Chiến lược giá sảnphẩm

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG IV : KẾ HOẠCH MARKETING MIX RA MẮT SẢNPHẨM MỚI

4.2 Chiến lược giá sảnphẩm

Chiến lược giá là một trong bốn biến số quan trọng của Marketing mix tạo ra thu nhập. Chiến lược giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, chiến lược giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và khả năng sinh lời. Chiến lược giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường và là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, thu hút và giữ khách hàng.

Vì vậy, việc xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ.

4.2.1 Chiến lược định giá

Việc định giá sản phẩm là bước quan trọng khi ra mắt một sản phẩm mới. Mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng FMCG không thể dùng chiến lược hớt váng như những loại mặt hàng điện tử công nghệ hay thời trang cao cấp. Nên hai chiến lược giá được sử dụng sẽ là chiến lược định giá theo chi phí sản xuất và chiến lược giá theo dòng sản phẩm và định giá theo gói. Công ty đã áp dụng chiến lược định giá theo chi phí sản xuất để định giá cho sản phẩm mới của mình.

Chi phí sản xuất 1 sản phẩm:

Chi phí nguyên vật liệu: 1.500 VNĐ

Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp: 300 VNĐ Chi phí quản lý chung: 500 VNĐ

Chi phí nhân lực: 500 VNĐ Chi phí Marketing: 700 VNĐ Yêu cầu: Đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

Mục tiêu: Giữ vững thị phần và chỗ đứng của công ty.

HÀNH VI KHÁCH HÀNG_NHÓM 2 54 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Lý do: Bởi vì công ty đã có chỗ đứng trên thị trường mì gói, là 1 công ty lâu năm, sản phẩm đem lại nhiều lợi ích cũng như tính năng nổi trội. Sản phẩm mới với nhiều đặc tính nổi bật như hương vị mới, bao bì bắt mắt, phù hợp với những người ăn chay, ăn kiêng. Sản phẩm dễ sử dụng và bảo quản, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy công ty đã đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm mới của mình đó là giữ nguyên giá so với các sản phẩm mì gói khác của Omachi.

4.2.2 Giá bán lẻ đề xuất

Một gói (80g) mì chay Omachi hương vị rau nấm: 7.000VNĐ Một túi (5 gói) mì chay Omachi hương vị rau nấm: 33.500VNĐ Một thùng (30 gói) mì chay Omachi hương vị rau nấm: 198.000VNĐ

4.2.3 Giá bán buôn cho kênh phân phối

Dựa vào chi phí sản xuất sản phẩm mới của doanh nghiệp và % chiết khấu cho những kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh, Omachi mang lại mức giá chiết khấu với 10%, lãi khoảng 20.000VNĐ với mỗi thùng (30 gói 80g) cho nhà phân phối. Mang lại lợi nhuận cao cho nhà phân phối, nhằm tăng doanh số cho doanh nghiệp.

4.2.4 Lý do đề xuất giá niêm yết

Lí do đề xuất giá niêm yết: độ uy tín sẵn có của Omachi suốt bao năm qua đã đủ để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm mới ra sẽ không cần đặt giá quá thấp để có được tên tuổi trong mắt khách hàng. Vì vậy giá tương đồng sản phẩm cũ sẽ là lựa chọn hợp lý khi chỉ có sự thay đổi nhỏ từ hương vị và dinh dưỡng.

Dựa theo chi phí sản xuất

Căn cứ vào giá của dòng sản phẩm

Dựa trên kết quả khảo sát về khả năng chi trả của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Điểm mạnh điểm yếu (mô hình SWOT) thương hiệu omachi (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w