1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm
2.2. Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh
2.2.2. Mức độ làm chủ công nghệ
Các doanh nghiệp đạt mức huy động công suất của thiết bị khá cao. Bằng chứng là có tới 30% doanh nghiệp không thể tăng thêm sản lượng nếu chỉ sử dụng máy móc, thiết bị hiện có, khoảng 2/3 có thể tăng sản lượng thêm không quá 39%. Kết quả này không thay đổi đáng kể giữa hai cuộc điều tra năm 2006 và 2011( của Sở kế hoach và đầu tư). Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ ở gần mức sản lượng tối ứu của họ hơn các doanh nghiệp vừa và lớn. Có hai nhận xét ngược chiều được rút ra từ thực tế. Đó là thị trường địa phương còn nhỏ bé. Do đó, quy mô siêu nhỏ và nhỏ tỏ ra thích ứng hơn. Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn
vốn để mở rộng sản xuất hay nâng cấp công nghệ trong khi sản xuất chủ yếu dựa vào công cụ cầm tay và dụng cụ cơ khí bán thủ công. Mức độ huy động công suất của thiết bị là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu trong đánh giá chỉ số hiệu suất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thanh Hóa hiện nay rất hạn chế. Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn thường dừng lại công nghệ thải loại của thành thị có tuổi thọ trên 20 năm hoặc tự chế. 52% doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn chỉ sử dụng dùng cụ cầm tay, 16,3% sử dụng công cụ nửa cơ giới, 36,2% có sử dụng máy chạy điện.
Theo khảo sát 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi xem xét trình độ công nghệ thông qua thế hệ sản xuất, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang sử dụng các thiết bị từ những năm 60, 70. Chỉ có rất ít doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 80 và 90. Với trình độ công nghệ hiện tại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường.