hương 1 : ÁL ỢC CHUNG VỀ THỂ L OI TRUYỀN KỲ
2.2.3. Sự thâu hóa trong trình bày nhân vật
Tiếp thu từ nền văn học dân gian, có nhiều cách thức kỳ lạ cho nhân vật xuất hiện. Trong Truyền kỳ mạn lục cũng xuất hiện những sự xuất hiện lạ kỳ như thế. ó là việc vợ quan Hành Khiển chiêm bao thấy hai con rắn cắn vào mạng sườn dưới nách bên trái, liền sau đấy có mang, sinh ra hai người con trai đặt tên là Long Thúc và Long Quý. Sau này, khi phát hiện ra hai người con trai này là do yêu quái biến thành gây họa cho gia đình, quan hành khiển đã đi cầu cứu sự giúp đỡ của đại sư Pháp Vân. Khi trở về, vừa hay hai đứa con đã chết, mở nắp quan tài xem thì đúng là chúng đã biến thành hai con
rắn vàng. Hai cậu bé ấy cũng thuộc vào loại đặc biệt khi chỉ mới một tuổi đã biết nói, lên tám tuổi đã biết làm văn, rất được cha mẹ yêu quý. Ở đây ta có thể nhìn thấy rõ về những motip quen thuộc có trong văn học dân gian, cụ thể là ở các câu chuyện cổ tích với sự sinh nở kỳ lạ như chàng Sọ Dừa vì người mẹ uống nước trong sọ dừa mà về có mang, hay bà mẹ ướm chân vào vết chân khổng lồ mà sinh ra Thánh ióng… Motip thông minh nhanh nhẹn như là truyện Cậu bé thông minh… Những motip quen thuộc được Nguyễn Dữ thâu hóa vào trong tác phẩm của mình để trở thành những câu chuyện hấp dẫn, mang đậm đà màu sắc dân tộc, vì vốn dĩ trong nó chứa đựng những âm hưởng của văn học dân gian Việt Nam.
Nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Dữ trình bày theo đúng sự diễn tiến tuyến tính của không gian và thời gian như trong các tác phẩm văn học dân gian cũng như những truyện manh nha của thể loại truyền kỳ như Lĩnh Nam chích quái lục, Việt điện u linh tập…