Khái niệm khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV.AIDS tại Trung tâm khám chữa bệnh Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 47)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.7 Khái niệm khủng hoảng

Khủng hoảng đƣợc định nghĩa là “sự nhận biết (perception) hay kinh nghiệm (experience) của ngƣời ta về một sự cố hay một tình huống đƣợc ngƣời ta coi nhƣ một khó khăn không thể chịu đựng nổi vƣợt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống (coping mechanism) hiện có của ngƣời ta” [36, 93].

Trong từ điển tiếng Việt Khủng hoảng tinh thần đƣợc định nghĩa là:

Tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn, do nhiều mâu thuẫn chƣa giải quyết đƣợc: khủng hoảng tinh thần.

Theo Bruce Singh & Sidney Bloch Khủng hoảng là sự mất cân bằng

giữa những yêu cầu do một tình huống, một vấn đề đặc biệt đặt ra và nguồn lực sẵn có để giải quyết những nhu cầu đó. Khi những nguồn lực thông thƣờng để giải quyết tình huống yêu cầu không có tác dụng, và những nỗ lực để làm giảm thiểu khó khăn đó cũng không mang lại giá trị, con ngƣời bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng - thời kỳ xuất hiện mâu thuẫn.

Theo Đ.B.Enconhin khủng hoảng là sự mâu thuẫn bên trong giữa nhu

cầu phát sinh trong một tình huống xã hội mới (ví dụ: sự thay đổi: tình trạng hôn nhân gia đình, công việc, chức vụ, mức lƣơng, nơi ở, bạn bè, điều kiện sống…, hay những mất mát, những may mắn bất ngờ trong cuộc sống: trúng số...) và năng lực thỏa mãn nhu cầu ấy.

Còn Sharon L Johnson Những mâu thuẫn bên trong tạo ra một tình trạng mất cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, những cảm xúc đau khổ, bối rối, giận dữ, chênh vênh, hoảng loạn…tràn ngập, xâm chiếm trong tâm trí, đẩy lùi tính sáng suốt của lý trí, cá nhân bị “ném xuống”, đẩy dồn vào và mắc kẹt bởi một sự kiện có thể nhận biết đƣợc cái mà lấn át, chôn vùi khả năng ứng phó của cá nhân. Cá nhân hoàn toàn phải đối mặt, chạm trán nhƣ một giai đoạn đau khổ, buồn bã, song khủng hoảng là một phần bình thƣờng trong tiến trình sống của con ngƣời

Nhƣ vậy, khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện

hoặc một chuỗi những sự kiện bất thƣờng gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm các hoạt động chức năng vốn có.

Khi bị khủng hoảng, cá nhân thƣờng cố gắng đối phó với vấn đề, nhƣng các phƣơng án ứng phó với những khó khăn thƣờng ngày có thể sẽ không có hiệu quả nữa và cá nhân trở nên bị hụt hẫng.

Tình trạng khủng hoảng có một số đặc điểm nhƣ sau:

- Các hoạt động chức năng tâm sinh lý và xã hội của cá nhân bị ảnh hƣởng tiêu cực

- Cá nhân trở nên rối trí, bất lực và mất tự chủ - Tình trạng này thƣờng kéo dài từ 1- 8 tuần

Theo rất nhiều nhà nghiên cứu về các giai đoạn khủng hoảng tâm lý của ngƣời nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là bài nghiên cứu : “Xử lý khủng hoảng cho ngƣời có HIV” của thạc sĩ Nguyễn Thị Hải – Đại học lao động xã hội (HIV online 18/9/2008) và giáo trình CTXH với ngƣời nhiễm HIV/AIDS (khoa CTXH trƣờng đại học Lao động xã hội Hà Nội) thì ngƣời nhiễm HIV/ AIDS sẽ trải qua 5 giai đoạn của khủng hoảng tâm lý sau:

- Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu bị tác động của khủng hoảng (Khi thông báo họ có HIV dương tính)

Đối tượng ở giai đoạn này có thể bị: + Căng thẳng và bị sốc mạnh:

+ Cố gắng sử dụng các phƣơng án đối phó để giải quyết vấn đề

+ Sự căng thẳng sẽ tăng lên nếu mọi cách thức giải quyết đều thất bại

- Giai đoạn 3: Giai đoạn bối rối, quẫn trí

Cá nhân có thể trải qua những cảm giác:

+ Căng thẳng trầm trọng + Cảm giác bất lực

+ Cảm giác tức giận và buồn, đau khổ

- Giai đoạn 4: Giai đoạn thử nghiệm các ứng phó

+ Tìm ra một phƣơng án đối phó phù hợp, tích cực. + Phƣơng án đối phó tiêu cực, không phù hợp.

- Giai đoạn 5: Giai đoạn xử lý khủng hoảng 1.2.8 Khái niệm hỗ trợ tâm lý

Hỗ trợ tâm lý là ứng dụng thực tế của tâm lý học. Nó có vai trò trung tâm là tham vấn tâm lý cho đối tƣợng .

Hỗ trợ tâm lý có thể đƣợc hiểu một cách đơn giản là một hoạt động (một công việc) giúp đỡ cho ngƣời đang có khó khăn về tâm lý để họ thực hiện đƣợc những mong muốn của họ trong cuộc sống. Với cách hiểu nhƣ vậy thì trong xã hội có rất nhiều kiểu ngƣời đang làm công tác hỗ trợ . Trong xã hội hiện nay có 3 kiểu ngƣời hỗ trợ: Hỗ trợ chuyên nghiệp, hỗ trợ bán chuyên nghiệp và hỗ trợ không chuyên.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội và sự phân hóa nghề nghiệp ở mức độ cao, hình thức giúp đỡ về tinh thần đƣợc phát triển lên một bƣớc mới, từ đó khái niệm hỗ trợ tâm lý còn đƣợc hiểu là sự giúp đỡ có hệ thống và có phƣơng pháp. Ngƣời hỗ trợ cũng cần có kĩ năng và phẩm chất làm cho ngƣời có nhu cầu

cần đƣợc giúp đỡ tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách tìm hiểu, khám phá và hành động . Ngƣời hỗ trợ tâm lý có thể là nhà tham vấn, nhân viên CTXH [15, 91]

Nguyễn Thị Minh Hằng :“Hỗ trợ tâm lý là một hệ thống ứng dụng các tri

thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho thân chủ có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của mình theo hƣớng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”.

Như vậy từ những khái niệm trên, khái niệm hỗ trợ tâm lý trong nghiên cứu này được hiểu như sau:

Hỗ trợ tâm lý là sự giúp đỡ có hệ thống và phương pháp của Nhân viên CTXH nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng/ thân chủ vươn lên tự giải quyết vấn đề của bản thân theo hướng tích cực.

1.3 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Trung tâm đƣợc Quyết định thành lập năm 2002 với tên gọi là Trung tâm 05- 06 Thái Bình theo Quyết định số: 1016/QĐ-UBND ngày 21/5/2002 của UBND tỉnh Thái Bình và Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc đổi tên Trung tâm 05- 06 thành Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động Xã hội.

Hiện nay tổng số cán bộ của Trung tâm là 49 đồng chí, trong đó có 44 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế và 05 hợp đồng theo Nghị định 68, trong đó tổng số cán bộ nữ là 14 đồng chí (chiếm 28,6% tổng số cán bộ Trung tâm.)

Chức năng nhiệm vụ đƣợc giao

- Phối hợp với các Cơ quan chức năng và Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội các địa phƣơng làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức quản lý, chăm sóc, tƣ vấn điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS; thông tin, giáo dục tuyên truyền và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm.

- Tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của pháp luật; hƣớng nghiệp để đối tƣợng tự tìm việc làm và tạo việc làm thích nghi với đời sống xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý, chăm sóc, tƣ vấn điều trị cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS; thông tin, giáo dục tuyên truyền và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm đạt kết quả cao và đƣợc UBND tỉnh khen thƣởng.

Công tác khám và điều trị bệnh cho học viên là việc làm thƣờng xuyên, liên tục thông thƣờng học viên sau khi cắt cơn phát sinh các bệnh cơ hội. Trong năm Trung tâm đã khám và điều trị cho 531 lƣợt học viên trong đó có 56 học viên nhiễm HIV/AIDS; phối hợp với gia đình đƣa học viên đi khám và điều trị tại Bệnh viện tuyến trên. Phối hợp với Trung tâm y tế Đông Hƣng khám xét nghiệm viêm gan B,C cho tổng số 140 học viên, điều trị cấp thuốc ARV cho 56 học viên nhiễm HIV/AIDS và phối hợp với phòng khám đa khoa Phúc An khám, chuẩn đoán cho hơn 56 học viên.

Trong tháng 6/2013, Trung tâm tổ chức 02 buổi truyền thông về ma túy, các biện pháp phòng tránh lây nhiệm HIV/AIDS, truyền thông về bệnh Lao, phổi và các bệnh truyền nhiễm.

Công tác Chuẩn bị tái hòa nhập Cộng đồng

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi học tập, lên lớp trang bị kiến thức cơ bản cho học viên chuẩn bị trở về với gia đình và xã hội các phƣơng pháp chống tái nghiện, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, tránh lây nhiễm HIV ra cộng

đồng và ngƣời thân, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, định hƣớng nghề - việc làm phù hợp cho từng đối tƣợng.

Hoạt động tham vấn cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đƣợc hiện ở trung tâm, tuy nhiên chƣa cóphòng riêng biệt vẫn nằm trong phòng y tế, các cán bộ ở đây thực hiện vai trò của nhân viên Công tác xã hội, chƣa có cán bộ chuyên trách.

Tóm lại, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – chữa bệnh – lao động xã hội, chính điều này tạo điều kiện cho trung tâm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình từ khâu dạy, đào tạo đến khâu khám, chữa bệnh cho học viên. Hoạt động tham vấn giúp đối tƣợng nhiễm H đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng là một trong những hoạt động đƣợc trung tâm chú trọng phát triển, đặc biệt là vai trò của NVXH trong việc hỗ trợ đối tƣợng vƣợt qua khủng hoảng để sống có ý nghĩa, hòa nhập với cộng đồng.

Tiểu kết chƣơng 1

- Hệ thống lý luận về vai trò của nhân viên CTXH trong tham vấn cho

đối tƣợng nhiễm HIV là tƣơng đối nhiều, tuy nhiên các kết quả chỉ mang tính thí điểm, địa phƣơng chứ chƣa tập trung, chính thức. Vì vậy, mà nghiên cứu của chúng tôi trong phần cơ sở lý luận trƣớc hết là để thống kê lại những mảng vấn đề còn nằm tản mác. Và sau đó là tổng hợp để đối chiếu với kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu. Trên đây, chúng tôi đã trình bày đƣợc những kết quả nghiên cứu về các khái niệm cơ bản, cách phân loại, biểu hiện của khủng hoảng và tham vấn.

- Về vấn đề tham vấn cho đối tƣợng nhiễm HIV là một trong những vấn đề quan trọng, một công việc trong tiến trình CTXH với ngƣời nhiễm HIV mà NVCTXH là ngƣời đóng vai trò to lớn và có ý nghĩa quan trọng để giúp đỡ đối tƣợng đƣơng đầu và vƣợt qua khủng hoảng.

- Ngƣời nhiễm HIV/AIDS gặp rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống và lao động. Tuy nhiên sự khủng hoảng tâm lý và sự kì thị phân biệt đối xử - tự kì thị có ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

- Chính vì vậy mà hỗ trợ tâm lý cho đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng mà trong đó vai trò của nhân viên CTXH có vị trí then chốt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng hòa nhập cộng đồng, tự vƣơn lên trong cuộc sống.

Chƣơng 2: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ

TÂM LÝ CHO ĐỐI TƢỢNG NHIỄM HIV/AIDS

2.1. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS HIV/AIDS

Với nội dung tìm hiểu những vấn đề mà đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS đang gặp phải, chúng tôi thực hiện buổi tọa đàm với nội dung: Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nhiễm HIV/AIDS.

Thời gian: 14h00 – 15h20 ngày 13/6/2013. Địa điểm: Hội trƣờng trung tâm.

Thành phần tham gia: Cán bộ và đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS của trung tâm. Kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau :

2.1.1. Khủng hoảng tâm lý

Đây chính là khó khăn tâm lý đầu tiên và cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS mà trong buổi tọa đàm chúng tôi thu đƣợc kết quả.

Khi đƣợc đƣa vào trung tâm các đối tƣợng đều bị buộc phải xét nghiệm HIV và cán bộ sẽ phải thông báo cho họ về tình trạng bệnh tật của họ. Phần lớn những ngƣời đƣợc thông báo dƣơng tính với HIV đều có những biểu hiện bất thƣờng về tâm lý nhƣ: trạng thái khủng hoảng.

Nam, 36 tuổi, đối tƣợng nhiễm HIV "Khi mình được cán bộ thông báo

kết quả, mình thật sự cảm thấy nghẹt thở, xung quanh tối rầm lại, không còn thiết gì nữa"

Hay nhƣ lời tâm sự của một cán bộ trung tâm " Đối tượng của chúng ta

khi bị thông báo dương tính với HIV, họ sẽ rơi vào trạng thái rất căng thẳng, sốc và họ sẽ mất hết bình tĩnh, lúc đó là lúc họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đối với họ mọi thứ coi như đã chấm hết"

Khủng hoảng là một trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện hoặc một chuỗi những sự kiện bất thƣờng gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có.Tinh thần của họ sẽ bị suy giảm trầm trọng, các cảm xúc và trạng thái tình cảm rất nhiều khả năng trở nên tiêu cực. Nếu cán bộ không có kỹ năng xử lý trong những tình huống này thì sẽ rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không chỉ cho bản thân đối tƣợng mà còn cho cả những ngƣời xung quanh.

Nếu ngƣời nhiễm HIV/AIDS có thể xác định đƣợc giải pháp cho riêng mình và có ai đó hiểu họ, họ có thể chấp nhận đƣợc sự thật và tiếp tục sống bình thƣờng với những hy vọng. Khi họ bắt đầu có những biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, những thay đổi về tâm lý chắc chắn sẽ tái xuất hiện. Các cảm xúc sốc, lo lắng, chối bỏ thƣờng xuyên xuất hiện khi một cá nhân biết rằng mình nhiễm HIV. Một số ngƣời có thể cảm thấy giận dữ, khó chịu, lo lắng hay lo sợ về những bất ổn có thể xảy ra. Sau đó, họ sẽ cảm thấy nhục nhã, cô đơn và rút lui với cảm giác thƣờng xuyên mắc lỗi. Nếu các triệu

chứng trầm trọng, họ có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, hay có thể cố gắng tìm cách tự tử.

Nam, 29 tuổi, đối tƣợng nhiễm H " Mình thấy cuộc đời coi như là chấm

hết với mình rồi" - Khi nghe cán bộ thông báo kết quả.

Nam, 34 tuổi, đối tƣợng nhiễm H " Bây giờ mình đau lắm, giờ thấy chết còn khó ấy chứ, đã không làm gì được cho đời rồi lại ăn hại thế này, mỗi đêm đến lại đau không ngủ được, chỉ muốn chết quách đi thôi"

Nhƣ vậy, khi cán bộ thông báo kết quả dƣơng tính với HIV cho đối tƣợng thì các đối tƣợng đều rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý - trạng thái căng thẳng, sốc, lo lắngvà sợ hãi.

2.1.2. Phân biệt và kì thị đối xử - tự kì thị

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS, tuy nhiên kì thị, phân biệt đối xử và tự kì thị là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất và làm gia tăng khủng hoảng tâm lý của đối tƣợng nhiễm HIV/AIDS.

Sự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS đƣợc mô tả nhƣ một “quá trình mất giá” của những ngƣời sống chung hoặc có quan hệ với những ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị này thƣờng có nguồn gốc từ kỳ thị mại dâm và tiêm chích ma tuý là hai con đƣờng thông dụng nhất dẫn đến lây nhiễm HIV .

Sự phân biệt đối xử đi sau kỳ thị là việc đối xử không công bằng đối với một ngƣời nào đó do họ bị nhiễm hoặc do cảm tƣởng là ngƣời đó bị nhiễm HIV. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử vi phạm đến các quyền cơ bản của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV.AIDS tại Trung tâm khám chữa bệnh Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)