Tính chất lý hóa của

Một phần của tài liệu Giao trinh duoc lieu hoc (word - doc) (Trang 63 - 66)

Saponin thường là những chất vơ định hình, khơng màu tới màu trắng ngà. Một số saponin có mạch đường ngắn có thể kết tinh. Sapogenin thường là những chất kết tinh khơng màu.

Đa số saponin có vị nhẫn đắng, trừ một số chất có vị ngọt như glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc, abrusosid A trong Cam thảo dây, osladin trong Polypodium vulgare L. có vị ngọt.

Saponin là những chất phân cực nên có thể tan trong các dung mơi phân cực như các alcol, hỗn hợp cồn - nước, nước và các dung môi phân cực khác như dimethyl sulfoxid, dioxan, acid acetic, pyridin. Butanol là một dung mơi hịa tan tương đối chọn lọc các saponin có mạch đường ngắn tới trung bình nên thường được dùng để tinh chế saponin bằng cách phân bố với nước. Các saponin có mạch đường dài có thể tan tốt trong nước. Saponin rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng các dung mơi này thêm vào dung dịch cồn để kết tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd và muối amonisulfat. Tính tan của sapogenin thì ngược lại.

Saponin có tính chất hoạt động bề mặt. Đặc tính này được giải thích bởi tính chất vừa thân dầu vừa thân nước của phân tử saponin. Nhờ đặc tính này mà saponin tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Khơng phải tất cả saponin đều tạo bọt khi lắc với nước.

Saponin có khả năng làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất lỗng.

Saponin độc đối với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mơ đường hơ hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết. Saponin có tác dụng diệt các lồi thân mềm như giun, sán, ốc sên cũng do làm ảnh hưởng đến lớp biểu mơ.

Saponin có tính chất kích ứng niêm mạc, gây hắt hơi, đỏ mắt; liều cao gây nơn mửa, đi lỏng.

Saponin có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β-hydroxysteroid khác. Do các nhóm thế trên phân tử, các saponin có thể thể hiện tính acid hay kiềm.

IV. CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH CỦA SAPONIN

1. Dựa trên tính chất tạo bọt

Đây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có cùng một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước nên saponin có đặc tính làm giảm sức căng bề mặt của nước và tạo bọt.

1.1. Thử nghiệm tạo bọt

Dược liệu được chiết bằng cồn 70%, dịch chiết được bốc hơi dung mơi và hịa tan lại trong một ít nước. Lấy dung dịch này cho vào một ống nghiệm 1,6 x 16 cm. Thêm nước cất, dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 1 phút, nếu ống nghiệm còn bọt trên bề mặt dung dịch chứng tỏ có saponin.

Có thể dựa vào chỉ số bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin. Chỉ số bọt là số ml nước để hòa tan saponin trong 1 g nguyên liệu cho một cột bọt cao 1 cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện quy định).

2. Dựa trên tính chất phá huyết

Khả năng làm vỡ hồng cầu bởi một dung dịch lỗng cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa trên chỉ số phá huyết. Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hịa tan saponin có trong 1 g nguyên liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện quy định).

3. Dựa trên độ độc đối với cá

Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá. Để đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá.

Chỉ số cá là độ pha loãng của nguyên liệu làm cho đa số cá trong một lô thử mất thăng bằng. Chỉ số cá cũng được tiến hành trong những điều kiện quy định như môi trường, loại cá...

4. Khả năng tạo phức với cholesterol

Những saponin triterpenoid tạo phức kém hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như hồn tồn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol trong hóa sinh.

5. Phản ứng màu

Phản ứng liebermann - Burchard: để phân biệt 2 loại sapogenin

Lấy vài miligram sapogenin hịa nóng vào 1 ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt acid sulfurid đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu xanh lơ - xanh lá, cịn dẫn chất triterpenoid thì có màu hồng tới tía.

6. Sắc ký lớp mỏng

Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin:

+ Đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau: bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol - nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hòa cắn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n- butanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi hịa cắn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký.

+ Saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan có thể chiết như sau: bột dược liệu thêm methanol đun nóng đến sơi trên nồi cách thủy. Dịch lọc đem bốc hơi đến khô trên nồi cách thủy. Cắn được hịa tan trong acid acetic 5%, đun nóng đến 80oC rồi kiềm hóa bằng ammoniac. Tủa được ly tâm rồi hòa tan vào ethanol 96% để chấm sắc ký.

Sau đây là một vài hệ dung môi dùng để triển khai trên các bản mỏng silicagel-G. Saponin triterpenoid:

b). Ethyl acetat - acid acetic - nước (8:2:1). c). n-Butanol - ethanol (10:2).

Saponin nhóm spirostan:

a). Cloroform - methanol - nước (65:35:10; lớp dưới). b). Cloroform - methanol (8:2).

c). n-Butanol bão hòa nước. Saponin kiềm:

a). Cloroform - ethanol - dung dịch amoniac 1% trong nước (2:2:1). b). Ethanol - pyridin - nước (3:1:3).

Thuốc thử phát hiện cho các loại saponin và sapogenin: thuốc thử Carr - Price, thuốc thử Liebermann - Burchard, dung dịch vanillin - sulfuric... Các vết saponin sẽ cho các màu khác nhau, tùy loại thuốc thử và saponin.

Các saponin nhóm spirostan và nhóm solanidan có thể phát hiện bằng thuốc thử Dragendorff.

V. TÁC DỤNG VÀ CƠNG DỤNG CỦA SAPONIN

Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như Viễn chí, Cát cánh, Cam thảo, Thiên mơn, Mạch mơn...

Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thơng tiểu như Rau má, Tỳ giải, Thiên môn, Mạch môn.

Saponin trong một số cây thuộc họ Nhân sâm có tác dụng bổ tăng lực ví dụ như Nhân sâm, Tam thất...

Một số saponin có tác dụng chống viêm như glycyrrhizin trong Cam thảo, các saponin trong Ngưu tất....

Asiaticosid trong Rau má có tác dụng làm thuốc chóng lên sẹo các vết mổ, vết thương, chữa loét, bỏng.

Một số saponin có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.

Một số saponin có tác dụng điều hịa miễn dịch như acid glycyrrhizin, acid ursolic, acid oleanolic...

Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid, chủ yếu là các hormon steroid.

Acid ursolic và oleanolic có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan.

Trong đời sống, một số saponin được dùng làm chất gây thấm trong thuốc thử sinh học, trong công nghiệp phim ảnh. Một số nguyên liệu chứa saponin dùng để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.

Một phần của tài liệu Giao trinh duoc lieu hoc (word - doc) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w