympic lần thứ 23 tại Los Angeles. Thực ra, vấn đề này đã được phía Hàn Quốc đưa ra hồi năm 1981. Hai bên cũng đã nhất trí cùng tham dự Thế vận hội Châu Á năm 1986 và Thế vận hội mùa hè Seoul 1988. Cũng trong năm 1984, Hội chữ thập đỏ Hàn Quốc đề nghị nối lại các cuộc gặp của Hội chữ thập đỏ hai miền để thảo luận về vấn đề đoàn tụ giữa các gia đình ly tán, giao lưu, trao đổi giữa các đoàn nghệ thuật. Yêu cầu này đã được chấp nhận và sau đó là các cuộc gặp gỡ hai bên được tổ chức tại Bàn Môn Điếm.
Sau thành công của Thế vận hội mùa hè Seoul 1988, đầu năm 1989, cả hai phía thống nhất thành lập một đội thể thao lấy bài dân ca “Arirang” làm bài hát chính thức tham gia Thế vận hội châu Á lần thứ 11 tại Bắc Kinh.
Từ thập niên 1990, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, dự định cùng tổ chức một giải thể thao tầm cỡ quốc
tế, Thế vận hội Olympic mùa hè 2020. Đây là một bước đột phá trên con đường xích lại gần nhau giữa những người cùng chung một nòi giống và truyền thống thượng võ.
Kể từ Olympic Sydney năm 2000, hai nước đã từng 7 lần cùng diễu hành tại các sự kiện thể thao lớn, nhưng không tham dự như một đội hình thống nhất. Vào tháng 11-2006, các quan chức thể thao của Hàn Quốc và Triều Tiên đã gặp gỡ, thảo luận về việc thành lập một đội hình thi đấu chung cho Olympic 2008 tổ chức tại Bắc Kinh. Hai nước đã dự kiến sẽ tham gia diễu hành dưới một đội hình thống nhất, tuy nhiên sẽ không cùng nhau thi đấu trong một đội tuyển.
Ý tưởng hai nước cùng tham gia diễu hành và thi đấu trong tương lai được Triều Tiên nêu ra, nhưng kế hoạch này gần như đã bị thất bại bởi những vết rạn nứt lớn do cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào 2006.
2.3.3. Trợ giúp lƣơng thực
Do địa hình chủ yếu là đồi núi, không thích hợp cho các loại cây lương thực, đất canh tác chỉ chiếm 14% diện tích toàn quốc, điều kiện khí hậu không mấy thuận lợi nên lương thực luôn là vấn đề sống còn đối với Triều Tiên. Quốc gia này đã cố gắng tìm mọi biện pháp để có thể gia tăng sản lượng lương thực như: khai hoang, cải tạo đất đồi trọc, khai khẩn ruộng bậc thang, điện khí hóa nông thôn, tăng sản xuất phân bón hóa học.v.v. Năm1989, sản xuất lương thực đã đạt đỉnh điểm 5,5 triệu tấn, thời kỳ hoàng kim của chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Triều Tiên. Thời kỳ này, Triều Tiên đã xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, chính sách tự cung tự cấp cũng có những tiêu cực nhất định. Do đất đai quay vòng quá nhanh, do dùng quá nhiều phân hhóa học đã dẫn đến đất đai bị bạc màu nhanh chóng. Sản lượng lương thực cứ giảm dần hàng năm. Năm 1991, Triều Tiên đã phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ
Thái Lan và cũng lần đầu tiên Triều Tiên trực tiếp mua 50.000 tấn gạo của Hàn Quốc. Sự đi xuống của nền kinh tế kể từ những năm 1990 cùng với những thảm họa thiên tai xảy ra liên tục đã làm tiêu tan giấc mộng đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia này. Sản lượng lương thực không những không tăng mà ngày một giảm. Năm 1989 đạt 5,5 triệu tấn, đến năm 1995 chỉ còn 3,5 triệu tấn, giảm 35%. Vào năm 1997, lương thực phân phối theo hệ thống phân phối công cộng đã bị hủy bỏ trong nhiều năm. Năm 1995, Triều Tiên đã chính thức yêu cầu viện trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế. Chương trình lương thực thế giới (WFP), Quỹ nhi đồng của Liên hợp Quốc (UNICEF) và nhiều tổ chức phi chính phủ đã chấp thuận yêu cầu này. Từ những yêu cầu của phía Bình Nhưỡng nêu trên, Hàn Quốc có những đóng góp lớn về thương thực cho Triều Tiên.
Bảng 2.3: Tổng giá trị trợ giúp nhân đạo của Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế cho Triều Tiên giai đoạn 1995-2002
đv: triệu USD 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng Hàn Quốc 232,3 4,6 47,2 31,9 46,9 113,8 135,4 134,9 746,9 Quốc tế 55,7 97,7 263,5 302,0 359,9 181,8 357,3 257,3 1.775,0 Tổng cộng 287,9 102,3 310,7 333,8 406,8 295,8 492,6 392,2 2.621,8
Nguồn: Trích từ bảng 1, Phạm Quý Long, Một số vấn đề kinh tế của Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI, tạp chí, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 (146). 2008, tr.45.
Số liệu trong bảng trên cho thấy trợ giúp rất lớn của Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế cho Triều Tiên.
Năm 1995, nếu tính số viện trợ của cộng đồng quốc tế cho Triều Tiên là 100%, thì Hàn Quốc đóng góp 80,5%; năm 1996 do nhiều nguyên nhân, viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc cho Triều Tiên để mua lương thực giảm đột ngột, chỉ chiếm 4,5% trong tổng số viện trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế thông qua Hội chữ thập đỏ. Những năm tiếp theo, từ năm 1997 đến 1999, con số trên có tăng đôi chút, dao động từ 15,1% năm 1997 lên 15,52% năm 1999. Từ năm 2000 đến năm 2002, tỷ lệ đóng góp hàng năm của Hàn Quốc trong tổng số hàng hóa viện trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế thông qua Hội chữ thập đỏ tăng đáng kể, chiếm 38,5% năm 2000, 27,5% năm 2001 và 34,5% năm 2002. Như vậy, trong thời gian 1995-2002, khoảng 30% trong tổng số 2.621,8 triệu USD tiền viện trợ nhân đạo của thế giới cho Triều Tiên, chủ yếu dùng để mua lương thực cứu đói là của Hàn Quốc đóng góp. Kể từ năm 1998, hai chính phủ tiền nhiệm ở Hàn Quốc đã viện trợ đều đặn cho Triều Tiên 400.000 tấn lương thực và 300.000 tấn phân bón mỗi năm. Đây là sự đóng góp không nhỏ của Hàn Quốc trong việc trợ giúp Triều Tiên.
Những năm tiếp theo, Triều Tiên đã tìm mọi cách để tăng sản lượng lương thực song vẫn không đủ cho nhu cầu trong nước. Chương trình Lương thực thế giới cho biết, năm 2007, Triều Tiên thiếu một triệu tấn lương thực, tương đương với 20% nhu cầu. Chương trình lương thực của Liên hợp Quốc kêu gọi các quốc gia viện trợ cho Triều Tiên. Cũng theo tổ chức trên, năm 2008, tình hình thiếu lương thực của Triều Tiên còn gay gắt hơn năm 2007 (năm xảy ra nhiều trận lụt bão) do sản xuất nông nghiệp chưa thể khôi phục ngay được. Theo dự báo, sản xuất lương thực sẽ không đủ thỏa mãn nhu cầu của khoảng
8.700.000 người8
.
Việc trợ giúp lương thực của Hàn Quốc cho Triều Tiên bị trì hoãn kể từ khi ông Lee Myung-bak lên cầm quyền. Chính quyền của đương kim tổng
thống đã thực thi đường lối cứng rắn với Triều Tiên, gắn viện trợ nhân đạo, hợp tác kinh tế, v.v… với việc Triều Tiên phải giải giáp vũ khí hạt nhân và tuyên bố chỉ trợ giúp lương thực khi nào mà Bình Nhưỡng có yêu cầu chính thức. Dĩ nhiên, Triều Tiên chẳng bao giờ làm chuyện này. Chính vì vậy, nguồn viện trợ lương thực của Hàn Quốc đã dừng lại.
Đối mặt với nạn thiếu hụt lương thực trầm trọng, hàng triệu người dân Triều Tiên lâm vào cảnh thiếu đói. Theo đánh giá của WFP (Chương trình lương thực thế giới), Triều Tiên cần được viện trợ lương thực với tổng trị giá tới 500 triệu USD, trong đó WFP đề nghị Hàn Quốc viện trợ số lương thực trị giá 60 triệu USD. Ngay sau đó, chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất viện trợ 50.000 tấn ngũ cốc cho Triều Tiên thông qua WFP nhưng Bình Nhưỡng đã không phản hồi gì. Trước tình trạng đó, Seoul đã xem xét nối lại viện trợ lương thực cho Triều Tiên từ tháng 10-2008 mà không cần phía Bình Nhưỡng phải chính thức đề nghị. Đây rõ ràng là thiện chí của Hàn Quốc đối với Triều Tiên.
Ngày 9/1/2009, Hàn Quốc đã chấp thuận đề nghị của nông dân và các nhà hoạt động xã hội viện trợ gạo cho Triều Tiên bất chấp quan hệ chính trị giữa hai miền đang ngày càng xấu đi. Bộ Thống Nhất Hàn Quốc, cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ hai nước cho biết, sẽ cho phép Liên đoàn nông dân Hàn Quốc gửi tặng miền Bắc 162 tấn gạo. Ngoài ra, Liên minh các tổ chức nghiệp đoàn Hàn Quốc cũng quyên góp viện trợ cho Triều Tiên 60 tấn gạo. Hai tổ chức này cũng đã đề nghị Chính phủ Hàn Quốc nối lại viện trợ gạo thường xuyên cho Bình Nhưỡng.
Ngày 13-9-2010, Hàn Quốc đã thông qua Hội chữ thập đỏ viện trợ chho Triều Tiên với giá trị 8,3 triệu USD trong đó có 5.000 tấn gạo, 3 triệu gói mì ăn liền và 250 nghìn bao xi-măng giúp Triều Tiên xây dựng lại nhà cửa bị thiệt hại do lũ lụt vào tháng 8-2010. Hoạt động viện trợ này đã mở
đường cho hai bên hâm nóng lại quan hệ, sau thời gian căng thẳng vì vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng trong tháng 3- 2010.
2.3.4. Đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh
Sau khi Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia riêng rẽ vào năm 1945 và cuộc chiến tranh hai miền năm từ năm 1950 đến 1953, hàng triệu gia đình Triều Tiên bị ly tán. Không có thư từ trực tiếp, dịch vụ điện thoại hoặc bất kỳ hình thức liên lạc nào khác giữa công dân hai nước qua biên giới.
Tiến trình đoàn tụ các gia đình ly tán được bắt đầu từ cuộc gặp cấp Chính phủ giữa hai nước diễn ra từ ngày 11-17/4/1998 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại cuộc gặp, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập một địa điểm gặp gỡ cho các gia đình ly tán và một cơ quan liên lạc giữa các gia đình ly tán. Hàn Quốc cũng tích cực ủng hộ nỗ lực của các tổ chức, cá nhân xúc tiến các cuộc gặp tại nước thứ ba.
Bảng 2.4: Trao đổi giữa các gia đình ly tán
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng Xác minh tình trạng còn sống hoặc đã chết 35 127 136 221 135 104 96 164 377 1,395 Số ngƣời gặp tại nƣớc thứ 3 6 11 19 12 11 17 18 61 108 263 Nguồn: Bộ Thống nhất Hàn Quốc
Tuy nhiên, trao đổi chính thức cấp cao bắt đầu từ Tuyên bố chung Nam Bắc Triều Tiên tại cuộc họp Thượng đỉnh tháng 6-2000, kể từ đó vấn đề đoàn tụ các gia đình ly tán có bước phát triển lớn nhưng cũng có thời kỳ bị gián đoạn do quan hệ hai miền căng thẳng vẫn diễn ra.
Để tạo điều kiện cho nhiều người được đoàn tụ, hai miền đã xây dựng trung tâm đoàn tụ gia đình ở khu vực núi Kim Cương. Tháng 11-2003, hai miền đã nhất trí xây dựng một trung tâm đoàn tụ gia đình tại khu vực núi Kim Cương. Theo đó, Hàn Quốc sẽ chịu chi phí xây dựng, còn Triều Tiên cung cấp nhân công. Trung tâm này bao gồm nhiều phòng có tổng diện tích là
65.617 m2 và là khu nghỉ ngơi đầy đủ tiện nghi.
Kể từ đó đến năm 2004, hai miền đã tổ chức 8 vòng đoàn tụ tại khu nghỉ mát trên đỉnh núi Kim Cương nằm bên bờ biển phía Đông của Triều Tiên. Đợt đoàn tụ thứ 9 cũng diễn ra tại địa điểm trên từ ngày 29/3 đến 3/4/2004. Danh sách cho cuộc gặp này có tất cả 400 người (Hàn Quốc 200 người và Triều Tiên 200 người). Trong số những người được đoàn tụ lần này, có 186 người Triều Tiên và 170 người Hàn Quốc đã trên 70 tuổi. Trong cuộc đoàn tụ ngày 26/8/2005 đến ngày 28/8/2005, 150 người Hàn Quốc đã đến Triều Tiên đoàn tụ với 200 người thân trong gia đình của mình. Tính đến thời gian trên, đã có khoảng 10.000 người dân của hai miền được đoàn tụ với gia đình.
Ngày 20/3/2006, đã có 149 người Hàn Quốc lên đường tới khu Kim Cương để gặp gỡ 269 thân nhân trong đợt đoàn tụ các gia đình ly tán lần thứ 13. Theo kế hoạch, ngày 23/3 có thêm 436 người Hàn Quốc tham gia đoàn tụ. Tuy nhiên, ngày 21/3/2006, Triều Tiên đã đột ngột tuyên bố hủy bỏ cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán lần thứ 13 nhằm phản đối việc báo chí Hàn Quốc đưa tin một công dân Hàn Quốc, ông Chơn Mun Xớc, một ngư dân 76 tuổi bị Triều Tiên bắt cóc từ năm 1969 sẽ được gặp lại vợ trong cuộc đoàn tụ này.
Để tăng thêm số người được đoàn tụ, Hàn Quốc còn đưa ra sáng kiến cho những người thân gặp mặt nhau qua cầu truyền hình. Buổi đầu tiên diễn ra vào ngày 27/3/2007 và kéo dài trong 3 ngày. Cuộc gặp gỡ đã kết nối Bình Nhưỡng với 9 thành phố lớn của Hàn Quốc. Ba ngày đoàn tụ qua mạng truyền hình trực tuyến đã giúp 120 gia đình với 856 người được gặp nhau. Rất nhiều cảnh tượng cảm động đã diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người thân lâu ngày được nói chuyện và nhìn thấy nhau qua cầu truyền hình.
Ngoài ra, để nhiều người ly tán của hai miền được mau chóng gặp gỡ và có thể trao đổi nhiều thông tin cho nhau, hai miền đã tổ chức cho các gia đình gặp nhau qua video. Ngày 6/12/2007, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân quỹ đặc biệt 317 triệu won (tương đương 340.000 USD) để bắt đầu thực hiện dự án mới. Theo đó, Hàn Quốc sẽ tài trợ cho Triều Tiên máy quay phim, xe cộ và những thiết bị khác cũng như 1.000 USD chi phí quay phim cho mỗi gia đình. Để quay video các gia đình ly tán, đầu tiền Triều Tiên phải tìm kiếm các gia đình ly tán trên ở những vùng, miền khác nhau, đưa họ tới phòng thu tại Bình Nhưỡng và sau đó tiến hành các thủ tục khác.
Kể từ năm 2000 đến 2007, hai miền Triều Tiên đã tổ chức gặp mặt đoàn tụ các gia đình ly tán 14 lần, tiến hành 2 dự án xác minh địa chỉ và tình trạng sinh tử; 1 dự án trao đổi thư từ; 5 dự án đoàn tụ qua video; 14.471 người Triều Tiên đã được đoàn tụ qua 14 lần đoàn tụ gặp mặt trực tiếp; 2.732 người Triều Tiên đã gặp mặt người thân thông qua 5 dự án đoàn tụ qua video; không bao gồm 39.217 người mới được xác minh tình trạng sinh tử trong lần đoàn tụ thứ 5 qua video. Địa chỉ và tình trạng sinh tử của người Triều Tiên đã được xác minh và 300 người đã trao đổi thư từ.
Bên cạnh việc đoàn tụ chính thức giữa các gia đình ly tán, hàng ngày có khoảng 1.000 người Hàn Quốc sống quanh DZ qua lại thăm nhau. Theo thống
kê, trong thời gian từ năm 1971 đến năm 2000, trung bình người dân Nam – Bắc gặp nhau 12,3 lần. Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần 1 đến lần 2 (2000- 2007), con số này tăng lên 2,8 lần. Hội nghị lần 2 còn có chủ chương giúp cho việc củng cố nền tảng trong việc trao đổi và hợp tác hai bên trên cơ sở, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Sau đợt đoàn tụ tháng 10/2007chương trình này đã bị gián đoạn hai năm do quan hệ liên Triều căng thẳng. Trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng, tháng 8-2009, hai bên đã nhất trí tổ chức đoàn tụ cho hơn 200 thân nhân các gia đình bị ly tán.
Từ ngày 26 đến ngày 28/9/2009, 100 người Hàn Quốc đã có mặt tại núi Kim Cương để gặp lại những người thân hiện đang sinh sống tại Triều Tiên. Trong khi đó, từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2009, 100 người Triều Tiên cũng có cơ hội được gặp mặt những người thân hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Cuộc gặp mặt lần này diễn ra đúng dịp Tết Trung thu, một trong