Tín dụng cho hoạt động đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 72 - 74)

1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm

2.3. Thực trạng sử dụng công cụ tài chính đổi mới công nghệ trong các

2.3.3. Tín dụng cho hoạt động đổi mới công nghệ

Nhà nước đã thành lập một số quỹ hỗ trợ tiến dụng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai và đổi mới công nghệ như quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển Việt Nam), quỹ phát triển KH&CN quốc gia hoạt động khoa học và công nghệ theo hình thức sau.

Quỹ đầu tư phát triển: Trong các lĩnh vực ưu đãi có các hoạt động đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được. Các dự án khi được chấp nhận vay ưu đãi chỉ được cấp 70% tổng số vốn đầu tư, phần còn lại phải do doanh nghiệp tự lo. Ngoài ra, khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu và triển khai được hưởng từ quỹ này hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, kể từ khi quỹ này hoạt động được hưởng từ qũy hỗ trợ phát triển theo tiêu chí nghiên cứu và triển khai và đổi mới công nghệ là rất ít.

Trên thực tế các dự án được nhận ưu đãi tín dụng của quỹ chủ yếu theo các tiêu chí về ngành nghề then chốt và địa bàn khó khăn có phần đầu tư thiết bị và đổi mới công nghệ. Một vấn đề đáng lưu ý là kể từ khi Luật đầu tư năm 2005 và theo Nghị định 151/2006/NĐ - CP ngày 20/12/2006 về danh mục ưu đãi đầu tư thì đầu tư cho nghiên cứu và triển khai và đổi mới công nghệ không còn là lĩnh vực được hưởng ưu đãi tín dụng của ngân hàng phát triển nữa.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia: Thành lập ngày 22/10/2003 theo Nghị định số 122/2003/NĐ - CP trên cơ sở Luật KH&CN (Nhà nước cấp vốn ban đầu 200 tỷ đồng và được bổ sung ngân sách hàng năm). Qũy này tài trợ không hoàn lại toàn phần hoặc một phần cho những nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; nhiệm vụ KH&CN đột xuất mới phát sinh; những nhiệm vụ KH&CN có triển vọng nhưng có tính rủi ro; xuất bản công trình KK&CN.

Quỹ sẽ tài trợ có thu hồi từ 60% đến 100% vốn cho các dự án sản xuất thử nghiệm không nằm trong kế hoạch phát triển KH&CN của Nhà nước. Quỹ tài trợ không thu hồi không quá 30% kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc hưởng ưu tiên của Nhà nước. Nhiệm vụ nữa của quỹ là cho vay không lấy lãi với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu và triển khai được tạo ra trong nước (vì bản chất của nó vẫn là quỹ Ngân sách Nhà nước) và cho vay lãi suất thấp đối với các dự án đổi mới công nghệ, chú

trọng đến công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Quyết định số 36/2007/QĐ - BTC của Bộ Tài chính đã ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển KH&CN doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập quỹ phát KH&CN của doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là các nguồn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và triển khai và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ chỉ được quy định trong các văn bản, trên thực tế, các nhà khoa học và doanh nghiệp hầu như chưa được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)