Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
2.3 Hỗ trợ tâm lý của NVCTXH cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đƣơng đầu
2.3.4 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn 4:
Lúc họ mặc cảm và tìm các phương án đối phó tích cực hoặc tiêu cực
Mặc cảm đƣợc hiểu là những cảm giác buồn day dứt khi thấy mình không đƣợc nhƣ mọi ngƣời.
Trong bối cảnh lây lan HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay, ngƣời bị nhiễm vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm ngƣời nghiện chích và mại dâm. Nhƣ vậy, nguyên nhân gây bệnh thƣờng xuất phát từ những tệ nạn xã hội. Do đó, khi nói đến bệnh HIV mọi ngƣời trong xã hội thƣờng liên tƣởng đến những ngƣời sống buông thả, trụy lạc, những ngƣời không có lý tƣởng sống. Đó là những ''của nợ" đối với xã hội ! Cách suy nghĩ trên đã khiến mọi ngƣời trong xã hội không muốn tiếp xúc với ngƣời bệnh. Điều này đã làm cho ngƣời bệnh rất mặc cảm trong cuộc sống. Ngƣời nhiễm HIV thƣờng cảm thấy ai cũng đang nhòm ngó mình, ai cũng nhƣ đang bàn bạc về mình. Nhƣ lời tâm sự của một ngƣời nhiễm HIV:
“Chẳng ai dám ngồi gần, nói chuyện với mình, nhiều khi mình ngồi khóc một mình"
Ở ngƣời nhiễm khác, do mặc cảm về bệnh tật và để tránh dƣ luận xã hội nặng nề họ phải dấu bệnh của mình: “Không, chúng tôi sẽ dấu kín cho đến khi nhắm mắt. Có thể một ngày nào đó sẽ khác đi nhưng ngay bây giờ không nói được”.
Có ngƣời nhiễm lại muốn lánh mình bỏ trốn qua xứ khác, nơi khác để sống: “Không riêng gì em, mà những người đi cùng làm với em có người khi đã biết bị nhiễm HIV đã không trở về nữa, mà sống lang thang nay đây mai đó”.
Cũng do mặc cảm về bệnh của mình, nhiều ngƣời nhiễm HIV đã không dám yêu, không dám xây dựng gia đình. Bởi vì họ: “Mặc cảm là mình có cái đó ở trong người, sợ rằng không đạt được sự mong chờ của người ta. Nửa chừng người ta bỏ mình sẽ mất hạnh phúc. Lúc đó em còn cảm thấy bất hạnh và đau khổ hơn nữa”.
Theo Nam,52 tuổi, cán bộ trung tâm thì: “Người nhiễm HIV mặc cảm,
tự ti, chán sống không hợp tác với người có thiện chí. Có bệnh nhân tìm đến cái chết. Hay là phá phách đe doạ người giúp đỡ mình, cố tình lây bệnh sang người khác”.
Nhƣ vậy, do mặc cảm với bệnh tật mà ngƣời bị nhiễm phải chịu sống bó hẹp trong “thế giới riêng” rất ảm đạm và đầy đau khổ của mình. Họ không vƣợt qua đƣợc rào cản tâm lý khi mang “bệnh thế kỷ”, căn bệnh khi nhắc đến khiến ngƣời ta “Rùng mình muốn tránh xa", hoặc " Tƣởng tƣợng ra một cơ thể lở loét, ngƣời chỉ da bọc xuơng, mắt trố lồi. Mọi ngƣời nhìn vào với ánh mắt coi thƣờng”
Chính vì những nguyên nhân trên mà ngƣời nhiễm H mặc cảm dẫn đến việc họ sẽ tìm đến những phƣơng án hoặc là tích cực hoặc tiêu cực.
Với phƣơng án tích cực thì cùng với sự hỗ trợ của NVCTXH thì ngƣời nhiễm H có thể tìm kiếm các thông tin qua sách báo, gia đình, bạn bè để tìm ra cách chữa bệnh hay đi đến bệnh viện, trạm xá để có những phƣơng pháp điều trị thích hợp.Sẽ có rất nhiều các phƣơng án đƣợc đƣa ra để thử nghiệm trong giai đoạn này. Nhƣ lời tâm sự của một ngƣời nhiễm H: "mình cũng đã
tự đi tìm cách chữa đấy chứ, cũng được các anh chị trong này giúp đỡ, khi nhận ra là mình còn phải sống thì mình cũng đến trung tâm nhờ các anh chị xem xem có cách nào chữa cho mình"
Khi đối tƣợng nhiễm H sử dụng phƣơng án đối phó tích cực, đối tƣợng nhiễm H có thể đã lấy lại sự trấn tĩnh, bình tĩnh, xác định rõ đƣợc vấn đề và hiện trạng bệnh của bản thân. Cùng với sự giúp đỡ của NVCTXH, đối tƣợng tìm kiếm những thông tin về bệnh, cách phòng tránh lây nhiễm, và đặc biệt là phƣơng pháp kéo dài sự sống. Vì vậy, vai trò của NVCTXH là cùng với họ, cung cấp thông tin cần thiết cho họ, là cầu nối để giúp họ kết nối đƣợc với các nguồn lực có thể giúp đỡ họ trong việc chữa trị.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, thƣờng những ngƣời nhiễm H thƣờng tìm đến những phƣơng án đối phó tiêu cực, vì họ cho rằng đó là con đƣờng để giải thoát cho họ. Và họ thƣờng chọn phƣơng án tự sát hoặc cố tình lây nhiễm ra cộng đồng.
Phát hiện và ngăn chặn ý định tự sát trong cơn khủng hoảng là một việc làm cần thiết, tuy không phải trƣờng hợp khủng hoảng nào đến với sự hỗ trợ tâm lý cũng mang ý định tự sát nhƣng việc phát hiện và can thiệp kịp thời nhằm mục tiêu bảo vệ đối tƣợng trƣớc những tiềm năng nguy hiểm có thể dự báo, đây là công việc, trách nhiệm và lƣơng tâm nghề nghiệp của ngƣời làm công tác tham vấn và NVCTXH.
Khi cá nhân trong cơn khủng hoảng cảm thấy tuyệt vọng thì điều quan trọng là phải khôi phục, làm tăng, thúc đẩy niềm hy vọng và những mong đợi tích cực. Không nên đƣa ra những lời hứa không thực hiện đƣợc nhƣng hãy
động viên, khuyến khích họ giải quyết vấn đề của mình. Niềm tin của họ vào khả năng, năng lực của bản thân là rất quan trọng
Nhƣ lời nói của nữ, 46 tuổi, cán bộ trung tâm "Khi nói chuyện với đối tượng, mình phải thật sự lưu tâm, vì họ đang chán nản vô cùng, trước mắt họ là hố sâu, họ tìm con đường giải thoát là tự cái chết. Khi nói chuyện với họ, họ thường nói và hỏi nhiều vấn đề liên quan đến việc như: chắc là sẽ chết chị nhỉ?, chắc là đau đớn lắm? thế thì chết quách đi còn hơn... Vì vậy cần đặc biệt quan tâm khi họ ở giai đoạn này, giúp họ nhận ra đó không phải là con đường cuối cùng, tạo niềm tin, khuyến khích động viên và trấn an cho họ"
Ý tƣởng tự sát có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào trong tiến trình can thiệp, hỗ trợ, trong sự thay đổi của chuổi diễn biến khủng hoảng kèm theo những thay đổi cảm xúc. Đôi khi chỉ dừng lại là những ý tƣởng, đôi khi là những kế hoạch đƣợc chuẩn bị tỉ mỉ và cả những lần toan tự sát bất thành… đƣa đến những mức độ nguy cơ tự sát thành công khác nhau. Vì vậy khi đối tƣợng đề cập (bằng lời nói hay không bằng lời nói) đến cái chết thì NVCTXH cần quan tâm đến điều đó và thiết lập ngay một hệ thống hỗ trợ cho trƣờng hợp khẩn cấp của đối tƣợng.
Khi ngƣời nhiễm có mặc cảm và đang trong tình trạng tìm các phƣơng án để đối phó với tình huống thì NVXH cần giúp ngƣời bị nhiễm chấp nhận thực tế hiện trạng bệnh của mình. Giúp ngƣời nhiễm có thể đƣơng đầu với những gì mà bệnh gây ra, để dần bình thƣờng hoá vấn đề bệnh tật. Cần giúp ngƣời nhiễm sống tích cực, hữu ích, có ý nghĩa và hoà nhập vào cuộc sống, thông qua việc giới nhiệu những hệ thống hỗ trợ xã hội cho họ (trong đó có việc làm quen với những ngƣời cùng cảnh ngộ hay tham gia nhóm đồng đẳng).
Với nội dung này, chúng tôi thực hiện thêm thảo luận nhóm để thu đƣợc những thông tin mang tính khái quát hơn, đa dạng hơn về vấn đề, kết quả nhƣ sau:
+ Lắng nghe tích cực
Nghĩa là cán bộ/ NVCTXH không chỉ lắng nghe một cách thụ động mà
luôn phải đƣa ra những thông tin phản hồi nhằm chia sẻ với đối tƣợng.
Đây là một kiểu phƣơng pháp lắng nghe nhạy bén để hiểu đƣợc những gì đang ẩn sâu bên trong, hay những thông điệp ngầm, và phản ánh lại cho thân chủ có thể nhận thấy điều đang ẩn sâu bên trong họ.
Sự lắng nghe của NVCTXH giúp đối tƣợng làm rõ vấn đề của mình. Khi áp dụng lắng nghe chủ động NVCTXH thực hiện một sự bày tỏ, thể hiện tốt hơn cách đặt câu hỏi, điều này giúp giữ những vấn đề của đối tƣợng trong phạm vi trách nhiệm của họ, nhƣng họ vẫn cảm thấy đƣợc sự hỗ trợ của NVCTXH trong quá trình tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình. Nó thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận, tin tƣởng của NVCTXH vào khả năng giải quyết của đối tƣợng.
Nam, 48 tuổi, cán bộ trung tâm: " trong giai đoạn này, điều cần thiết là cần cho họ thời gian để họ diễn tả những cảm xúc mà họ đang phải trải qua, chúng ta nên lắng nghe những suy nghĩ của họ, để họ yên tâm và hiểu rằng chúng ta tôn trọng họ và hơn thế nữa chúng ta cũng muốn cho họ biết chúng ta tin tưởng vào họ"
+ Trấn an đối tượng.
Trong lúc họ đang mất bình tĩnh và căng thẳng thì công việc đầu tiên và kỹ năng đầu tiên của NVCTXH phải thực hiện đó chính là trấn an tinh thần cho đối tƣợng. Cách thức mà cá nhân trong cơn khủng hoảng lựa chọn để thiết lập trạng thái cân bằng có thể lành mạnh hay không lành mạnh. Trong cơn khủng hoảng là tình trạng căng thẳng, cảm giác thúc bách, nhận thức chƣa đúng và giảm năng lực hoạt động hiệu quả, vì vậy dù họ đã có rất nhiều
lại hiệu quả, điều này có thể để lại những kết quả không mong đợi làm tồi tệ hơn tình trạng khủng hoảng. Họ có thể trở nên “tràn ngập”, bị “chôn vùi” và lựa chọn cách tự hủy hoại bản thân nếu không nhận đƣợc một sự giúp đỡ ngay lập tức. NVCTXH cần hành động nhanh chóng bởi hệ thống hỗ trợ từ NVXH có thể làm giảm khủng hoảng một phần nào đó và có thể giúp bảo vệ cá nhân khỏi việc gây hại cho bản thân họ.
Trong suốt giai đoạn bắt đầu hỗ trợ thân chủ, các kỹ thuật “chống đỡ” đƣợc sử dụng nhằm mục đích làm giảm lo âu, mặc cảm tội lỗi, tình trạng căng thẳng, và cung cấp những hỗ trợ về mặt cảm xúc. Tất cả những điều này là nỗ lực nhằm khôi phục trạng thái cân bằng ở đối tƣợng.
+ Đồng cảm, lo lắng và nâng đỡ tinh thần.
Một cá nhân rơi vào khủng hoảng sẽ cần sự “bảo đảm” (về mặt tinh thần: sự nâng đỡ, an toàn…) từ nhân viên CTXH để chắc rằng họ đã làm điều đúng khi đến gặp ngƣời hỗ trợ, xóa bỏ tình trạng hay do dự bối rối trƣớc một quyết định. Lúc này họ cần đƣợc NVCTXH “chào đón” và cảm thấy mình đƣợc ƣu tiên. Vì vậy kĩ năng đồng cảm, nâng đỡ tinh thần cho đối tƣợng nhiễm H là thực sự cần thiết.
Nhƣ lời tâm sự của một đối tƣợng nhiễm H "những người như mình
cần lắm sự thông cảm của mọi người"
Một trong những kỹ năng trong tham vấn cho đối tƣợng nhiễm H đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng đó là "Tạo điều kiện cho đối tượng bộc
lộ tình cảm và nói với đối tượng rằng việc bộc lộ tình cảm buồn là rất bình thường" ( Nữ, 41 tuổi, cán bộ trung tâm).
Hiện nay, ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS vẫn đang bị nhiều kỳ thị, làm cho họ mặc cảm về bản thân, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội và luôn có tƣ tƣởng lo sợ. Để giảm thiểu tình trạng này đối với ngƣời nhiễm H, nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc tham
vấn, hỗ trợ, giúp họ yên tâm điều trị, biết cách phòng tránh bệnh cho cộng đồng, cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe để chống chọi với căn bệnh. Đồng thời, tuyên truyền tới ngƣời dân giảm bớt kỳ thị, phân biệt đối xử, biết phòng tránh lây nhiễm và góp phần liên kết các nguồn lực xã hội để hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho ngƣời nhiễm H.
Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách và chƣơng trình nhằm hỗ trợ và bảo vệ ngƣời có H. Trong quá trình thực hiện các chính sách, chƣơng trình, ngoài sự tham gia của các Ban, ngành, các tổ chức xã hội thì vai trò của nhân viên CTXH cũng ngày càng quan trọng. Đội ngũ nhân viên CTXH không những trực tiếp tham gia, mà còn giới thiệu, vận động ngƣời nhiễm H gia nhập các nhóm đồng đẳng, Câu lạc bộ ở địa phƣơng để họ có thể tâm sự, chia sẻ suy nghĩ với những ngƣời đồng cảnh ngộ, vơi bớt nỗi ám ảnh, mặc cảm và giảm đƣợc những hiểu lầm đáng tiếc về căn bệnh thế kỷ họ đang phải cùng “chung sống”.
Khi tiếp cận với ngƣời nhiễm H, ai cũng đều thấy vấn đề mà đối tƣợng này mắc phải là tâm lí hoang mang, sợ hãi khi nghĩ rằng bị nhiễm H sẽ không có thuốc chữa, là phải đối diện với cái chết. Nhân viên CTXH sẽ biết cách nhận diện vấn đề, tình trạng của ngƣời nhiễm H để có kế hoạch tham vấn, hỗ trợ hiệu quả nhƣ sử dụng kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, quan sát, khuyến khích ngƣời nhiễm H có thể nói ra tình trạng của mình. Bằng những kỹ năng nghề nghiệp, nhân viên CTXH tiếp cận một cách khoa học nhất, để ngƣời nhiễm H mạnh dạn tìm đến các dịch vụ hỗ trợ, các cơ sở, trung tâm y tế uy tín để đƣợc xét nghiệm, tƣ vấn miễn phí... Từ đó thay đổi nhận thức, hiểu đƣợc việc bị nhiễm H chƣa phải là chết, động viên họ chịu hợp tác với bác sĩ về kế hoạch điều trị. Và nếu nhƣ biết cách chăm sóc, điều trị tốt sẽ sống dài hơn, không làm lây nhiễm cho ngƣời xung quanh.
Bên cạnh các phƣơng tiện truyền thông về mối nguy hại của căn bệnh, cũng nhƣ sự kỳ thị của cộng đồng với ngƣời có H nhƣ báo chí, phát thanh, truyền hình hay qua các cuộc Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn… thì nhân viên CTXH cũng góp phần vào công tác tuyên truyền, nhằm xóa bỏ rào cản của cộng đồng với ngƣời nhiễm H, cũng nhƣ giảm nguy cơ lây nhiễm. Qua những lần tiếp xúc với đối tƣợng này, nhân viên CTXH sẽ tạo ra niềm tin, khuyến khích họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ.
Ngoài ra, nhân viên CTXH còn là cầu nối, liên kết các nguồn lực nhằm hỗ trợ về vật chất, để ngƣời có H có điều kiện điều trị liên tục, đạt hiệu quả cao.
2.3.5 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn 5: Giai đoạn xử lý khủng hoảng đoạn 5: Giai đoạn xử lý khủng hoảng
Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của NVXH, ngƣời nhiễm HIV vƣợt qua những trạng thái xúc cảm tiêu cực. Và ở giai đoạn 5- giai đoạn xử lý khủng hoảng thì ngƣời nhiễm H đã có thể nhận biết đƣợc cá nhân đã và đang trải qua những cảm xúc nào, đang ở giai đoạn nào của khủng hoảng, từ đó chấp nhận nó, tìm cách giải quyết tích cực, để hòa nhập cộng đồng, sống tốt hơn.
Ở giai đoạn này, vai trò của NVXH đƣợc thể hiện:
Cùng với ngƣời nhiễm H, hỗ trợ họ nhận diện đƣợc vấn đề, xác định xem hiện trạng họ đang trải qua cảm xúc , trạng thái nào, giúp họ nói ra đƣợc trạng thái xúc cảm của bản thân đang trải nghiệm, có nhƣ vậy thì NVXH mới có thể giúp đỡ đƣợc họ. Nhƣ lời của một cán bộ, NVXH
Nữ, 46 tuổi, cán bộ trung tâm " Điều quan trọng là giúp họ nhận diện
được vấn đề . Với chị, chị cùng đối tượng xác định xem họ đang ở giai đoạn nào, nói được ra trạng thái xúc cảm mà họ đang trải nghiệm".
Ở giai đoạn này, với vai trò là ngƣời tham vấn, NVXH sử dụng kĩ năng thông cảm, khuyến khích, lắng nghe tích cực để khích lệ ngƣời nhiễm H mạnh
dịch vụ y tế để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và giới thiệu họ tham gia các câu lạc bộ của những ngƣời cùng cảnh ngộ hay đồng đẳng, để họ chia sẻ, cùng giúp đỡ nhau, tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng đƣợc tốt hơn.
Nữ, 32 tuổi, đối tƣợng nhiễm H đang điều trị tại trung tâm: " Mình hiện
giờ đang sinh hoạt trong câu lạc bộ Hương lúa, các anh chị em cùng chia sẻ, động viên nhau, có những thông tin gì liên quan đến bệnh thì đều được mọi người chia sẻ. Mình được các anh chị trong trung tâm giới thiệu đến câu lạc bộ này đấy. Đến nay, gần 5 năm sống chung với HIV/AIDS được sự giúp đỡ