hương 1 : ÁL ỢC CHUNG VỀ THỂ L OI TRUYỀN KỲ
2.3. Thành tựu của Truyền kỳ mạn lục
Về nội hàm tư tưởng, Truyền kỳ mạn lục thông qua những yếu tố kỳ ảo, hoang đường kết hợp với lối kể chuyện hấp dẫn, sinh động của tác giả, bên ngoài mặc sức bay bổng, sáng tạo, sống trong cõi ảo mộng, kỳ lạ, hấp dẫn, mượn những nỗi uất ức của những kẻ sĩ, thư sinh, cảnh bi hoan, ly hợp của trái gái thời loạn… để bên trong làm thỏa mãn cái tâm của một người nho đạo. Nguyễn Dữ mặc dù tự tay viết ra những điều nằm ngoài khuôn phép của Nho giáo, thậm chí những điều được cho là bị cấm kỵ, nhưng chính bản thân ông cũng chưa thoát ra khỏi con người của bậc nho sĩ. Từ những điều mình viết ra ông muốn thể hiện rõ nỗi lo của mình về tình hình của xã hội lúc bấy giờ, đó là những nhũng nhiễu, loạn lạc trong nước và cả những nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài chính là mối họa nhà Minh.
Truyền kỳ mạn lục phản ánh hiện thực xã hội , từ chiến tranh loạn lạc cho đến quan tham lại nhũng, đạo đức bị thoái hóa… Bắt đầu từ cuối thời nhà Trần, Việt Nam bước vào những năm tháng có nhiều biến động. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự lập làm vua, tông thất nhà Trần sang Trung Quốc xin nhà Minh mang quân sang đánh ồ Quý Ly. Nhà Minh lấy vớ Hồ Quý Ly phản nghịch đã đem quân sang đánh, biến An Nam trở thành một huyện lị của Trung Quốc và đặt quan cai trị. Nhân dân An Nam khi ấy không chịu sự cùm kẹp của quân nhà Minh đã nhất loạt nổi dậy, ủng hộ con cháu nhà Trần chống giặc Minh. Phong trào khởi nghĩa nổi dậy ở khắp nơi nhưng không có nhiều thành tựu. Khi ấy có một người tên Lê Lợi đã chiêu tập được quân lính đánh đuổi được giặc Minh, lập nên nhà Hậu Lê. Tuy vậy, sau một vòng quay, đến cuối thời Hậu Lê lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của những triều đại đi trước. Năm 1527, Mạc ăng Dung cướp ngôi nhà Lê tự lên làm vua. ất nước cũng từ đó bị chia cắt, chiến tranh, loạn lạc liên miên, nhân dân rơi vào cảnh vô cùng lầm than. Nguyễn Dữ lại sinh ra vào đúng thời loạn lạc ấy, lúc làm quan có thể ông đã mắt thấy, tai nghe những điều ngang ngược, dân chúng khổ ải, điêu linh, nhưng chỉ là một chân Tri huyện nhỏ nhoi thì chẳng có cách nào để thực hiện được hoài bão, bèn xin bỏ về quê. Truyền kỳ mạn lục giống như là một nơi để Nguyễn Dữ bày tỏ, bộc bạch nỗi lòng mình, trong đó chứa đựng tất cả nỗi cô phẫn, những điều không vui, muốn thoát ra khỏi hiện thực đau lòng. Những chuyện trong Truyền kỳ mạn lục phần lớn được lấy bối cảnh vào thời Lê sơ, đất nước loạn lạc, rối ren, chiến tranh liên miên, quan tham lại nhũng vô số kể, lúc ấy ma quỷ hoành hành, bi kịch tình yêu, hôn nhân gia đình đều từ chiến tranh, sự thối nát của xã hội mà ra. Nguyễn Dữ thông qua sáng tác của mình mà làm hiện rõ lên thực trạng tối tăm đó. Tất cả là những tiếng kêu bất bình, sự bất mãn đối với hiện thực chính trị đương thời của tác giả làm nên những câu chuyện thấm đẫm màu sắc bi
cảm, rối ren. ôn nhân gia đình tan vỡ, nứt mẻ do chiến tranh có thể nhìn thấy trong Nam Xương nữ tử lục, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Lệ Nương truyện… Xã hội loạn lạc, quan tham nổi lên, ức hiếp dân lành dẫn đến những cảnh chia lìa bi thương, bị bóc lột tài sản, của cải, thậm chí là con người như trong Lý tướng quân truyện, Tản Viên từ phán sự lục, Na Sơn tiều đối lục… Xã hội loạn lạc, tới mức nơi cửa Phật cũng không giữ nổi vẻ tôn nghiêm, thần quyền bị mua chuộc, tượng Phật thì đi ăn trộm của dân, không còn thể thống, phép tắc nào như trong Đông Triều phế tự truyện, Tản Viên phán sự lục… Nguyễn Dữ đã rất dụng tâm khi viết Truyền kỳ mạn lục. Cái hiện thực xã hội đen tối ấy ông từng trải qua, đến nay muốn tránh xa nó, giống như là nhân vật trong tác phẩm của chính mình. Na Sơn tiều đối lục, nhân vật lão tiều phu sống cuộc đời thanh cảnh giữa chốn núi rừng bát ngát, không màng thế sự bên ngoài. án Thương giao cho quan hầu là Trương công đi mời người tiều phu về làm việc, thì tiều phu hết lời chối từ, khi quan công tỏ ý khoe khoang liền bị tiều phu giận mà rằng: “Ta tuy chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để xây dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai; phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay, nên đã xảy ra việc quân sông Đáy, bơ cõi chếch mếch nên đã mất dải đất Cổ Lâu. Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết. Duy có Nguyễn Bằng Cử có lượng nhưng chậm chạp; Hoàng Hối Khanh có học nhưng lờ mờ; Lê Cảnh kỳ giỏi mưu tính nhưng không quyết đoán; Lưu Thúc Kiệm quân tử nhưng chưa được là bậc nhân; còn ngoài ra phi là đồ tham tiền thì là đồ nát rượu; phi là đồ chỉ lấy yên vui làm thích thì là tuồng lấy thế vị mà khuynh loát
nhau; chứ chưa thấy ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho dân chúng cả. Nay đương náu vết ở chốn núi rừng, lo lảng tránh đi chẳng được, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư? […] Ta không cố chấp, ta chỉ ghét những kẻ miệng lưỡi bẻo lẻo, đã đắm mình vào trong triều đình, vẩn đục, rối loạn lại còn toan kéo người khác để cùng đắm với mình” [14, tr. 347 – 348]. Bao nhiêu nỗi lòng Nguyễn Dữ đều mượn lời người tiều phu mà bộc bạch hết cả, lời căm phẫn có, lời trách móc có, lời mỉa mai có… iện thực chính trị tuy không trực tiếp can dự vào nhưng ông luôn nắm rõ được tình hình đang diễn ra như thế nào. Người tiều phu ấy còn nắm rõ từng người trong bộ máy thối nát đó, để quyết không bước chân vào mà trở nên nhơ nhuốc giống họ.
Xã hội thực tại vua không ra vua, thần không ra thần ấy còn được thể hiện khá rõ nét qua một truyện khác là Đà Giang dạ ẩm ký, qua lời đối thoại giữa hai con cáo và khỉ giả dạng thành người cùng Hồ Quý Ly. Quân thần chỉ lo ăn chơi nhảy múa, săn bắn vui thú chẳng lo màng đến chuyện chính sự. “ ương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân, là không phải thời, giày lên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn là không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, là không phải lẽ”. ến loại hồ ly còn thấu hiểu sự tình đến vậy mà quan quân nhà vua lại chẳng làm được như vậy, chỉ biết làm khổ dân chúng và muôn loài. Bao mối họa ngoài kia chẳng lo dẹp lại đi lo tìm kiếm một thứ xa vời là con hồ ly tinh nghìn tuổi: “Hiện nay thánh hóa chưa khắp, bờ cõi chưa yên: Bồng Nga là con chó dại, cắn càn ở Nam phương, Lý Anh là con hổ đói gầm thét ở tây bắc. Ngô Bệ ngông cuồng, tuy đã tắt, Đường Lang lấm lét vẫn còn kia, sao không giương cái cung thánh nhân, tuốt lưỡi gươm thiên tử, lấy nhân làm yên khấu, lấy nghĩa làm chèo lái, lấy hào kiệt làm nanh vuốt, lấy trung tín làm giáp trụ, cẩn thận lồng cũi để giá ngự những tướng khó trị, sửa chuốt cung tên để dọa nạt những nước bất phục, tóm bắt giặc giã, đóng cũi giải về, khiến cho gần xa quang sạch. Cớ sao bỏ những việc ấy không
làm, lại đi lẩn quẩn ở công việc săn bắn dù được chim muông như núi, chúng tôi cũng lấy làm không phục” [14, tr. 377 – 378]. Việc lớn trước mắt không lo, dẹp loạn cho dân không lo, những quan với vua chỉ lo ăn chơi, thỏa thú vui của mình, còn thế sự mặc sao cũng được. ời sống nhân dân lâm vào lầm than, khổ ai nhưng chẳng ai hay biết. Nguyễn Dữ khi viết ra những dòng này có lẽ bằng những lời lẽ, giọng văn cay nghiệt, đay nghiến để mà xả cơn phẫn uất trước nỗi bất bình.
Vua quan trong thế giới thực tại đã thối nát là thế, đến thế giới thần linh tiên Phật cũng không có gì tốt đẹp hơn. Sự tôn nghiêm, nét đẹp tôn giáo đã bị bán đứng đi hết cả, cũng chỉ bởi cái xã hội kia tác động. Dân vì nghèo túng không có gì để cúng dường lên chùa để nên nỗi Phật, hộ pháp ở chùa cũng phải đi ăn trộm đồ ăn của dân, trong Đông Triều phế tự truyện. Sự chèn ép, dọa nạt khiến cho tên Bách Hộ họ Thôi cướp đi ngôi đền của thần thổ địa cũng không ai lên tiếng, Diêm vương cũng chẳng hay để nên nỗi gây phẫn uất cho dân chúng, đỉnh điểm là Hồ Tử Văn phải bất bình mà cho một mồi lửa đốt đền. Thần phật cũng tham của đút lót mà lơ đi sự thật, điều phải điều trái lẫn lộn, không còn công minh, không còn vì dân chúng nữa, cứ để im cho những thế lực xấu xa hoành hành. Phật cũng không thoát khỏi những bản ngã đời thường là đói rách phải chạy đi đến nhà người dân mà bẻ trộm mía, bắt trộm cá… ái xã hội ấy thật là đảo điên, không còn phân biệt được trắng đen, phải trái, thật giả lẫn lộn. Truyền kỳ mạn lục là cả một bức tranh hỗn loạn về cuộc sống của một thời kỳ tăm tối. Quan quân ăn chơi cứ việc ăn chơi, hưởng thụ, dân chúng lầm than, khổ ai thì cứ việc khổ ải lầm than, để dẫn đến bao câu chuyện đau lòng mà không có cái gì an ủi được. ũng may nhờ có những yếu tố kỳ ảo, mà một hiện thực khác được đặt niềm hi vọng, tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Nàng Vũ Thị Thiết hàm oan nhưng được thần tiên chốn thủy cung cho nương tựa, tạo điều kiện cho nàng được về giải oan (trong Nam Xương nữ
tử lục); chàng Phạm Tử ư đang trong một mối tơ vò khi không hiểu sao học mãi chẳng thành thì được thầy đã tạ thế hiện về chỉ cho nguyên do, còn cho chàng lên chốn Thiên tào chơi (trong Phạm Tử Hư du Thiên tào lục).
Những mặt trái của xã hội đằng sau các nghi lễ thờ cúng được tái hiện rõ nét. Tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc dường như được tích hợp khá nhiều trong các sáng tác truyền kỳ. Truyền kỳ mạn lục với 20 truyện, trong đó có những truyện phản ánh đến một khía cạnh không thể thiếu trong đời sống tâm linh và văn hóa của người Việt, đó là văn hóa thờ cúng. Văn hóa ấy gắn liền với những địa danh, địa điểm thờ cúng như chùa, đền, phủ… Ở Truyền kỳ mạn lục, mặt trái xã hội, những gì còn “nhem nhuốc” cũng được ông đưa vào phản ánh, mặc dù người ta thường nhắc đến khía cạnh này với một thái độ cung kính, trang nghiêm và có phần kiêng sợ nếu như làm điều không đúng, ấy thế mà Ngô Tử Văn của ông đốt đền, đốt xong còn bình thản như không, tướng hộ pháp của ông ăn vụng cá, thực phẩm của nhân dân trong vùng để thỏa mãn cơn đói, mặc dù có vị ăn chay nhưng cũng không chịu, Phật nhưng lại đi ăn vụng. Trong Đào Thị nghiệp oan ký, sư Vô Kỷ đại diện cho tầng lớp tăng ni, đại diện cho sự thanh tịnh, nhưng hắn lại cùng Hàn Than làm những điều trái với quy tắc của một người tu hành, dám mang cái tà dâm, dục vọng vào chốn cửa Phật mà không kiêng dè gì, đi trái với đạo đức của người tu hành… Bức tranh màu tối về tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc được thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục cho thấy một chân thực nhưng lại là mặt trái của xã hội mà trong một thời kỳ văn hóa nước ta, những điều tối kỵ này không dễ để phô bày. Trên thực tế, nơi chùa chiền, miếu mạo là nơi thờ Phật và các vị thần, sẽ được mặc định là chốn linh thiêng, tôn nghiêm. ho đến khi đọc
Truyền kỳ mạn lục: Phật trong chùa đêm đêm vẫn ra khỏi ngôi chùa cũ nát để đi ăn trộm đồ ăn của dân, dẫn đến sự phẫn nộ của nhân dân, phải tìm ra mọi cách để bắt được “kẻ ăn trộm”. Thần, Phật – những vị vốn dĩ luôn được nhân
dân coi trọng và thờ cúng thì trong Truyền kỳ mạn lục lại trở thành những “nhân vật phản diện” trong xã hội với những hành vi xấu xa, đáng lên án. Trong Tản Viên từ phán sự lục, việc hối lộ, đút lót, bao che nơi thánh thần cũng không có gì khác so với người dân sống trong xã hội thực tại khi viên quan phương Bắc thất trận trên đất Việt cướp ngôi đền của vị thần nước Việt, nhũng nhiễu dân trong vùng mà không bị trừng phạt. Nguyên nhân là do những vị thần khác ở các ngôi đền khác xung quanh đó đã bị tên Bách hộ họ Thôi hối lộ. Chỉ đến khi Ngô Tử Văn – một người ngay thẳng, không biết sợ hãi những điều chướng tai gai mắt đốt đi ngôi đền, mọi chuyện mới được giải quyết. Yếu tố dục vọng, tình yêu nam nữ xuất hiện trong giới tu hành cũng được thể hiện rõ ràng qua Đào thị nghiệp oan ký. Người con gái đẹp như nàng Hàn Than xuất hiện nơi cửa chùa do sư cụ Pháp Vân trụ trì đã khiến sư bác Vô Kỷ không thể kiềm lòng thế tục mà đi trái lại với đạo đức của người tu hành. Nơi chùa chiền nhưng àn Than và sư Vô Kỷ đã vì tình yêu mà bất chấp, đắm chìm trong hoan lạc để đến nỗi nàng Hàn Than phải chết vì sinh con. Thực trạng chốn tu hành, mở rộng ra là thực trạng của xã hội rối ren lúc đương thời sinh ra những con người có lối sống không đúng chuẩn mực, gây nên những điều chướng tai gai mắt. ó là nạn tham nhũng, đút lót, mua quyền bán chức, cậy quyền ức hiếp người…
Không chỉ là phản ánh hiện thực xã hội một cách sâu sắc, rõ nét đến thế, Truyền kỳ mạn lục còn là tiếng lòng cảm thương cho những kiếp người phải sống trong thời đại tăm tối ấy, đặc biệt là những người phụ nữ thấp cổ bé họng. Xã hội loạn lạc, đồng tiền được coi trọng, quan cao được kiêng nể không dám phiền hà tới, dẫn đến cảnh chia ly sầu biệt của đôi vợ chồng Dư Nhuận Chi và nàng Túy Tiêu. Túy Tiêu là một nàng ca nữ nhưng có nhan sắc lại thông minh, được Dư Nhuận hi để ý. ai người nhanh chóng kết thành đôi. Khi hai vợ chồng chuyển đến kinh thành thuê trọ để chàng dùi mài kinh
sử chờ đến ngày đi thi, Túy Tiêu trong ngày mùng Một Tết đi chơi ở Tháp Báo Thiên liền bị tên quan Trụ quốc họ Thân cướp về làm vợ vì mê sắc đẹp của nàng. Nhuận Chi không biết kêu kiện cửa nào vì kêu đến tận triều đình cũng không được giải quyết cho vì họ Thân uy thế rất lớn, các tòa các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử. Hai vợ chồng đau lòng vì thương nhớ nhau, mãi đến khi phải tìm cách để chạy trốn mới được đoàn tụ. Người phụ nữ thân phận bé nhỏ, sống trong cái xã hội bất công ấy lại càng không được tự quyết định số phận mình. Liền một lúc bị bắt đi dù đã có chồng cũng không thể kêu oan, không thể làm gì khác được. ay như nàng Lệ Nương, trong lúc rối ren loạn lạc bị quân giặc bắt đi cũng chẳng biết làm cách nào, chỉ còn đường tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình, không phải làm hồn ma bơ vơ lạc lõng nơi đất khách quê người. ây đều là những câu chuyện