Xây dựng hành trình đưa ra quyết định mua của người dùng

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG

2.2. Xây dựng hành trình đưa ra quyết định mua của người dùng

2.2.1 Mô hình người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng

2.2.2 Nhận thức nhu cầu

Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại (như việc người ta đói, khát dẫn đến nhu cầu ăn uống) hay bên ngoài (như việc nhìn thấy một quảng cáo sản phẩm hay dẫn đến nhu cầu phải mua sản phẩm đó).

Nhận thức nhu cầu:

Khách hàng 1 – bạn Minh: năm nay 16 tuổi hiện tại đang là học sinh THPT. Nhu cầu mong muốn sản phẩm mì của bạn là đáp ứng nhu cầu ăn nhanh cũng như nhu cầu ăn chay bạn ấy.

Khách hàng 2 – bạn Vũ: năm nay 19 tuổi, hiện đang là sinh viên. Nhu cầu mong muốn sản phẩm mì của bạn là giải quyết cơn đói với giá cả sinh viên, chất lượng an toàn cao và nhiều hương vị mới.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 26 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Khách hàng 3 – chị Lan: năm nay 25 tuổi, hiện đang là nhân viên kinh doanh tại FLC với thu nhập là 15 triệu/tháng. Nhu cầu mong muốn sản phẩm mì của chị ấy là giải quyết cơn đói, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết với chất lượng an toàn và có nhiều hương vị để dễ dàng lựa chọn.

Khách hàng 4 – anh Mỹ: năm nay 35 tuổi, hiện đang là trưởng phòng Marketing. Nhu cầu mong muốn sản phẩm mì của chị ấy là giải quyết cơn đói, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết với chất lượng an toàn, bao bì tốt và hương vị hợp khẩu vị.

Tổng kết: ta có thể thấy rằng, mỗi một khách hàng sẽ có những nhận thức khác nhau và sau khi tổng kết lại thì thấy được mọi người đều có nhu cầu về sản phẩm mì gói đáp ứng nhu cầu ăn, bố sung dinh dưỡng, bao bì thân thiện và có giá cả phải chăng.

2.2.3 Tìm kiếm thông tin

Khách hàng 1 – bạn Minh: tham gia các gruop ẩm thực trên Facebook và thấy mọi người review mì Omachi, sau đó bạn tham khảo thêm các feedback dưới bài review đó.

Khách hàng 2 – bạn Vũ: bạn ấy có đam mê với mỳ gói nên bạn lên Google tìm các sản phẩm mỳ gói ngon hiện nay, khi thấy nhiều bài có sản phẩm mỳ gói Omachi nên bạn đã tìm hiểu thêm mỳ này trên các trang báo khác nhau.

Khách hàng 3 – chị Lan: chị ấy hay xem Tivi nên thấy các TVC quảng cáo của Omachi và thường xuyên tiếp xúc với các Banner quảng cáo Omachi cũng như trên các nền tảng kênh Social Media chị sử dụng thấy các KOL PR nên chị có ấn tượng với thương hiệu này. Sau đó chị tìm hiểu mì Omachi từ các review của KOL và các feedback dưới video đó.

Khách hàng 4 – anh Mỹ: cơ quan mà anh ấy làm việc có các đồng nghiệp thường xuyên sử dụng mì gói Omahi, em gái của anh ấy cũng vậy nên anh bị thu hút bới nhãn hiệu này và tìm hiểu mì gói Omachi qua chính đồng nghiệp, em gái của anh.

Tổng kết: mỗi một khách hàng sẽ có những nguồn tìm kiếm thông tin khác nhau và khi tổng kết lại thì mọi người sẽ có các nguồn thông tin bao gồm:

Nguồn Marketing: thương hiệu mì gói Omachi được quảng cáo trên Tivi, các banner quảng cáo ngoài trời.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 27 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Nguồn độc lập: các bài viết review, KOL PR sản phẩm. Nguồn cá nhân: hỏi người thân, bạn bè, gia đình.

2.2.4 So sánh đánh giá

Bốn khách hàng đều cùng chung một sự so sánh đánh giá đó là khi họ tìm hiểu thì thấy có các thương hiệu khác cũng đáp ứng nhu cầu cơ bản mà họ mong muốn thì họ bắt đầu đi so sánh thêm về giá cả, hương vị, độ uy tín thương hiệu, bao bì,….

2.2.5 Quyết định mua hàng

Khách hàng 1 – bạn Minh: bạn thấy giá phù hợp với bạn cũng như cá tính thích trải nghiệm các sản phẩm hot được nhiều người khen thì bạn đưa ra quyết định mua sản phẩm mì Omachi.

Khách hàng 2 – bạn Vũ: bạn ấy thấy mì Omachi có điểm rất đặc biệt so với các mì khác là ở sợi mì được làm từ khoai tây bạn rất ấn tượng. Hơn nữa bạn thấy nhãn hiệu Masan quá nổi tiếng trên thị trường với độ uy tín cao có sự yên tâm về chất lượng và Omachi có hương vị mà bạn thích nên bạn quyết định lựa chọn sản phẩm Omachi.

Khách hàng 3 – chị Lan: mì Omachi đáp ứng được các dưỡng chất với giá phải chăng và bao bì bắt mắt thu hút nên chị quyết định mua hàng.

Khách hàng 4 – anh Mỹ: anh thấy mì Omachi phù hợp với những nhu cầu của anh, kết hợp sự tin tưởng tuyệt đối của bạn bè, người thân nên anh quyết định rất nhanh khi mua mì Omachi.

Tổng kết: Cả 4 khách hàng sau khi so sánh đánh giá thì thấy mì Omachi có những sự khác biệt với thương hiệu khác và phù hợp với những tiêu chí họ đưa ra thì họ đến quyết định mua hàng. Do mì là mặt hàng FMCG nên cả 4 khách hàng đều cùng một phương thức mua hàng là mua tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 28 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Hình ảnh: Người tiêu dùng trong siêu thị (nguồn: VietnamPlus,2020)

2.2.6 Phản hồi sau mua

Sau khi mua sản phẩm mì Omachi cả 4 khách hàng đều rất hài lòng về sản phẩm mì của Omachi và họ đã giới thiệu cho bạn bè, người thân về loại sản phẩm mì của nhãn hiệu này.

Do là phù hợp với kinh tế cũng như yêu thích mì Omachi nên họ quay lại tạp hóa, siêu thị và mua luôn 1 thùng về sử dụng dần.

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w