Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
2.4. Tham vấn một trƣờng hợp cụ thể đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng:
hoảng: Cụ thể trong giai đoạn 2: Đối tƣợng căng thẳng và sốc mạnh
Chúng tôi xin giới thiệu một trƣờng hợp để mô tả cho sự căng thẳng và sốc mạnh của đối tƣợng và cuộc tham vấn ngắn để đối tƣợng lấy lại bình tĩnh.
Mô tả trường hợp:
Chị B, 32 tuổi, là lao động tự do, bị nhiễm HIV đang điều trị tại trung tâm. Hoàn cảnh gia đình: Có một con trai, chồng đi làm xa nhà. Hiện tại, hai mẹ con sống với nhau.
Hoàn cảnh gặp đối tượng:
Trong khi tôi đang làm nhiệm vụ, vào thời gian có đợt xét nghiệm tự nguyện. Chị B đến trung tâm xin đƣợc xét nghiệm và tôi gặp chị quay trở lại trung tâm lần 3. Lần này chị đã bộc lộ sự lo lắng ngay trên khuôn
mặt. Sau khi cầm kết quả trên tay, tôi cùng một cán bộ khác thông báo kết quả cho chị B.
Cán bộ - NVCTXH thực hiện hoạt động tham vấn:
Mục tiêu tham vấn khi đối tượng đang căng thẳng, sốc mạnh: Chấn an tinh thần và giúp đối tƣợng lấy lại sự bình tĩnh.
Trƣớc khi thông báo kết quả cho chị B, chúng tôi cũng đã dự đoán trƣớc những phản ứng của đối tƣợng.
NVCTXH: Mời chị ngồi! Chị uống nƣớc nhé!...( Thăm dò thái độ, trạng thái của đối tượng, quan sát biểu hiện).
Chị B: Nhìn và gật đầu.
NVCTXH: Lấy nƣớc, đƣa tận vào tay chị B. Chị B: Uống nƣớc, từng ngụm nhỏ.,...
Cán bộ: Đến ngồi cạnh, nắm tay Chị B, giờ chị cần thật sự bình tĩnh nhé: Sau khi chúng em xét nghiệm, và lần thứ 3 này, kết quả của chị là dƣơng tính với HIV (cán bộ vừa cầm tay vùa nói).
Chị B: (Khóc to, cảm giác thở nhanh, gấp, kéo ghế, định chạy đi). NVCTXH: - kéo và nắm chặt tay đối tượng, để cho đối tượng khóc.
- Nói : Chị cứ khóc đi, nếu khóc làm chị bình tĩnh...Chị cứ khóc (để đối tượng gũ đầu vào vai).
Chị B: Thả người ngồi xuống ghế . Cúi đầu khóc và đập đầu vào bàn... NVCTXH: (cầm tay nhìn vào khuôn mặt của đối tượng ) Chị à, chúng em hiểu, cảm giác mà chị đang gặp phải, chúng em luôn sẵn sàng để giúp chị mà;Chị yên tâm, mọi thông tin của chị đều đƣợc chúng em giữ bí mật.
NVCTXH: Chị à, chúng em hiểu rằng, ai trong hoàn cảnh của chị cũng sẽ có phản ứng nhƣ vậy. Tuy nhiên, chị cần bình tĩnh, chỉ có bình tĩnh mới có thể có đƣợc những giải pháp tốt thôi. Chị thấy không, nhiều ngƣời đang sống chung với H cũng vẫn làm việc, lao động bình thƣờng hàng ngày mà. Còn rất
nhiều điều đang ở phía trƣớc cần chị lắm. Chị có gia đình và chúng em bên chị mà.
Chị B: (im lặng)...
Phân tích, đánh giá:
Chị B khi đƣợc cán bộ thông báo kết quả thì chị đã rất căng thẳng và bị sốc. Đây chính là biểu hiện của khủng hoảng tâm lý khi đối tƣợng biết mình bị nhiễm HIV.
Chúng tôi xác định trƣờng hợp chị B cần đƣợc tham vấn tâm lý để chị đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng, cụ thể là lấy lại bình tĩnh, giảm thiểu tác động tiêu cực do trạng thái căng thẳng và sốc mạnh đem lại.
Cán bộ/NVCTXH trong trƣờng hợp này thực hiện vai trò là ngƣời tham vấn tâm lý để trợ giúp chị B lấy lại bình tĩnh, thông qua một số kĩ năng cơ bản nhƣ: thấu cảm, chia sẻ, nói chuyện, gần gũi, lắng nghe.
Sau khi tiếp xúc và nói chuyện với chị B, chúng tôi nhận thấy rằng chị B đã giảm đƣợc căng thẳng và lấy lại đƣợc sự bình tĩnh.
Tác dụng của tham vấn là rất lớn, bởi chị B đã chia sẻ với chúng tôi là chị thấy an tâm hơn sau khi đƣợc nói chuyện, nói ra những điều mà không dám thổ lộ cùng ai. Chị cũng cảm thấy nhƣ cởi bỏ những khó khăn vì đã cảm thấy có ngƣời tôn trọng, lắng nghe chị. Chị tỏ rõ sự vui mừng vì cảm thấy an toàn khi đƣợc chia sẻ với một ngƣời khác mà tin rằng họ sẽ giữ bí mật riêng cho mình.
Tiểu kết chương 2:
Nhƣ vậy, tham vấn cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng là một hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong hỗ trợ tâm lý cho họ. Là NVCTXH, với rất nhiều vai trò khác nhau nhƣ: tham vấn, biện hộ, cầu nối, giáo dục,... nhƣng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp đến đối tƣợng đó là tham vấn.
Giúp đối tƣợng nhiễm H đƣơng đầu và vƣợt qua các giai đoạn của khủng hoảng đòi hỏi NVCTXH phải thể hiện vai trò tham vấn tâm lý và các kĩ năng trợ giúp cho đối tƣợng.
Vai trò tham vấn của NVCTXH đƣợc thể hiện trong từng giai đoạn của khủng hoảng, thông qua việc sử dụng những kĩ năng cơ bản nhƣ: lắng nghe tích cực, thấu cảm, chia sẻ, động viên, khích lệ, nói chuyện,...
Trong nội dung chƣơng này, chúng tôi cũng thực hiện tham vấn một trƣờng hợp cụ thể trong giai đoạn đối tƣợng nhiễm H trải qua trạng thái căng thẳng và sốc mạnh với mục đích thể hiện rõ vai trò và kĩ năng của NVCTXH trong việc tham vấn cho đối tƣợng lấy lại bình tĩnh và giảm căng thẳng, hạn chế tác động tiêu cực do việc trải nghiệm trạng thái, xúc cảm đó mang lại. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích, đánh giá để minh chứng cho vai trò tham vấn của NVCTXH trong hỗ trợ tâm lý cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ tâm lý cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm khám chữa bệnh Sở lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Thái Bình, chúng tôi rút ra những nhận định có tính kết luận nhƣ sau:
1.1. Hỗ trợ tâm lý cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS là hoạt động tham vấn tâm lý cho đối tƣợng đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng. Đây là hoạt động rất quan trọng giúp đối tƣợng bình tĩnh, vƣợt qua khủng hoảng để tái hòa nhập xã hội, có cuộc sống tốt hơn.
Khủng hoảng tâm lý có tính phổ biến trong đời sống con ngƣời, nhƣng đối với đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS thì khủng hoảng tâm lý liên quan mật thiết đến những xúc cảm, trạng thái tiêu cực mà đối tƣợng phải trải nghiệm. Chính những xúc cảm, trạng thái tiêu cực đó đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống tâm lý cũng nhƣ cuộc sống hàng ngày của đối tƣợng, đặc biệt có trƣờng hợp đối tƣợng tìm đến phƣơng án đối phó tiêu cực nhƣ tự sát hay làm cố tình lây nhiễm cho cộng đồng. Vì vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng, tham vấn tâm lý để giúp đối tƣợng nhìn nhận khủng hoảng, trải nghiệm những xúc cảm tiêu cực một cách tích cực, ứng phó với khủng hoảng, đƣơng đầu, vƣợt qua khủng hoảng và nhận thức rõ vấn đề để có biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng là rất cần thiết.
1.2. Trong những khó khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS (phân biệt đối xử, kì thị, tự kì thị; vấn đề về sức khỏe và khủng hoảng tâm lý ) thì vấn đề về khủng hoảng tâm lý là vấn đề ảnh hƣởng
nhiều nhất, trực tiếp gây ra những áp lực và những xúc cảm tiêu cực ở đối tƣợng.
Chúng tôi thấy rằng, khủng hoảng tâm lý khi đối tƣợng biết mình nhiễm HIV đã làm cho đối tƣợng phải trải nghiệm những xúc cảm tiêu cực, điều này không dễ dàng chấp nhận và chịu đựng đƣợc. Khi đối tƣợng biết mình nhiễm HIV thông thƣờng sẽ trải qua những cảm xúc nhƣ: sốc, căng thẳng, mặc cảm, tìm các biện pháp để đối phó có thể tích cực hoặc tiêu cực (thực tế thƣờng là tiêu cực)... Những cảm xúc này phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn khủng hoảng mà đối tƣợng phải trải nghiệm.
1.3. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò tham vấn tâm lý có vị trí rất quan trọng đặc biệt là tham vấn cho đối tƣợng nhiễm HIV trong lúc họ đang bị khủng hoảng - trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, giúp họ bình tĩnh, đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng, hạn chế đƣợc những hành động tiêu cực nhƣ tự sát hay cố tình lây nhiễm ra cộng đồng.
Thông qua vai trò tham vấn của NVCTXH và sử dụng các kĩ năng tham vấn thì NVCTXH sẽ giúp đỡ đối tƣợng bình tĩnh, giảm mặc cảm, tự kì thị, để vƣợt qua khủng hoảng có đƣợc cuộc sống tốt hơn cho bản thân và có ích cho xã hội, cộng đồng.
Từ những điều trình bày trên đây có thể thấy rằng: Với đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS khủng hoảng tâm lý có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống tâm lý, nó là nguyên nhân gây nên những phản ứng tiêu cực đối với chính đối tƣợng và với xã hội, điều này cũng có ảnh hƣởng đến sức khỏe của đối tƣợng. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đƣa ra, đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đang gặp phải rất nhiều vấn đề nhƣng vấn đề làm ảnh hƣởng lớn nhất đến cuộc sống của họ là khủng hoảng tâm lý, chính vì vậy mà tham vấn cho đối tƣợng đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng là công việc rất quan trọng mà NVCTXH cần thực hiện vai trò tham vấn tâm lý của
mình để giúp đối tƣợng có những giải pháp hữu hiệu vƣợt qua khủng hoảng để tái hòa nhập xã hội và có cuộc sống tốt hơn.
1.4. Một trong những phương thức hỗ trợ hữu hiệu cho những đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS là tham vấn tâm lý. Chúng tôi đã tham vấn cho nhiều đối tƣợng trong từng giai đoạn, trong nhiều buổi, nhiều giờ, nhằm lắng nghe, chia sẻ với đối tƣợng những ƣu tƣ, phiền muộn, băn khoăn, những cảm xúc mà đối tƣợng đang phải trải nghiệm. Trong rất nhiều trƣờng hợp mà chúng tôi đã tham vấn, đối tƣợng đã thực sự cảm thấy đƣợc lắng nghe và chia sẻ. Vì thế, chúng tôi đã kết hợp cùng công đoàn trung tâm, cùng các cán bộ tổ chức những buổi toạ đàm, giao lƣu nhằm giúp đối tƣợng đƣợc bộc lộ bản thân, nói về mình, đặt câu hỏi. Qua đấy, đối tƣợng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi ngƣời và tin vào bản thân hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò hỗ trợ của nhân viên Công tác xã hội trong tham vấn tâm lý cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS giúp giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực của khủng hoảng đến tâm lý và cuộc sống của đối tƣợng:
2.1. Từ sức ép về cuộc sống sẽ nhƣ thế nào khi bị nhiễm HIV đã gây ra lo lắng, mặc cảm, tự ti, căng thẳng, sốc, sợ hãi khi phải đối mặt với bệnh... cho đối tƣợng, chúng tôi đề xuất với các những cán bộ xã hội hãy tạo sự thoải mái, yên tâm cho họ bằng cách cùng bên họ, chia sẻ, lắng nghe với họ và nên định hƣớng, giúp họ lựa chọn cách thức, phƣơng pháp nhằm đƣơng đầu, chấp nhận tình trạng bệnh, sống chung với bệnh. Điều quan trọng nhất là cần gần gũi, chia sẻ và lắng nghe tâm tƣ nguyện vọng của đối tƣợng.
2.2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ và vai trò quan trọng giữa NVCTXH và đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS. Có thể nhiều cán bộ chƣa hiểu rõ, chƣa nắm rõ tầm quan trọng của bản thân mình khi làm việc với đối tƣợng nhiễm H nên chƣa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là
quyền lợi của chính mình đối với đối tƣợng. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cán bộ/NVCTXH cần tăng cƣờng giao tiếp với đối tƣợng, tạo cảm giác an toàn, thân thiện cho đối tƣợng, nhất là đối với những đối tƣợng đang trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Trong vai trò là NVCTXH tham vấn tâm lý cho đối tƣợng thì rất cần NVCTXH tích cực, nhiệt tình, thấu cảm với hoàn cảnh của đối tƣợng. Để từ đó giúp đối tƣợng vƣợt qua những rào cản, vƣợt qua khủng hoảng để tiếp tục sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội
2.3. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS ở trung tâm khám chữa bệnh đã tự loay hoay với các giải pháp do chính họ đặt ra để ứng phó với các trải nghiệm tiêu cực của đối tƣợng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến đối tƣợng rơi vào trạng căng thẳng, ức chế, mệt mỏi, sợ hãi và tìm đến cái chết hay làm hại những ngƣời khác. Vì thế, chúng tôi kiến nghị rằng cần có những buổi nói chuyện, cần có nhiều thời gian để NVCTXH tác động đến đối tƣợng, giúp đối tƣợng giữ đƣợc bình tĩnh, định hƣớng lại những mục tiêu cơ bản nhất, nhằm giảm xúc cảm tiêu cực ảnh hƣởng đến đối tƣợng.
2.4. Nhu cầu đƣợc tham vấn của đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS là khá cao qua nghiên cứu này, vì vậy, trung tâm cần có một phòng tham vấn riêng, tách từ phòng y tế với các chuyên gia tham vấn hoặc NVCTXH để giúp đối tƣợng giải toả đƣợc những khúc mắc, bày tỏ đƣợc những xúc cảm tiêu cực, đƣợc sự chia sẻ, đồng cảm của mọi ngƣời.
2.5. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nhu cầu đƣợc tham gia các hoạt động tập thể với mục đích chia sẻ, đồng cảm giúp đỡ nhau với những ngƣời cùng cảnh ngộ, mong muốn đƣợc giao lƣu của đối tƣợng, vì vậy, trung tâm cần tổ chức nhiều buổi sinh hoạt nhóm, nhiều câu lạc bộ bổ ích để đối tƣợng tham gia. Việc đƣợc tham gia vào các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ sẽ giúp đối tƣợng có môi trƣờng giải trí lành mạnh, giảm thiểu những tác hại tiêu cực của những xúc cảm tiêu cực mang lại do khủng hoảng tâm lý gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Văn Bản, (2006), Thực hành điều trị tâm lí, Nxb Y học.
[2]. Nguyễn Ngọc Bích, (1998), Tâm lí học nhân cách, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[3].
[4].
[5]. [6].
Văn Thị Kim Cúc, (2002), Một số vấn đề cơ bản trong TLH lâm sàng, Đề tài cấp ĐHQG.
Bùi Thế Cƣờng - Phúc lợi xã hội ở Việt Nam, hiện trạng và xu
hướng,2003
Phạm Huy Dũng, Tập bài giảng Lý thuyết CTXH
Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) , Xã hội học, 2001 [7]. GS. TS. Trần Thị Minh Đức, (2011) Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb
ĐHQG Hà Nội.
[8]. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb GD (2001).
[9]. Nguyễn Thị Nho, (1999), Tâm lí học phát triển, Nxb ĐHQG Hà nội. [10]. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), (2001), Tâm lí học trí tuệ, Nxb ĐHQG Hà
Nội.
[11]. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc, (2004), Trắc nghiệm tâm lí lâm
sàng, Nxb QĐND.
[12]. Đặng Phƣơng Kiệt, (1996), Tiếp cận và đo lường tâm lí, Nxb KHXH. [13]. Nguyễn Công Khanh, (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã
hội, Nxb Chính trị Quốc gia.
[14]. [15].
Nguyễn Công Khanh, (2000), Tâm lí trị liệu, Nxb ĐHQG Hà Nội. TS. Mai Kim Thanh, Giáo trình nhập môn công tác xã hội, ĐHKHXH và NV.
[16]. [17]. [18]. [19]. [20]. [21]. [22]. [23]. [24]. [25]. [26]. [27].
Nguyễn Khắc Viện, (2001), Từ điểm tâm lí, Nxb VHTT.
Đề án nghiên cứu của UNESSCO/ UNAIDS về phƣơng pháp tiếp cận văn hóa trong dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS, 2004
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), (2004) Diễn đàn của những người sống
chung với HIV/AIDS
Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (2007) Tài liệu bồi dưỡng CTXH cho
cán bộ cơ sở.
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, (2003) Kiểm soát HIV/AIDS tại nơi
làm việc.
Khuất Thu Hồng và đồng sự, (2003) Tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan đến HIV/AIDS tại Việt Nam.
Bộ Y tế, (2003) Chiến lược Phòng chống HIV/AIDS Quốc gia của Việt
Nam đến năm 2010 và phương hướng đến năm 2020.
Tổ chức Lao động Quốc tế, (2003) Những khoảng trống và những cố gắng hiện nay về giảm thiểu phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại nơi làm việc
Khoa CTXH, trƣờng đại học Lao động xã hội, giáo trình CTXH với ngƣời nhiễm HIV/AIDS.
Bộ Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội, trƣờng đại học Lao động - xã hội, Công tác xã hội với người sống chung với HIV/AIDS, 2012
Cục Phòng chống tện nạn xã hội (2009), Tài liệu tập huấn “Giảm thiểu
tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, dự phòng tái nghiện theo dõi và đánh