Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học Việt Nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 32 - 34)

Chương 2 : ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT

2. Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng

trị đầu thế kỉ XX :

Tiếp nối văn học truyền thống - văn học dân gian, thơ trào phúng tr-ớc thế kỉ XX về cơ bản mang phong cách “Nho cũ”. Đó là thiên về phong cách c-ời của nhà nho: phê phán, phủ nhận thực tại xã hội phong kiến đã lỗi thời, với hình thức và ngơn ngữ nhẹ nhàng, kín đáo đi liền với ý nghĩa phúng thích thâm sâu. Nội dung c-ời cũng đa dạng, giọng điệu c-ời phong phú với cả 3 cấp độ: hài h-ớc, mỉa mai, châm biếm. Với các giọng thơ chủ yếu là vịnh vật và ngụ ý.

Thơ vịnh vật và ngụ ý, ngoài thơ truyền thống, hầu hết các tác giả đều dựa vào các hình t-ợng nghịch dị nh-: tiến sĩ giấy, ơng phỗng đá, anh giả điếc, mẹ Mốc… mà ng-ời nổi lên ở giai đoạn tr-ớc thế kỉ XX này là Nguyễn Khuyến. Các hình t-ợng trong thơ Nguyễn Khuyến như “ tiến sĩ giấy”, “ vua chèo” “ quan chèo” “ thạch lão nhân” … tạo nên một trường nhìn trào phúng trước giới áo mũ n-ớc nhà bằng con mắt trào lộng. Nguyễn Khuyến đã đánh giá xác đáng “vai trị” tượng gỗ của ơng quan triều đình đối với vận hội đất nước :

Trong bài “ Ưu phụ từ” ( lời vợ anh phường chèo) tác giả mượn cuộc đối thoại

giữa hai vợ chồng ng-ời làm nghề hát chèo để châm biếm:

Đông lân gia hữu -u nhân trú Dạ bán -u nhân ngữ -u phụ

“ Ngã diệc thời thường tố hảo quan Như hà nhân giai bất ngã cụ?”

Tác giả tự dịch:

Xóm bên đơng có ph-ờng chèo trọ Đ-ơng nửa đêm gọi vợ chuyện trò Rằng: “ Ta thường làm quan to Sao ng-ời coi chẳng ra trò trống chi”

Nhân vật người kép hát giống như “ chàng ngốc” trong truyện cổ tích, đang nửa đêm phàn nàn cùng vợ về nỗi làm quan mà khơng ai sợ của mình.

Bài “ Tiến sĩ giấy” - cũng tiếp tục bổ sung cho cảm hứng về bản chất bù nhìn của vua chúa quan lại phong kiến thời buổi “ đầu Tây” , bài “ Tiến sĩ giấy” cùng với “Lời vợ anh ph-ờng chèo” dựng nên hình ảnh phúng dụ về thực chất ơng quan triều đình, lối t-ợng tr-ng hài h-ớc làm nổi bật mâu thuẫn giữa vỏ ngồi hào nhống và ruột rỗng tuếch của bậc khoa bảng cũng nh- nhãn mác ông

quan mà không ai sợ. Đây là hai bài thơ tiêu biểu cho tiếng c-ời trào phúng hóm nhẹ mà sâu cay đ-ợc nhiều thế hệ độc giả đón nhận, tâm đắc.

Thơ trào phúng tr-ớc thế kỉ XX, cũng xuất hiện nổi trội hơn ở thơ tự trào ở mức độ : tự trào đơn thuần và tự trào kết hợp. Tự trào đơn thuần là tự c-ời mình : cuời sức khỏe, hình dáng bên ngồi và c-ời thân thế, cơng danh. Tự trào kết hợp là c-ời thân thế, công danh để khẳng định cái “ tiết sạch” “ giá trong”. Các bài

thơ chữ Hán nói chung đều mang dấu ấn tự thuật, từ việc tuổi tác cụ thể ở các câu cho đến việc miêu tả thậm x-ng hài h-ớc các chi tiết cơ thể nh-: râu, răng, mắt, tóc.. khiến ng-ời đọc vừa buồn c-ời tr-ớc vẻ kì quặc dị th-ờng, nh-ng cũng th-ơng cảm sự lão hóa. Thơ tự trào luôn đan xen, xáo trộn 2 giọng điệu: phủ định và khẳng định, chỉ khác nhau ở mức độ giọng điệu: Phủ định th-ờng thậm x-ng quá mức, khẳng định thì kín đáo hơn.

Nói tóm lại : Thơ trào phúng tr-ớc thế kỉ XX ch-a phong phú về nội dung, hình thức cũng nh- phong cách. Bởi thơ trào phúng giai đoạn này chủ yếu xoay quanh tầng lớp quan lại cũng nh- thị dân, c-ời cợt, cơng kích đả phá cái xấu, cái ch-a tốt. Chứ ch-a bộc lộ đ-ợc tính dân tộc, giai cấp tr-ớc một xã hội rối ren, thay cũ đổi mới, trắng đen lẫn lộn. Mặc dù dòng “ vịnh vật và ngụ ý” và “tự trào” đã xuất hiện đậm nét, đặc sắc nh-ng số l-ợng tác phẩm mới tập trung ở một số nhà thơ, trong đó Nguyễn Khuyến là tiêu biểu cho giai đoạn giao thời chạm đến thế kỉ XX. Tuy vậy, giọng điệu cũng chỉ mới can gián, bóng gió, nhẹ nhàng và ẩn ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự đổi mới trên bình diện phong cách của bộ phận thơ trào phúng chính trị trong văn học Việt Nam những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)