2 .3Phƣơng pháp phê bình xã hội học theo quan điểm mĩ học Macxit
2.3.1 Giới thuyết về phương pháp luận Macxit trong phê bình văn học
2.3.1.1 Quan niệm văn học là một hình thái ý thức
Lý thuyết văn học Mácxít có nguồn gốc từ lý thuyết về lịch sử xã hội, bắt nguồn từ Liên Xô sau cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 và sau đó xác lập địa vị độc tôn trong các quốc gia đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Nền tảng triết học của nó là học thuyết triết học- chính trị do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng, V.I.Lênin kế thừa và phát triển.
Nghệ thuật được các nhà mỹ học Macxít thừa nhận như một hiện tượng của ý thức hệ thuộc về một giai cấp nhất định, một thành tố của cuộc đấu tranh giai cấp. Tự do cá nhân của nghệ sĩ phải phù hợp với tự do của nhân dân - lực lượng làm nên lịch sứ. Mọi lý thuyết đi ngược lại với quan điểm, lập trường của Đảng cộng sản đều là phản động, chống lại nhân dân bởi vì lợi ích của Đảng là phù hợp với lợi ích chính đáng của nhân dân lao động.
Nguyên lí “Văn học là một hình thái ý thức xã hội,một hình thái đặc thù, thuộc thượng tầng kiến trúc” là một trong những nguyên lí gốc của lí luận văn nghệ Mácxít, phân biệt với các tư tưởng duy tâm, siêu hình về bản chất của văn nghệ.Từ nguyên lí này sẽ suy ra các phạm trù quan trọng như tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính đại chúng, tính quốc tế của văn học.
Mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là nền tảng để coi văn nghệ là hình thái ý thức xã hội và ý thức hệ.Theo sự giải thích của Lênin, ý thức hệ có tính giai cấp, các hình thái ý thức đều thống nhất trong ý thức hệ.Lênin và Stalin đều coi ý thức hệ và hình thái ý thức xã hội là hai hiện tượng không tách rời, thậm chí thống nhất làm một. Giáo trình Lí luận văn học của N.A.Gulaiev, xuất bản những năm 1970, dịch sang tiếng Việt năm 1982 ghi: “Chủ nghĩa Mác - Lênin xem văn học và nghệ thuật như là một trong những hình thái ý thức xã
hội….bị quy định bởi cơ sở kinh tế, …Mối liên hệ giữa văn học với tư cách là một hiện tượng của kiến trúc thượng tầng với cơ sở kinh tế thường thường không trực tiếp, mà gián tiếp. Nó được thực hiện qua hệ tư tưởng. Sự xuất hiện những tư tưởng thẩm mĩ mới trong thời đại này hay khác là dấu hiệu chính xác chứng tỏ một giai cấp mới bước ra vũ đài lịch sử có tham vọng thống trị về tư tưởng và chính trị”(35, tr.154).Văn học phản ánh đời sống, không chỉ miêu tả, kể chuyện, mà còn đánh giá, biểu hiện tình cảm yêu ghét, thể hiện khuynh hướng tư tưởng, mà khuynh hướng ấy có tính chất xã hội, trong xã hội phân chia thành giai cấp thì tư tưởng ấy chính là tư tưởng có tính giai cấp.Đó là bản chất tư tưởng hệ của văn học.Văn học là hình thái ý thức xã hội mang bản chất tư tưởng hệ.
Tính giai cấp của văn học còn được thể hiện trong xã hội phân chia giai cấp.Trong điều kiện xã hội phân chia giai cấp thì văn học là biểu hiện của ý thức giai cấp và công cụ đấu tranh giai cấp.Tính giai cấp thể hiện ý thức đối kháng của các giai cấp trong cơ sở kinh tế, sự phân hóa thành đối lập trong mỗi nền văn hóa dân tộc; tính giai cấp thể hiện trong sự mâu thuẫn về thế giới quan trong sáng tác của các nhà văn lớn, trong đó có yếu tố tiến bộ, cách mạng và có yếu tố lạc hậu, phản động.
Tính giai cấp là nền tảng của lí thuyết tính Đảng, bởi vì Đảng là đội tiên phong cuả giai cấp.Nếu đã thừa nhận tính giai cấp của văn học thì phải thừa nhận tính Đảng như là biểu hiện tập trung, tự giác cao độ của tính giai cấp. Văn học cách mạng là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản; nhà văn vô sản phải phục vụ công nông binh, phải kiên quyết đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, do Đảng lãnh đạo. Nhà văn phải hòa nhập với quần chúng công nông binh thành một khối; sáng tác phải thực hiện quan hệ biện chứng giữa phổ cập và nâng cao. Đồng chí Trường Chinh đã nhấn mạnh: Nhà văn được quyền tự do sáng tạo để phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo chỉ đạo của Đảng, kiên quyết
chống tự do vô chính phủ. Tính Đảng đòi hỏi văn nghệ sĩ phải đứng trên lập trường tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động.
Qua đây, ta thấy được sự tiếp nhận đúng đắn và linh hoạt của Đảng cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tính Đảng. Nguyên tắc này đã được thể hiện trong lí luận, phê bình văn học, trong chỉ đạo sáng tác và trong việc tổ chức các hội đoàn văn nghệ trong hệ thống chính trị của Đảng. Tuy vậy nguyên tắc này là nguyên tắc biến văn nghệ thành tuyên truyền, đã quy định khá ngặt nghèo, trên thực tế đã trói buộc rất nhiều cho sáng tác, Đảng dễ dàng can thiệp quá sâu vào sáng tác, nhìn nhận văn nghệ thuần túy theo nhãn quan chính trị, khiến cho đông đảo văn nghệ sĩ cảm thấy gò bó và sáng tác thiếu tính chân thật, khó tránh khỏi cực đoan, minh họa. Trước đây, nguyên tắc tính Đảng được coi là lý tưởng cho mọi tác phẩm, tuy nhiên, bây giờ, khi nhìn lại, ta sẽ thấy nó không tránh khỏi sự khuôn sáo, cứng nhắc. Từ năm 1986, với tinh thần cởi trói, các văn kiện và phê bình cũng đã hầu như không nói đến tính Đảng.
Gắn với khái niệm tính giai cấp là khái niệm tính nhân dân của văn học.Trong lí luận văn nghệ Mácxít, tính nhân dân gần như đồng nghĩa với tính cách mạng, tính chiến đấu, tính chính nghĩa, tính đạo đức.Tính nhân dân trong nghệ thuật thể hiện ở chỗ văn nghệ phải biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân, được nhân dân ưa thích, yêu chuộng.Tuy vậy trong nhân dân có hai cực, một cực là toàn thể, chỉnh thể, và cực khác là cá nhân, cá thể, người công dân.Giữa hai cực này có nhiều mâu thuẫn phức tạp, tạo nên sự phong phú, đa dạng của tính nhân dân. Tiếp nhận khái niệm tính nhân dân, theo nghĩa của Lênin, chúng ta chủ yếu nhấn mạnh đến phương diện cộng đồng, tập thể, mà không quan tâm nhiều đến cá nhân, cá tính.Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, qủa là tính nhân dân và tính Đảng thống nhất làm một trong thực tế. Từ thời đổi mới đến nay, đặc biệt là từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì thấy có hiện
tượng tính Đảng và tính nhân dân không còn thống nhất như trước. Tính nhân dân đang ngày càng nổi lên trong đời sống văn nghệ hiện đại.Mặc dù cả khái niệm tính Đảng lẫn khái niệm tính nhân dân đều hầu như không thấy được nhắc đến.
Đối với các nhà nghiên cứu văn học, nhất là những người nghiên cứu văn học quá khứ, khái niệm tính nhân dân có ý nghĩa để xác định giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các sáng tác quá khứ. Các tiêu chí của tính nhân dân trong văn học truyền thống dân tộc thường là nội dung yêu nước, chống ngoại xâm, khuynh hướng trào phúng phê phán các hiện tượng xấu xa, vô đạo trong cuộc sống, khuynh hướng hiện thực thể hiện tâm tư nguyện vọng của con người như chống chiến tranh, chống áp bức, bất công. Khi chuyển sang nghiên cứu, phê bình văn học đương đại, các nhà nghiên cứu lại dùng tiêu chí tính Đảng.
Trong lí luận văn nghệ Mácxít, vấn đề tính dân tộc của văn nghệ nằm trong vấn đề tính nhân dân. Về tính dân tộc và bản sắc dân tộc trong mấy chục năm đã có nhiều chuyên luận, nhiều hội thảo thảo luận về vấn đề này, có nhiều ý kiến và ý tưởng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực văn hóa văn nghệ, từ âm nhạc, sân khấu, hội họa, đến văn học. Có thể nêu một số công trình như:Về
tính dân tộc trong văn học (Thành Duy, 1982), Về một nguyên lí văn chương
(Phương Lựu, 1983), Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (1972), Tính
dân tộc của văn học (Nam Mộc, 1978), Bản sắc văn hóa Việt Nam (Phan
Ngọc, 1998), Bản sắc dân tộc (Mai Quốc Liên chủ biên, 2001)… Nhìn chung tính dân tộc hay bản sắc dân tộc văn học Việt Nam được xem xét trong các quan hệ giữa nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại, bản sắc và sự phát triển, thống nhất và đa dạng.
Tổng quan lại, có thể nói, tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc hay tính chất thượng tầng kiến trúc của văn học đều là các diễn ngôn, dựa vào khung tri thức của thời đại, bản chất ý thức hệ và tính chất quyền lực
của nó trong thời điểm mà có sựchi phối tư duy nghiên cứu, nhận thức văn học và đồng thời biến đổi theo thời gian.
Trên nền tảng của thuyết phản ánh luận, tôn trọng hiện thực khách quan, các nhà Mácxít tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa văn bản và những yếu tố ngoài văn bản, quan tâm đến bối cảnh hiện thực xã hội mà tác giả sống trong đó. Đặc biệt ở Việt Nam quy hiện thực xã hội vào cuộc đấu tranh giữa các giai cấp vốn gắn liền với các phương thức sản xuất nhất định, và vào mô hình cấu trúc gồm hai phần: hạ tầng và thượng tầng, trong đó,họ luôn khẳng định hạ tầng là yếu tố quyết định.
Theo như Trần Đình Sử, “tính chất độc tôn, khép kín, tính chất chính trị đậm đặc, ít màu sắc khoa học, hầu như không có đối thoại” chỉ có ích nhất định với thời chiến, khi toàn dân phải nhất trí để đối phó với lực lượng thù địch, góp phần thống nhất toàn dân, giành được thắng lợi. Nhưng rõ ràng cách nghĩ này ngày nay đã không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra, “khi xã hội có nhu cầu phát triển toàn diện về văn học và văn hoá, lại càng không thích hợp với thời đại mở cửa giao lưu, đối thoại, toàn cầu hoá hôm nay. Như thế, sự khủng hoảng lí luận chỉ là sự cáo chung của một hình thái lí luận văn học một thời, một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử”(109).
Lí luận văn nghệ, mĩ học mácxít được du nhập từ Liên Xô, Trung Quốc như đã nói trên đối với giới nghiên cứu văn học Việt Nam vừa là ý thức hệ vừa là phương pháp luận nghiên cứu, phê bình văn học, đóng vai trò cơ bản trong việc tạo dựng nền móng cho việc nghiên cứu văn học đương đại Việt Nam, tính từ ngày độc lập năm 1945.
Như vậy, tồn tại xã hội, hiện thực xã hội là nguồn gốc của tác phẩm văn chương làm ảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng văn học phát triển; hay nói như nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than”(7). Văn học là tấm gương phản ánh thời đại, điều này không có gì phải bàn cãi nhưng cần lưu ý văn học phản ánh hiện thực theo một cách riêng, chứ không phải là rập khuôn, mô tả hiện thực trần trụi như những gì nó có. Cần phải hiểu rõ văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, nó có những nét tương đồng với các hình thái ý thức xã hội khác. Nhưng ngược lại, nó cũng có những điểm khác biệt, những đặc thù riêng về đối tượng, nội dung, phương thức thể hiện và vai trò của nhà văn–chủ thể thẩm mĩ trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn, một tình cảm đối với đời sống. Đặc biệt, ở tác phẩm văn học chúng ta còn thấy vai trò rất lớn của nhà văn–chủ thể thẩm mĩ trong quá trình sáng tác văn học.Vậy, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù.
2.3.1.2 Quan niệm về vai trò quyết định của thế giới quan trong sáng tác và phê bình văn học
Chủ nghĩa Mác quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm. Các nhà lí luận Macxit cho rằng yếu tố trung gian của mối quan hệ này là thế giới quan của nhà văn. Thông qua tác phẩm, nhà văn bộc lộ toàn bộ thế giới quan của mình. Do đó, giá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm, những mặt ưu trội hay hạn chế của nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn và tầm nhìn của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Nhưng thế giới quan của nhà văn không phải là yếu tố thần bí, nó có tính khách quan lịch sử và là sản phẩm tổng hợp của mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà văn và nguồn gốc xuất thân, nền giáo dục, tiền đề văn hóa nghệ thuật, học thuật, hoàn cảnh xã hội và thời đại … Quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa nhà văn với tác phẩm, hay chính là mối quan hệ giữa thế giới quan với sáng tác, xuất phát từ các bài phê bình của Mác, Ănghen và Lênin về các văn nghệ sĩ có ảnh hưởng đặc biệt đối với thời đại lúc bấy giờ.
Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, mà sáng tạo thì phải đa dạng, chính vì thế không thể bắt ép và khuôn định người nghệ sĩ vào bất cứ một công thức có sẵn nào về phương pháp và phong cách nghệ thuật.Bởi vậy, có thể nói, thế giới quan giữ vai trò quyết định trong công việc phê bình văn học. Vấn đề thế giới quan cũng là một hiện tượng trong đời sống xã hội của con người, được lí giải rõ ràng bằng phép biện chứng duy vật về mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Chủ nghĩa Mác quan niệm đời sống tinh thần con người, trong đó có thế giới quan, là sự phản ánh những điều kiện đời sống thực tiễn cụ thể đã sinh ra nó, trong đó thành phần giai cấp được coi là yếu tố quan trọng có liên quan đến những vấn đề hạn chế về thế giới quan của nhà văn. Những đặc điểm làm cho một nhà văn trở thành đại biểu tư tưởng của lập trường cách mạng là hệ quả tất yếu của những điều kiện quyền lợi vật chất và nhu cầu cụ thể mà đời sống của họ mang lại. Như vậy, vấn đề thế giới quan của nhà văn là một vấn đề có tính chất khách quan, là hệ quả tất yếu của những tác động qua lại giữa con người và xã hội; nó không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc phân tích thế giới quan của nhà văn không nhằm mục đích phê phán con người đạo đức hay con người chính trị của nhà văn đó, cũng không phải là vấn đề thái độ của nhà văn đối với cuộc sống. Phê bình Macxit phân tích vấn đề thế giới quan của nhà văn như một cơ sở khoa học và thực tiễn để lí giải những vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội trong một thời gian dài đã chi phối sâu sắc đời sống sáng tác cũng như lý luận phê bình văn học ở nước ta. Trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu của nền văn học sáng tác theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, giới lý luận văn học Việt Nam phát hiện ra rằng tham vọng tạo ra một phương pháp sáng tác tối ưu cho nhiều nền văn học khác nhau thực chất là một ảo tưởng. Thực tiễn phát triển của sáng tác văn học thời kỳ đổi mới đã khiến các nhà nghiên cứu nhận
ra sự bất ổn, vênh lệch giữa lý luận và thực tiễn. Từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở đi, khái niệm phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ