Sự tích hợp trong cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của thể loại truyền kỳ từ truyền kỳ mạn lục đến truyền kỳ tân phả (Trang 30 - 39)

hương 1 : ÁL ỢC CHUNG VỀ THỂ L OI TRUYỀN KỲ

2.1. Tích hợp kinh nghiệm truyền kỳ khu vực

2.1.1. Sự tích hợp trong cốt truyện

Làm nên hồn cốt của mỗi một tác phẩm trước hết phải nói đến cốt truyện. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ khi ra đời, không thể phủ nhận rằng có những tình tiết thuộc về cốt truyện vẫn là sự tiếp nhận từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. iều này, tuy không thể hiện rõ nét mà chỉ là điểm

xuyết, ở mỗi một truyện trong Truyền kỳ mạn lục ta lại thấy có hình bóng của nhân vật, của tình tiết câu chuyện, những sự việc… xuất hiện trong Tiễn đăng tân thoại. Tuy vậy, nếu nhìn nhận kỹ lưỡng, ta không hề thấy Nguyễn Dữ cóp nhặt nguyên xi từ nguyên tác của Cù Hựu, hàm lượng sáng tạo của tác giả rất cao có trong từng truyện trong Truyền kỳ mạn lục. Cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục cũng như trong Tiễn đăng tân thoại chủ yếu là những câu chuyện kỳ quái về tình yêu nam nữ, người sĩ tử, những chuyện kỳ lạ chốn âm phủ hay thủy cung, những yêu ma thần quỷ… ó thường là những câu chuyện về người đàn ông bị mê hoặc, cuốn hút bởi những cô gái đẹp - thường là những hồn ma, bóng quỷ xuất hiện để quyến rũ đàn ông (Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký; Tây viên kỳ ngộ ký; Xương Giang yêu quái lục…); hay như những chuyện kẻ sĩ tử, người có học, khí phách ngang tàng không sợ ma quỷ hay chết chóc, được du ngoạn ở chốn âm phủ, thủy cung ( Mệnh Hồ sinh minh mộng lục; Long Đường linh hội lục; Tản Viên từ phán sự lục; Long Đình đối tụng lục…).

Trước hết phải nói đến dung lượng của hai tác phẩm Tiễn đăng tân thoạiTruyền kỳ mạn lục, cả hai đều bao gồm 20 truyện nhỏ, chia làm 4 quyển, dung lượng mỗi truyện của Truyền kỳ mạn lục sẽ dài hơn một chút so với Tiễn đăng tân thoại, xét về mặt hình thức, điều này một phần cho thấy sự sáng tạo, điều tiết con chữ của Nguyễn Dữ bám khá sát so với tác phẩm đi trước là Tiễn đăng tân thoại. Sự phụ trội hơn cụ thể được tính bằng phần lời bình có ở cuối mỗi truyện của Truyền kỳ mạn lục. 19/20 truyện của Truyền kỳ mạn lục, tác giả đều có phần lời bình cho mỗi truyện (chỉ trừ truyện Kim Hoa thi thoại là không có phần lời bình). iều này làm nên sự khác biệt lớn của

Truyền kỳ mạn lục so với Tiễn đăng tân thoại, thể hiện sự sáng tạo của tác giả Nguyễn Dữ cũng như dụng tậm nghệ thuật và mục đích sâu xa của tác giả. iều này còn giải thích cho việc, sáng tác Truyền kỳ mạn lục trong bối cảnh

lúc bấy giờ quả thực là một điều hết sức nhạy cảm, đó là cái mới của Nguyễn Dữ, dường như chưa ai táo bạo được như ông. Phần lời bình được xem như một sự tiết chế, dung hòa giữa đôi cánh sáng tạo với thực tại cuộc sống – thời kỳ mà tác giả đang sống – không cho phép có những hoạt động, những câu chuyện xảy ra như trong các truyện có ở Truyền kỳ mạn lục.

ọc Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, mỗi một truyện sẽ thấy một nét gì đó có phần giống so với Tiễn đăng tân thoại, nhưng để chỉ ra cụ thể nó giống ở điểm gì lại là một việc làm không dễ dàng. Bởi lẽ Nguyễn Dữ tuy có học hỏi nhưng không hề lấy nguyên si từ tác phẩm trước mà có sự sáng tạo độc đáo, thậm chí là tích hợp tình tiết giữa nhiều truyện của Tiễn đăng tân thoại để làm nên một truyện trong Truyền kỳ mạn lục. Chỉ có một truyện duy nhất là Mộc miên thụ truyện có sự tái hiện khá rõ nét truyện Mẫu đơn đăng ký

trong Tiễn đăng tân thoại khi có cùng chung một motip truyện là một chàng trai gặp được ma nữ xinh đẹp đi cùng người hầu, sau rồi vì sắc đẹp của cô gái mà chàng trai bị mê hoặc, hai người vẫn thường qua lại thân mật hàng đêm. hàng trai đều được bạn bè hoặc người hàng xóm cảnh báo về mối quan hệ của anh ta với cô gái và khuyên nhủ rất nhiều. Rồi tình cờ chàng trai biết được nguồn gốc thật sự của cô gái đó là ma nhờ những đặc điểm như tên tuổi, cô hầu gái đi cùng, trong Mẫu đơn đăng ký thì là hầu gái cầm chiếc đèn hình hai bông hoa mẫu đơn, còn trong Mộc miên thụ truyện là cô hầu gái cầm theo chiếc đàn cầm. Ngay cả khi bị phát hiện, chàng trai vô cùng sợ hại và có ý trốn tránh thì cũng không thoát khỏi sự mê hoặc của ma nữ, cuối cùng phải nhận cái chết tức tưởi bên quan tài của ma nữ. Sau đó, cả hai người khi đã thành ma thì cùng nhau đi tác oai tác quái làm hại người dân lành, phải có sự ra tay của pháp sư mới dẹp được họa đó. Phần cốt truyện nhìn chung là như vậy, nhưng với vị trí là tác phẩm ra đời sau, Mộc miên thụ truyện của Nguyễn Dữ vẫn có những điểm khác biệt về tình tiết được lựa chọn để làm nên sáng

tác riêng của mình, không hoàn toàn giống so với Mẫu đơn đăng ký của Cù Hựu. Cụ thể, có thể kể đến như chàng trai ở Mẫu đơn đăng ký là chàng trai họ Kiều, còn trong Mộc miên thụ truyện là một người lái buôn – nó thể hiện một tầng lớp người trong xã hội Việt Nam bấy giờ. Người phát hiện ra chuyện tình kỳ lạ, một bên là ông già người hàng xóm, còn một bên là bạn bè phường buôn. ặc điểm nhận dạng của cô gái, người hầu đi theo một bên mang đèn hình hoa mẫu đơn đi trước, đi sau là cô gái đẹp tuyệt sắc, còn một bên là cô gái đẹp theo sau là con hầu cầm theo cây đàn cầm. Nơi chết một người là được quàn trong chùa, là người con gái có xuất thân danh giá, còn một bên là một cô gái có quan tài nằm trong một ngôi nhà nhỏ phía thôn ông. Nguyên về phần này có phần khá khác biệt, bởi nhân vật nữ của Nguyễn Dữ thường là những cô gái có xuất thân bình thường, không mấy khi có xuất thân từ tầng lớp danh giá, có địa vị trong xã hội.

Truyện Tản Viên từ Phán sự lục trong Truyền kỳ mạn lục, khi đọc lên ta sẽ thấy “dáng dấp” của Tiễn đăng tân thoại trong đó, thấp thoáng những tình tiết, chi tiết và bối cảnh như là tính cách con người, bối cảnh âm phủ có diêm vương, ma quỷ… Người đàn ông cương trực, ngay thẳng, không sợ ma quỷ, Từ Thức có nét gì đó cứng rắn giống như Lệnh Hồ Soạn trong Lệnh Hồ sinh minh mộng lụcTiễn đăng tân thoại khi thấy việc bất bình thì không ngại hành động, nói lên tiếng nói của bình để bảo vệ cho lẽ phải. Cả hai đều bị áp giải xuống âm phủ để Diêm vương hỏi tội, nhưng rồi đều được giải oan.

Tản Viên từ phán sự lục còn thấp thoáng những hình ảnh có trong Vĩnh Châu dã miếu ký khi đều xuất hiện ngôi đền hay ngôi miếu bị kẻ xấu chiếm giữ, gây phiền nhiễu cho dân lành trong vùng, không có lấy một ai dám đứng lên chống lại chúng bởi tránh phải gặp tai họa. Chàng trai Tất Ứng Tường cũng viết tờ trạng tố cáo để mong kẻ ác không có chốn dung thân. Ở đây, motip của

hộ họ Thôi tố cáo với Diêm Vương, Ngô Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời ông cụ già - vị thần đích thực của ngôi đền bị chiếm đã nói, lời rất cương chính, không chịu chùn nhụt chút nào. Người đội mũ trụ nói: Ấy là ở trước vương phủ mà hắn còn quật cường như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu, sợ gì mà hắn không dám cho một mớ lửa. Hai bên cãi cọ nhau mãi vẫn chưa phân phải trái, nhưng Diêm Vương vì thế bụng cũng sinh nghi, Tử Văn nói: - Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền Tản Viên để hỏi hư thực; không có sự thực như thế, tôi lại xin chịu thêm cái tội nói càn. […] Lập tức sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Sai nhân về tâu, nhất đúng với lời Tử Văn. [14, tr.301]. Phân đoạn này giống với phân đoạn khi Tất Ứng Tường khi bị con yêu trăn bịa chuyện vu cáo: Hắn khai: “Tôi ở trên trần không có tội gì, thế mà thư sinh Tất Ứng Tường lại vu cáo tôi với đức Nam Nhạc khiến cho thần binh xuống thảo phạt làm cả họ bị chết, hang ổ tan tành, nỗi oan khổ thực không kể xiết. Ứng Tường nghe nói biết ngay là con yêu trăn bịa chuyện để trả thù bèn trình bày hết những việc nó hại người, hại vật, ra oai tác quái ra sao. Chàng và con yêu trăn tranh cãi trong ngoài lồng sắt, lời qua tiếng lại rất mệt song cuối cùng nó vẫn không nhận tội. Vị vương bèn sai viên lại mang công văn tới phủ Hoành Sơn núi Nam Nhạc và tờ thiếp cho Ty thành hoàng ở Vĩnh Châu để xin chứng thực về việc này. Sau đó, phủ Hoành Sơn và Ty thành Vĩnh Châu có công văn trả lời, nội dung đúng như sự thực mà Tất Ứng Tường đã trình bày, bấy giờ con yêu mới tắc họng”. [14, tr. 120 – 121]. Không chỉ vậy, Ngô Tử Văn trong Tản Viên từ phán sự lục hay chàng Phùng ại Dị trong Thái Hư Tư pháp truyện chính vì sự chính trực, vì nghĩa, làm điều ngay thẳng của mình mà Ngô Tử Văn hay Phùng ại Dị đều được nhận một chức quan có trọng trách lớn khi bước ra khỏi giới dương gian, coi như một sự báo đáp của những thế lực chính nghĩa, nhờ có họ mà được phân rõ

trắng đen. Như vậy, từ một truyện Tản Viên từ phán sự lục, chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của một số truyện có trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu như là Lệnh Hồ sinh minh mộng lục, Vĩnh Châu dã miếu ký, Thái Hư Tư pháp truyện.

Nhân vật nữ luôn là một đối tượng được các nhà văn ưu ái đưa vào tác phẩm của mình, từ Cù Hựu đến Nguyễn Dữ. Theo đó, cốt truyện xoay xung quanh nhân vật nữ chiếm phần lớn số lượng tác phẩm, nhất là trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (11/20 truyện). Ngoài cốt truyện Mộc miên thụ truyện có sự tái hiện khá rõ nét truyện Mẫu đơn đăng ký trong Tiễn đăng tân thoại thì những truyện khác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có xuất hiện nhân vật nữ có một vài nét giống với một số truyện trong Tiễn đăng tân thoại. ọc Túy Tiêu truyện ta thấy nàng Túy Tiêu khá giống với tạo hình của nhân vật nàng La Ái Ái, họ cùng được hai tác giả giới thiệu là nàng ca kỹ có nhan sắc và tài năng, vừa thông minh, hát hay lại giỏi thơ từ, nhưng diễn biến câu chuyện của Túy Tiêu truyện lại khác hoàn toàn so với Ái Khanh truyện – có xuất hiện nhân vật La Ái Ái nói trên. Tuy nhiên, cốt truyện của Ái Khanh truyện lại khá giống với cốt truyện của Lệ Nương truyện khi nàng Lệ Nương hay nàng Ái Khanh đều là những liệt nữ, họ khi đã có chồng thì nguyện thề thủy chung, đến lúc phải vào tay kẻ khác thì quyết chọn cái chết để giữ lòng thủy chung. Có thể nói, từ một Ái Khanh truyện của Cù Hữu, Nguyễn Dữ đã “xé lẻ” ra thành nhiều câu chuyện khác nhau cho “đứa con tinh thần” của mình. Ta có thể bắt gặp dáng hình của nàng Ái Khanh trong Lệ Nương truyện, trong Khoái Châu nghĩa phụ truyện, trong Túy Tiêu truyện. Hình ảnh của nàng Ái Khanh tài sắc, giỏi làm thơ ta có thể thấy đậm nét nhất trong bóng sáng của nàng Túy Tiêu; nàng Ái Khanh hiếu thuận với mẹ chồng, hết lòng săn sóc mẹ chồng lúc ốm đau và chồng vắng nhà, thay chồng quán xuyến mọi chuyện trong gia đình một cách chu toàn, thấu đáo, ta lại bắt gặp ở nàng Vũ

Thị Thiết; nàng Ái Khanh trung liệt, quyết giữ lòng thủy chung một lòng với chồng khi rơi vào bàn tay dơ bẩn của kẻ khác, đã lựa chọn cái chết để bảo toàn sự tiết hạnh, ta lại bắt gặp rõ nét nhất ở nàng Lệ Nương… Những chi tiết tự sự và miêu tả của hai tác giả trích ra sau đây sẽ cho ta thấy rõ nét được những điều này:

Về vẻ đẹp được giới thiệu: Trong Ái Khanh truyện: “Ở Gia Hưng có nàng ca kỹ nổi tiếng La Ái Ái sắc đẹp và tài nghệ một thời không ai sánh kịp”. Trong Túy Tiêu truyện: “Trong đám con hát có ả Túy Tiêu là người xinh đẹp”. (T275)

Về lòng hiếu thảo và sự tiết hạnh: Trong Ái Khanh truyện: “Mẹ chàng vì nỗi nhớ con, bệnh thêm trầm trọng, gục xuống gối trên giường. Ái Khanh chăm sóc rất chu đáo, bất kể cháo hay thuốc đều tự mình nếm trước, cơm canh ắt tự mình nấu lấy. Rồi cầu thần lễ Phật để nạn khỏi tai qua, nói khéo nói khôn để mẹ hởi lòng hởi dạ”[14, tr.132]; hay như qua lời kể của người lão bộc cũ với chàng Triệu đó là “Mấy cây này đều do mợ Sáu trồng cả đấy […] Đây là do mợ Sáu lo liệu tất cả. Cụ bà thấy cậu mãi không về thương nhớ mà ngã bệnh, mợ săn sóc chu đáo lắm nhưng không may cụ bà qua đời, mợ chọn chỗ đem chôn ở đây. Mợ mặc áo ô, tay níu áo quan, được ba tháng thì quân của ông người Miêu vào thành, nhà cửa bị chiếm có tên Lưu Vạn hộ định bắt ép mợ nhưng mợ không nghe bèn thắt cổ tự tử…” [14, tr. 134]. Trong Nam Xương nữ tử truyện: “Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần, cúng mà gọi vía và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. […] Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra” [29, tr. 289]. Trong Lệ Nương truyện, nàng Lệ Nương vì không muốn chết nơi đất khách quê người nên đã tự tận để được gần gũi với quê hương, quyết giữ tiết tháo.

Cùng là motip không tin vào chuyện ma quỷ, âm phủ, chết rồi phải trả giá cho những tai ương, tội ác đã gây ra khi còn sống... tuy ở truyện Lý tướng quân truyện trong Truyền kỳ mạn lục có đôi nét thoáng qua về kiểu truyện này so với Lệnh Hồ sinh minh mộng lục trong Tiễn đăng tân thoại, nhưng vẫn là sự cải biên, sáng tạo mới mẻ của tác giả Nguyễn Dữ. ùng là người giàu có nhưng có lòng tham, khi phải chịu cái chết, lão già họ Ô vì sau khi chết gia đình lễ Phật khắp nơi, đốt nhiều tiền giấy mà được quan dưới âm phủ ưng ý tha cho sống trở lại. ây là một sự bất công không ít đối với những người nghèo khổ hay những người bị tên này ức hiếp, mà điển hình là thể hiện qua sự phẫn nộ về nỗi bất công này của Lệnh Hồ Soạn. Lão già họ Ô cũng từng được trải qua thế giới âm phủ sau đó may mắn được trở về. Lệnh Hồ Soạn lại là người cương trực, không tin thần linh, ma quỷ, vì vậy khi được dịp xuống dưới âm phủ thì như được mở mang tầm mắt, hiểu hơn về một thế giới khác mình. Phải đến tận lúc này Lệnh Hồ Soạn mới có vẻ tin vào ma quỷ. òn như Lý Hữu Chi thì có được chứng kiến tận mắt vẫn không tin là mình sẽ phải trả giá, không những thế hắn còn làm quá lên, càng sách nhiễu, tàn bạo hơn. Sự tưởng tượng về một thế giới khác của tác giả Cù Hựu và Nguyễn Dữ khá là phong phú, trong suy nghĩ của họ, người lính như trên trần gian thay vì người bình thường sẽ là quỷ đầu trâu, Diêm Vương giống như một vị vua, phủ đệ cũng giống như cung điện nơi trần gian, với rất nhiều cung hình phạt khác nhau tùy vào những tội nặng hay nhẹ. Sự ám chỉ, so sánh về một thế giới trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của thể loại truyền kỳ từ truyền kỳ mạn lục đến truyền kỳ tân phả (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)