2 .1Phƣơng pháp phê bình ấn tƣợng và thực chứng
2.1 .1Giới thuyết về phương pháp phê bình ấn tượng và thực chứng
2.2 Sự vận động từ phƣơng pháp phê bình ấn tƣợng và thực chứng sang
sang phƣơng pháp phê bình xã hội học của Hoài Thanh
Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài những cuộc tìm kiếm đầy thích thú, mê say vẻ đẹp của văn chương, đặc biệt là thơ. Không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời được Hoài Thanh phát hiện, khám phá để rồi với nghệ thuật bình thơ tài hoa, ông đã làm tỏa sáng cái hay, cái đẹp của thơ và tâm hồn thanh khiết của các thế hệ nhà thơ xuất sắc trong nhiều thời đại của đất nước, dân tộc ta từ cổ chí kim.
Một thời gian dài trước Cách mạng, Thơ mới là niềm say mê, là nơi trú ngụ bình yên của tâm hồn Hoài Thanh trước mọi sóng gió cuộc đời. Ông từng viết: “Tôi vốn rất say mê Thơ mới ngay từ khi mới ra đời. Thơ mới hầu như là cái vui duy nhất của tôi hồi bấy giờ”(124, tập 1, tr.303). Sự say mê Thơ mới, sức quyến rũ của Thơ mới khi ấy quả là rất lớn. Đối với tác giả “Thi nhân Việt Nam”, suốt một thời gian dài, cái say thơ đã thấm vào máu thịt, không dễ gì dứt bỏ, như thể trên đời chỉ có thơ là nơi trú ngụ bình yên cho tâm hồn.
Dường như, trước Cách mạng tháng Tám, văn chương đối với Hoài Thanh được ông xem như một thứ đạo, một tôn giáo để thờ phụng, phó thác niềm tin và tình yêu say đắm đối với cái đẹp.Ở Hoài Thanh, đến với văn chương là một sự trở về, trở về với các giá trị tinh thần lâu đời và hiện có của dân tộc.Văn chương, đối với ông rất thiêng liêng và có sức mạnh vô hình tạo nên sự trường tồn nòi giống Việt Nam. Ông đã viết những lời lẽ đầy tâm huyết: “Di sản tinh thần của cha ông đại khái vẫn còn nguyên vẹn. Tôi tin
rằng nó có thể đưa sinh khí đến cho thơ và cứu các nhà thơ ra khỏi một tình thế chừng như lúng túng….Nếu các thi nhân ta đủ chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết tìm đến thơ xưa với một tấm lòng trẻ, họ sẽ phát huy được những gì vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn trong linh hồn nòi giống”(116, tr.47). Như vậy, Hoài Thanh đã sớm nhận thức được con đường đúng đắn nhất của nghệ thuật văn chương là bám chắc và gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, tâm hồn dân tộc được hình thành và phát triển từ ngàn xưa đến nay từ lớp người đông đảo nhất của xã hội: người nông dân, người lao động.
Giờ đây đọc lại những trang viết của Hoài Thanh trước 1945 chúng ta cảm nhận rõ tình yêu thiết tha đến mức say đắm của ông đối với các giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc đã có từ ngàn xưa và cả những giá trị mới xuất hiện đương thời. Tất cả đều được ông nâng niu, quý trọng, dù các giá trị ấy có cái là khối vàng ròng to lớn dễ nhận biết, có cái chỉ mới là những hạt vàng li ti lẫn trong cát hoặc còn là viên ngọc bị bao lớp bụi thời gian che phủ. Với tấm lòng trân trọng và con mắt tinh đời, ông đã làm sáng lên rực rỡ nhiều giá trị trong nền văn hoá, văn học của dân tộc và góp phần không nhỏ cho các giá trị ấy trường tồn.
Nhìn chung, cả trước và sau cách mạng, toàn bộ sự nghiệp của Hoài Thanh đều hướng vào việc phát hiện, giữ gìn và phát huy mọi giá trị văn hoá dân tộc từ xưa đến nay trong văn thơ hiện đại. Những giá trị thẩm mỹ và phong cách phê bình của ông có nhiều thay đổi nhưng cũng vẫn đảm bảo tính liên tục với mục đích đó.
Từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, tâm hồn và ngòi bút của Hoài Thanh như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới mạnh mẽ giúp ông sáng tạo thêm nhiều tác phẩm phê bình văn học - chủ yếu vẫn là những tác phẩm phê bình thơ, có giá trị toả sáng trong nền văn học cách mạng, kháng chiến và xây dựng xã hội mới ở thời đại Hồ Chí Minh.
Trước sau vẫn vậy, ông được đánh giá là một nhà phê bình có nhiều thành tựu với năng khiếu nổi trội là thẩm bình thơ, nhưng phương pháp bình thơ giờ đây đã có ít nhiều thay đổi. Nếu như trước cách mạng, Hoài Thanh viết theo lối phê bình ấn tượng và thực chứng, vốn là lối phê bình thuần cảm giác, thấm đẫm cảm xúc của nhà phê bình sau khi đọc tác phẩm. Nhiều khi người viết nhập thân vào tác phẩm, tách rời tác phẩm với tác giả khai sinh ra nó. Lối viết này phụ thuộc chặt chẽ vào cảm xúc của nhà phê bình, cũng có khi bị xem là thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Đến sau cách mạng, với phương pháp phê bình xã hội học Macxit, ông tiếp tục đề cao vốn sống, vốn hiểu biết của mình khi phê bình, nhưng đồng thời chú tâm hơn đến tính quần chúng, đứng vững trên lập trường quan điểm của mình và luôn tôn vinh những giá trị cách mạng.Hoài Thanh làm quen với thơ cách mạng dần dần cũng như sự biến chuyển từ phương pháp phê bình ấn tượng và thực chứng sang phương pháp phê bình xã hội học Macxit của ông là từng bước, từ từ, lặng lẽ như một tiến trình, một sự vận động trong tư duy phê bình của người cầm bút. Sự biến chuyển đó có lẽ phần nào chịu ảnh hưởng của việc ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhiệt tình hướng theo con đường cách mạng.
Có thể thấy là từ sau Cách mạng tháng Tám, Hoài Thanh hầu như không viết về các nhà thơ khác, đặc biệt là các nhà Thơ mới, mà chỉ viết về thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu, hay các cây bút đang chiến đấu ở miền Nam như Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Anh Đức.... Sự chuyển hướng ấy diễn ra như một sự “nhận đường” khi đến với cách mạng. Ông quan niệm: “Văn nghệ phải phục vụ chính trị.Văn nghệ là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.Đó là một vấn đề nguyên tắc.” (Thép trong thơ)(126).
Nói chung về văn nghệ là như vậy, nói riêng về thơ cũng như vậy. Hoài Thanh dẫn hai câu thơ nổi tiếng của Bác Hồ: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” và khẳng định “xung phong” ở đây chính là xung phong ngay trong thơ, bằng vũ khí thơ.
Sự thay đổi trong con người Hoài Thanh có thể coi như một sự chuyển mình. Ông chối bỏ một thời đắm say trong Thơ mới với những câu thơ mà giờ đây bị ông cho là “Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng” (124, tập 2, tr.308). Cả một đời sống và cống hiến nhưng chưa khi nào Hoài Thanh nguôi ngoai nỗi mặc cảm về “Thi nhân Việt Nam” - đứa con tinh thần khiến ông xấu hổ nhiều hơn tự hào. Cho đến những phút cuối đời, khi Nhà xuất bản Văn học khởi thảo in “Tuyển tập Hoài Thanh”, Từ Sơn (con trai cả của ông) có gợi ý đưa cuốn sách này vào, ông vẫn kiên quyết từ chối. Con người nhân hậu và khắc khổ ấy đã quyết tâm “lột xác” và chối bỏ đến tận cùng một phần con người cũ trong mình. Đây là một quyết định lớn lao và đau đớn chẳng dễ gì thực hiện. Tuy nhiên, cách cảm, cách nghĩ hồn nhiên, chân thành trước cuộc đời của ông vẫn là tôn chỉ cho mọi cảm thụ nghệ thuật.
Hoài Thanh sống một đời lặng lẽ trước những cái án mà thời đại khắc nghiệt gán cho ông. Không tìm cách thanh minh hay tranh đấu vì bản thân, tất cả những gì Hoài Thanh làm đơn giản chỉ là “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, yêu thương và đầy tự trọng. Vào năm 1947, khi kháng chiến chống Pháp mới bắt đầu, nhiều tác phẩm lớn trong đó có “Truyện Kiều” vẫn còn chịu nhiều định kiến và bị chính trị hóa nặng nề.Hoài Thanh đã cương quyết từ chối đi họp chi bộ chỉ bởi ông nghĩ rằng, ông thích “Truyện Kiều” còn những người cộng sản thì không. Sau này, trước khi qua đời, được tin Nhà nước đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập cho mình, ông vẫn mặc cảm không dám nhận, bởi ông nghĩ: “Còn nhiều người xứng đáng hơn tôi như Đặng Thai Mai chẳng hạn, sao các anh không trao mà lại trao cho tôi”.
Một đời cầm bút và sáng tạo, Hoài Thanh đã để lại trong văn chương dấu ấn thật khó phai mờ. Dấu ấn độc đáo đó thể hiện trong quan niệm nghệ thuật, phương pháp phê bình và ở giai đoạn nào trong sự nghiệp, Hoài Thanh cũng đã sống hết mình cho văn chương nghệ thuật.