1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm
2.2. Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh
2.2.1. Tổng quan về thực trạng công nghệ
Năm 2005 tổng cục thống kê tiến hành điều tra tại 7580 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên cả nước, thuộc 29 nhóm công nghiệp bao gồm:
16,2% doanh nghiệp nhà nước, 58,9% doanh nghiệp ngoài nhà nước, 24,9% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 55% doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất khẩu. Bình quân mỗi doanh nghiệp có 340 lao động, 74 tỷ đồng tài sản, giá trị sản xuất đạt 85 tỷ đồng/ năm.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt Nam nằm trong nhóm nước lạc hậu, xếp thứ 92/117 nước được quan tâm. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam đạt thấp, khoảng 20%, trong khi đó Philippin đạt 29%, Malayxia đạt 51%, Singapore đạt 73% (tiêu chí của một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%).
Tại Thanh Hóa, theo kết quả điều tra ở 185 doanh nghiệp từ 2010 - 2014 cho thấy: 54% doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm kế toán, 50% doanh nghiệp có xây dựng Website, 30% doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, 40% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm trong quản lý điều hành trong sản xuất, kinh doanh.
Nguồn nhân lực KH&CN (đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo từ cao đẳng trở lên) chỉ chiếm 7,2% tổng số lao động của các doanh nghiệp. Trong đó, 30,0% trình độ cao đẳng, 73,0% đại học, 1,1% là thạc sĩ, tiến sĩ chỉ có 0,9%. Lực lượng này lại phân bố không đều giữa các vùng giữa các loại hình doanh nghiệp và giữa các nhóm ngành công nghiệp.
Phân tích tổng hợp những số liệu điều tra thống kê cho thấy:
- Có 185/7580 doanh nghiệp, chiếm 2,44% tổng số có đầu tư nghiên cứu và triển khai, với kinh phí 293,7 tỷ đồng, bằng 0,004% doanh thu. Trong đó, vốn Ngân sách chiếm 2,0%, vốn doanh nghiệp chiếm gần 95%, vốn nước ngoài chiếm 0,24%, còn lại 2,9% là từ các nguồn khác.
- 67,2% trong tổng số 1933,4 tỷ đồng được các doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ. Hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 78,6% tổng nguồn vốn thực
hiện, các doanh nghiệp nhà nước chiếm 8,7%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm gần 0,7%.
Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ yếu kém của nhiều doanh nghiệp trong nước đang là cản trở lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì thế hiện có trên 82% doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia xuất khẩu, trong khi chỉ có trên 55% doanh nghiệp trong nước có sản phẩm xuất khẩu. Việt Nam có trên 90 triệu dân, năm 2010 xuất khẩu chỉ đạt 71,6 tỷ USD, chiếm 0,77% thị phần xuất khẩu của thế giới, nhưng kim ngạch nhập khẩu là 84 tỷ USD. Thanh Hóa có 3,4 triệu người, tính đến tháng 10/2014 toàn tỉnh có 7.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng vốn đăng kí trên 4.817 tỷ đồng, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 mới đạt 920 triệu USD, tăng trên 25%.
Thanh Hóa tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thên chốt, mũi nhọn trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát ở 60 doanh nghiệp, điều tra sâu thuộc các thành phần kinh tế, trên địa bàn 27 huyện, thị xã và thành phố, gồm các ngành sản xuất: Cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc, da giầy, đá ốp lát, hải sản và chế biến nông sản thực phẩm…