Đầu tư đổi mới công nghệ từ ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 68 - 71)

1.1.6 .Quỹ đầu tư mạo hiểm

2.3. Thực trạng sử dụng công cụ tài chính đổi mới công nghệ trong các

2.3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ từ ngân sách Nhà nước

Đầu tư đổi mới công nghệ từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Những khoản đầu tư từ ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua nhiều chương trình KH&CN. Trong thời gian qua, Nhà nước đã dành nguồn vốn đầu tư đáng kể thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ (thuộc chương trình trọng điểm của nhà nước, đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và địa phương), hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các chương trình kinh tế - kỹ thuật về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hóa. Riêng giai đoạn 2006 - 2011 ngoài những đề tài, dự án cấp Bộ và độc lập Nhà nước, ngân sách Nhà nước đã tài trợ cho 16 chương trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực KH&CN với tổng số 847 tỷ đồng chiếm 18,9% tổng nguồn chi cho sự nghiệp khoa học ở Trung ương. Trong đó, năm chương trình KH&CN trọng điểm thuộc 4 lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên (bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa) đã chiếm tới 53% của tổng vốn ngân sách cấp cho chương trình trọng điểm quốc gia. Trong khuôn khổ các chương trình này, Nhà nước tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng. Đến năm 2009, Bộ KH&CN mới tổ chức chương trình tài

trợ một phần cho hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn hạn chế ở mức khoảng 10 tỷ VNĐ (chỉ bằng kinh phí tài trợ một phần năm cho một chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia, chiếm khoảng 4,5% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2000 ở Trung ương).

Theo Luật KH&CN năm 2000 và Luật KH&CN sửa đổi năm 2013, Luật ngân sách Nhà nước hiện hành, kinh phí của ngân sách hàng năm đầu tư cho KH&CN là trên 2% tổng chi ngân sách Nhà nước. Ở Thanh Hóa chi Ngân sách cho công tác KH&CN không ngừng tăng lên và bước đầu đã dành sự quan tâm đầu tư hỗ trợ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Từ năm 2010 đến tháng 10 năm 2014, tổng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh Thanh Hóa đạt 61.421 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương chiếm 53.321 triệu đồng, bằng 86,8%: Ngân sách Trung ương đầu tư 10.102 triệu đồng, bằng 16,4%. Trong đó, chưa kể các khoản kinh phí do các bộ, ngành Trung ương đầu tư trực tiếp cho các đề tài, dự án áp dụng KH&CN ở các doanh nghiệp.

Ngân sách địa phương đầu tư cho các hoạt động KH&CN như sau. - Đầu tư cho các nhiệm vụ KH&CN là 38.122. triệu đồng, chiếm 62,0%. - Tăng cường tiềm lực KH&CN là 6.118 triệu đồng, chiếm 9,9%. - Hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN là 13.394 triệu đồng, chiếm 21,8%.

Bảng 2.4 Tổng hợp chi Ngân sách cho hoạt động KH&CN ở Thanh Hóa. Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi ngân sách Chi cho KH&CN Chi R – D % KH&CN ngân sách % R - D KH&CN 1 2 3 4 5 6 2010 1.565.540,0 8.972,3 5.932,2 0,57 0,37 2011 3.227.912,0 9.990,2 5.520,2 0,30 0,17 2012 3.932.635,0 10.520,2 7.635,1 0,26 0,19 2013 4.342.596,0 15.620,2 9.212,3 0,35 0,21 T10/2014 3.978.657,0 14.980,1 11.989,1 0,37 0,30 Cộng 17.047.340,0 60.083,0 40.288,9 0,35 0,23

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở KH&CN

Như vậy, với nguồn Ngân sách còn hạn hẹp, với phương thức xã hội hóa công tác KH&CN, vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp còn rất hạn chế, lại dàn trải, manh mún, chưa hiệu quả. Chưa có đề tài dự án nào hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ.

Thực hiện điều 40 của Luật KH&CN năm 2000, Luật KH&CN sửa đổi năm 2013 tại điều 49 quy định thành lập quỹ phát triển KH&CN địa phương. Thanh Hóa đã thành lập quỹ này theo quyết định số 3079/QĐ - UBND ngày 27/10/2006 ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thành lập quỹ phát triển KH&CN do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.

Vốn điều lệ ban đầu của quỹ là 6 tỷ đồng, tuy nhiên trong triển khai thực tế quỹ phát triển KH&CN của tỉnh cũng không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ như kỳ vọng của quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)