Nếu nhà lí luận thiên về phê bình lí trí thì nhà nghệ sĩ thiên về phê bình tình cảm.Hoài Thanh là nhà phê bình tình cảm.Vũ Đức Phúc từng nhận xét: “Con người Hoài Thanh giản dị và giàu tình như thế nào thì phong cách viết của anh như vậy” [90].Cả cuộc đời đã theo tiếng gọi của nghệ thuật, nhưng với Hoài Thanh, mọi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật đều chung một cội nguồn sâu xa là tình cảm. Phê bình không phải là chuyện tỉa tót văn chương; sức nặng của lời phê bình trước hết là ở giá trị chân lí –những chân lí của cuộc đời chứa đựng trong tác phẩm phải thông qua cái tình của nhà phê bình mới đến được trái tim người đọc. Chính Hoài Thanh đã viết: “Muốn phân tích văn thơ cho chính xác không thể nào không cần đến ít nhiều rung cảm nghệ thuật. Nhưng rung cảm nghệ thuật cũng là một thứ tình cảm, và rung cảm đúng hay
sai thường cũng là do những tình cảm chủ đạo trong đời sống mỗi chúng ta quyết định”[123]. Tình cảm luôn là nguồn lực lớn lao chi phối ngòi bút Hoài Thanh. Nhà phê bình đã hướng tới nhiều thể loại văn học (ca dao, truyện, tiểu thuyết, phóng sự, bút ký v.v...) nhưng ông dành nhiều công sức nhất và cũng thành công nhất ở công việc bình thơ, vì thơ là tiếng nói của tình cảm, thơ diễn tả một cách chân thật và rung động những tâm tư, tình cảm sâu sắc của con người. Là một nhà thơ giữa các nhà Thơ mới, Hoài Thanh không cần dùng một từ ngữ nào đặc tả nỗi buồn hoài cổ trong thơ Huy Cận, vậy mà người đọc vẫn cảm nghe được nỗi cô đơn, trống vắng đến lạnh người trong cái xa xôi vô tận của cõi đời: “Nhưng con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch, tứ bề càng vắng lặng mênh mông. Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến.Một Pascal hay một Hugo trong lúc đó sẽ rùng mình, sẽ hốt hoảng; với cái điềm đạm của người phương Đông thời trước, Huy Cận chỉ lặng lẽ buồn”[116, tr.137]. Ngòi bút trữ tình của nhà phê bình phát hiện vẻ đẹp tâm hồn trong thơ Tố Hữu: “Từ ấy để lại những hình ảnh khá đậm về nhà thơ. Ta thấy anh nện gót trên đường phố Huế để tỏ thái độ khinh ghét đối với cả một lối sống đớn hèn. Ta thấy anh một mình trong xà lim Quy Nhơn, tim nhức nhối vì một tiếng rao đêm...”[118]. Còn trong một tác phẩm tự sự, tiểu thuyết “Hòn Đất”, nhà phê bình xúc động bởi một chi tiết rất nhỏ, tưởng như chẳng mấy ai chú ý tới: “Không những ai nấy đều sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, ở đấy còn có một cái có khi còn khó hơn đức hi sinh nữa: đó là đức quên mình. Tiêu biểu nhất là chị Sứ. Chị luôn chăm lo cho người khác.Ở trong hang, chị là người uống nước ít nhất và “việc này cũng chỉ có chị biết mà thôi”...[124]. Có thể nói như Lưu Liên: “Đấy là kiểu thưởng thức văn chương rất mộc, rất gốc, rất gần... chỉ có con tim, tấm lòng, và một niềm say đắm, say trong thơ và đắm nghĩa tình đời”[61].
Con người Hoài Thanh, tính cách Hoài Thanh hiện rõ trên những trang văn. Nếu nghệ sĩ là người tôn thờ cái đẹp, sáng tạo cái đẹp, giàu xúc cảm và có trí tưởng tượng bay bổng thì Hoài Thanh là một nghệ sĩ đích thực trong phê bình, ông là nhà phê bình – nghệ sĩ. Trong văn chương, tác phẩm hay chính là cái đẹp và Hoài Thanh xác định cho mình nhiệm vụ là “bình thơ hay”, “bình cái hay của thơ”. Tính cách nghệ sĩ của Hoài Thanh còn thể hiện rõ ở năng lực đồng cảm, cảm thông với người sáng tác. “Nét đồng điệu của tâm hồn là yếu tố tiên quyết giúp tác giả lắng lòng nghe thấy cái huyền diệu, cái tinh tế trong những hồn thơ mong manh mà người khác không cảm thấy được... Ông đã tạo ra một điệu văn, đúng hơn, một điệu thơ - phê bình, để dẫn ta vào một thế giới trong đó hồn ông và hồn thi nhân nhập hòa làm một và được biểu hiện bằng những câu thơ linh diệu” (Thiếu Mai) (72). “Kể từ Thi
nhân Việt Nam cho đến nay, Hoài Thanh vẫn là nhà phê bình có cách cảm thụ
thơ tinh vi và sâu sắc. Ông nhạy cảm và lại thận trọng; ông thường tìm được những điều chủ yếu nhất của bài thơ, thấy được cái hay của câu chữ vần điệu và cũng thấy được cả cái ấp úng trong lòng tác giả chưa giãi bày hết được lên thơ” (Vũ Quần Phương) (97). Ở người nghệ sĩ Hoài Thanh, sự tinh tế, sâu sắc trong phong cách phê bình lại được chắp cánh bởi tư duy hình tượng và những liên tưởng sinh động. Có cảm giác trong tay ông, cây đũa thần – phê bình chạm tới đâu là ở đấy tất cả sống dậy, có hồn, khơi gợi tưởng tượng và cảm xúc. Một khái niệm trừu tượng như thơ ca, dưới ngòi bút Hoài Thanh cũng trở thành hữu hình, cụ thể: “Thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao”. Đánh giá vị trí của Tản Đà trong tiến trình thơ ca Việt Nam, Hoài Thanh khẳng định đó là “người đã dạo những bản đàn mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” (116, tr.12). Hoài Thanh hình dung xã hội Truyện Kiều bằng chính những hình ảnh đã được đại thi hào gợi ra: “Cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhuốc dưới ngòi bút của Nguyễn Du với cái màu da nhờn nhợt của Tú Bà, cái bộ mặt mày râu nhẵn nhụi của Mã Giám
Sinh, cái vẻ chải chuốt, dịu dàng của Sở Khanh, cái miệng thì xoen xoét của Bạc Bà, Bạc Hạnh…”[117].
Về cách thức đi vào tác phẩm nghệ thuật, Hoài Thanh trích dẫn ý kiến của André Gide: "Văn nghệ không phải chỉ làm công việc một tấm gương". Đi vào tác phẩm nghệ thuật qua con đường thi cảm, mỹ cảm của người nghệ sĩ, tự nhiên trong nghệ thuật là giá trị mang tính phát hiện từ tinh thần nhân đạo: "Nhà văn sáng tạo ra những thế giới khác, sự sáng tạo này xuất phát từ mối tình yêu thương tha thiết, yêu thương ngay từ những điều chưa có trong thực tế, để gọi nó vào thực tế".
Cũng trong bài viết trên, Hoài Thanh cũng đã cắt nghĩa ngọn nguồn của hoạt động sáng tạo nghệ thuật: "Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thơ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương xót quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca (...). Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài"(116). Xuất phát từ cảm hứng nhân đạo, nghệ thuật đem đến cho con người điều gì, Hoài Thanh nói tiếp: "Cuộc sinh hoạt vật chất như một tấm màn đen ngăn tri giác người ta với thâm chân. Vén tấm màn đen ấy, tìm những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta, rồi mượn câu văn, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng cảm, đó là nhiệm vụ của nghệ thuật, và nói riêng ra, cũng là nhiệm vụ của văn chương"(124).
Theo đó, Hoài Thanh cho rằng nghệ thuật có nhiệm vụ đem đến cho con người cái chân ("thâm thân") cái thiện ("cái hay") cái mỹ ("cái đẹp") và nghệ thuật cũng chính là chân - thiện - mỹ. Ông khẳng định tác dụng của văn chương: "Văn chương vốn có ảnh hưởng lớn vì văn chương hun đúc phần tình cảm của người đời, đáp ứng nhu cầu xã hội và hợp với nhu yếu của cuộc sinh hoạt bây giờ". Hơn thế, theo Hoài Thanh, văn chương còn đánh thức khát
vọng tiềm ẩn và gây nên chất men phản kháng ở mỗi con người: "Nghệ thuật phải có sức giúp người ta phản động lại với hoàn cảnh cùng bẩm thụ tự nhiên". Và "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện nhũng tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm ngàn lần" (116).
Khác với văn xuôi, thi ca là vệt sáng của suy cảm. Thơ là nơi tập trung những phạm trù thẩm mỹ, trong cái dạng tinh lọc nhất của đời. Dấu ấn của cá tính chủ thể sáng tạo là trọn vẹn trong thơ. Thơ chủ yếu không phải là phản ánh theo nghĩa hẹp, mà là chuyên chở, trang trải, gửi gắm những suy tư, cảm xúc của con người về những vấn đề của thời đại mình và những vấn đề muôn thuở của con người. Do đó con đường tiếp nhận thơ khác với văn xuôi. Ở đây vai trò của trực giác cực kỳ quan trọng. Là người phê bình thơ, Hoài Thanh đã phát huy thế mạnh ở sự kế thừa (trực giác thi ca cực kỳ nhạy bén, phong cách bình thơ rất dung dị và thâm trầm) kết hợp cùng với quan điểm hiện đại của văn hóa phương Tây để tạo thành một phương pháp và phong cách phê bình thấm nhuần tính Đông phương. Mỗi bài phê bình của Hoài Thanh là một văn bản mới đem lại cảm xúc thẩm mỹ trọn vẹn.Phải sống và cảm sâu lắm cái tâm thế của con người thuở ấy thì Hoài Thanh mới có thể viết được những dòng như vậy. Ở đây không chỉ cái ấn tượng ban đầu mà là cái trực giác nhìn xuyên thấu sự vật, nó là kết tinh của một quá trình sống, cảm và ngẫm nghĩ về mình, về đời, về văn học. Cái trực giác đó đối với văn học nói chung và thơ ca nói riêng là vô cùng quan trọng, nó có thể vượt qua những thao tác khác bằng công cụ phê bình.
Phải chăng từ đó mà lối văn phê bình của Hoài Thanh là đi thẳng trực tiếp đến cái thần của sự vật, gợi lên cái tứ của bài thơ; nó gần với sáng tác mà xa với khoa học ở cách làm, nhưng vẫn đạt đến ý nghĩa khoa học vì nó cũng phát hiện ra chân lý. Và cũng chính cách phê bình này đã làm nhiều người cho rằng phê bình của Hoài Thanh không có lý luận, và là lối phê bình tình
cảm, ấn tượng, thực chứng. Thực ra, nói như Biélinski: "Trong lĩnh vực cái đẹp, phán đoán chỉ có thể đúng khi nào lý trí và tình cảm hài hòa với nhau".
Bằng trái tim nhạy cảm của mình, Hoài Thanh đi vào thế giới của Thơ mới, hòa cảm xúc của mình với cảm xúc của nhà thơ. Nhưng ông đã thực hiện nguyên tắc "hoà nhi bất đồng". Cái say của ông không bao giờ bị sa đà, theo đuôi, nhân nhượng. Ông rất nhạy trong việc phân biệt cảm xúc thật và cảm xúc giả, như trong trường hợp thơ Nguyễn Vỹ, mà ông cho là khoa trương, ồn ào: "Táo bạo thì táo bạo thực, nhưng trong văn thơ sự táo bạo không đủ đưa người ta ra khỏi cái tầm thường" (116, tr.106). Nhưng rồi, ông vẫn tìm được trong thế giới thơ của Nguyễn Vỹ đôi chút cảm xúc thật, và ông không nỡ bỏ qua: "Gửi Trương Tửu mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Trong lúc say, Nguyễn Vỹ đã quên được cái tật cố hữu của người, cái tật lòe đời. Người đã quên những câu thơ hai chữ và những câu thơ 12 chữ.Người dùng một lối thơ rất giản dị, rất xưa, dùng lối thất ngôn tràng thiên liên vận và liên châu.Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ giãi nỗi bi phẫn cho cả một hạng người.Một hạng người nếu có tội với xã hội thì cũng có chút công, một hạng người đã đau khổ nhiều lắm, hạng sống bằng nghề văn" (116, tr.107).
Đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của tầng lớp mình, có thể không nhà phê bình nào thuở ấy như Hoài Thanh. Ông thấy được cái bỡ ngỡ, náo nức xôn xao trong thơ Xuân Diệu đã có mầm khắc khoải, cô đơn: "Nhưng xét rộng ra, cái náo nức, cái xôn xao của Xuân Diệu cũng là cái náo nức, cái xôn xao của thanh niên Việt Nam bấy giờ. Sự đụng chạm với phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu bức thành kiên cố. Người thanh niên Việt Nam được dịp ngó trời cao đất rộng, nhưng cũng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người.Họ tưởng có thể nhắm mắt làm liều, lấy cá nhân làm cứu cánh cho cá nhân, lấy sự sống làm mục đích cho sự sống.Song đó chỉ là một cách dối mình "Chớ để riêng em gặp phải lòng em", lời khẩn cầu của người kỹ nữ cũng là lời khẩn cầu của con người muôn thuở.Đời sống của cá
nhân cần phải vịn vào một cái gì thiêng liêng hơn cá nhân và thiêng liêng hơn sự sống" (116, tr.120).
Và Hoài Thanh khẳng định với mình, cũng như với mọi người: "Không, từ bao giờ đến bây giờ, từ Homère đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của loài người, và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”(116, tr.45).Bàn về thi ca, với Hoài Thanh là "cốt tìm ta" hãy cứ đi sâu diễn tả tâm hồn Việt Nam, và tiếp thu di sản cha ông, như ông đã viết: "...Đi sâu vào hồn một người ta sẽ gặp hồn một nòi giống, đi sâu vào hồn một nòi giống, ta sẽ gặp hồn chung của loài người" (116, tr.46).Đây chính là cách Hoài Thanh xác định một hướng khai thác mới của văn học Việt Nam. Ông thừa nhận rằng: "Trong thi phẩm mười năm nay ta đã thấy hiện dần cái hình ảnh mới của người Việt Nam", nhưng ông còn yêu cầu cao hơn: "Cần những gì vĩnh viễn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn trong linh hồn nòi giống để có thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam" (116, tr.47).Với khả năng đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia nỗi lòng của người cầm bút, Hoài Thanh đã để lại cho chúng ta một gia sản tinh thần vô cùng quý báu không chỉ khiến “nao lòng” mà còn làm biết bao thế hệ sau vô cùng khâm phục.
3.3Phê bình sáng tạo, biểu dƣơng
Phong cách Hoài Thanh là đồng nhất phê bình với thưởng thức.Bởi thế, nhà phê bình chỉ bình chứ không phê,chỉ có khenchứ không có chê. Văn chương, theo ông, tồn tại được là ở những cái hay của nó. Nhà phê bình không cần nói đến cái dở của văn chương là vì thế.Thực ra, nếu phê bình không chỉ để tiêu dùng tác phẩm,mà còn để lý giải nó như một sự kiện thẩm mỹ thì đôi khi cái dở lại nói lên được nhiều điều. Hơn nữa, theo Hoài Thanh, phê bình văn học, xét cho cùng, không phải là khen hoặc chê, hoặc cả khen lẫn chê như Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan quan niệm, mà chủ yếu là mô tả có chủ ý (tức xây dựng mô hình nghiên cứu) tác phẩm để rồi cắt nghĩa tác phẩm
ấy như một thành quả triết mỹ. Khen chê, vì thế, nếu có, chỉ là cái đến sau và hoàn toàn do tình thế lập luận hoặc sự phát triển logic của luận cứ dẫn đến.
Mối quan tâm hàng đầu và thường xuyên của Hoài Thanh là văn học hiện đại.Các tác gia lớn trong văn chương dân tộc được Hoài Thanh đặc biệt ưu ái.Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Hoài Thanh chú ý tới Phan Bội Châu; còn ở giai đoạn sau này, Hoài Thanh chú ý tới Hồ Chí Minh và Tố Hữu với tư cách là hai nhà thơ cách mạng hàng đầu mà tác phẩm của họ có sức động viên rất lớn với quần chúng nhân dân. Hoài Thanh luôn có ý thức “học tập Bác qua thơ Bác”. Bằng cảm quan nhạy bén, linh khiếu thẩm bình văn chương tinh tế, sắc sảo, từ vẻ đẹp của thơ Bác, Hoài Thanh đi sâu khám phá vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh. Cũng như vậy, Hoài Thanh luôn theo sát các chặng đường thơ Tố Hữu, nhất là từ tập “Việt Bắc” trở đi, nhà phê bình thường xuyên có những phát hiện mới về thơ Tố Hữu,từ cấp độ chi tiết nghệ thuật. Những bài