Ảnh hƣởng tích cực của phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Ảnh hƣởng tích cực của phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng

dân tộc địa phƣơng

Những năm qua, các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đã có nhiều đóng góp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức và phổ biến kiến thức cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc của Đài gồm tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao được bà

con đồng bào các dân tộc trong tỉnh rất coi trọng, những thơng tin mang lại rất hữu ích đối với bà con. Đối với họ chương trình phát thanh tiếng dân tộc rất gần gũi, thiết thực. Qua các chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã giúp cho bà con DTTS hiểu được tiếp cận với nguồn tin mới, được cập nhật mỗi ngày. Từ đó, phát huy được hiệu quả tích cực trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Qua đó, giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn từ khi được phát sóng tới nay đã định hướng, tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức phổ thơng góp phần thay đổi mặt bằng dân trí, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền núi và đồng bằng. Con em đồng bào các dân tộc được đến trường, được biết đọc, biết viết nên tỷ lệ người đọc thông viết thạo tiếng phổ thông ngày càng cao. Sự thay đổi đã hiện rõ trong cuộc sống đời thường của bà con như nằm ngủ phải mắc màn, biết cách phòng và chống các bệnh đơn giản, có hiểu biết về sinh sản và dinh dưỡng; biết tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kiến thức chăn nuôi, trồng trọt vào thực tế để phát triển kinh tế gia đình.

Qua những thơng tin của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phịng ở địa phương. Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện trong tỉnh đã luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tố giác các loại tội phạm, không vi phạm phạm luật, không gây mất an ninh trật tự.

Cùng với việc tăng thời lượng, đổi mới chương trình, mở rộng phạm vi phát sóng, chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn những năm qua, đã kịp thời đưa các thơng tin quan trọng về chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội để phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Nhìn chung, các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài đã quan tâm đến hình thức thể hiện chương trình, nội dung và chất lượng thơng tin. Các tin, bài, phóng sự đã hướng tới nhóm thính giả là cơng chúng chun biệt. Từ đó khẳng định sự đúng đắn và thành công của quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhờ được tiếp cận thơng tin qua các các chương trình phát thanh dân tộc của Đài mà đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước; thực hiện đúng pháp luật và biết cách làm kinh tế, vượt đói nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình. Nhiều địa phương bà con đồng bào DTTS đã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình đồng bào đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thơn, xây dựng trường học và các cơng trình phúc lợi khác. Nhờ đó, đến hết năm 2018 tỷ lệ cứng hóa đường ơ tơ đến trung tâm xã đạt 76,2%, tỷ lệ diện tích đảm bảo tưới tiêu 73,6%. Cụ thể, trong bài phóng sự viết về gương điển hình người trưởng thơn gương mẫu hiến đất xây dựng nông thôn mới được phát sóng trong chương trình phát thanh tiếng dân tộc nói về trưởng thơn người dân tộc Dao ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã tự nguyện hiến đất rừng và đất nông nghiệp để mở con đường vào thôn. Hay bài viết về gương Đảng viên người dân tộc hiến đất xây đình làng là “Ơng Mã Xuân Việt năm nay đã ngồi 70 tuổi có hồn cảnh rất khó khăn. Là hộ nghèo, già cả, neo đơn hiện đang sinh sống cùng người cháu năm nay 13 tuổi. Ơng là lao động chính trong gia đình, thu nhập chủ yếu từ việc đi trích nhựa thơng để bán. Sau khi được cấp ủy chính quyền xã Đình Lập triển khai, tun truyền, vận động hiến đất để khơi phục lại đình Tà Hón. Bản thân ơng đã tự nguyện hiến trên 920 m2 đất gồm đất ở, nhà ở, đất vườn và các loại cây ăn quả trên đất nhằm phục vụ lợi ích

chung của cộng đồng mà khơng đề nghị bồi thường, hỗ trợ gì về đất cũng như tài sản gắn liền với đất. Với diện tích đất đã có, hiện nay xã Đình Lập vận động xã hội hóa các hộ dân trong xã tham gia hưởng ứng qun góp tiền để khơi phục lại đình với mức 100 nghìn đồng/hộ. Đến nay, đình làng Tà Hón đã được đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu tâm linh của bà con”. Từ gương điển

hình của ơng phát qua chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã giúp cho nhiều người dân tộc ở các địa phương khác trong tỉnh làm theo. Đó chính là những tác động tích cực từ chương trình phát thanh tiếng dân tộc đem lại đối với việc nâng cao nhận thức cho người dân tộc thiểu số về phát huy bản sắc dân tộc và xây dựng nông thôn mới.

Với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn, chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài như một món ăn tinh thần khơng thể thiếu. Ngoài vấn đề tiếng nói được tơn trọng, bình đẳng, điều quan trọng hơn là nội dung các chương trình tiếng dân tộc đã truyền tải giúp họ tiếp thu thuận lợi hơn, nội dung các tin, bài, phóng sự ln gần gũi, sát với đời sống thực tế của họ. Họ nghe và hiểu dễ hơn so với tiếng phổ thông.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm có liên quan về đề tài nghiên cứu. Đó là khái niệm về chương trình phát thanh, truyền thanh tiếng dân tộc, chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao cũng như các vấn đề về công chúng người Tày, Nùng, Dao, đặc điểm công chúng người dân tộc. Cũng trong chương này tác giả đã làm rõ được vai trị của chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn có tác động đến cộng đồng dân tộc địa phương như thế nào. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ được vai trò của chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân tộc trong tỉnh.

Quan trọng nhất là trong chương này, tác giả đã tìm ra được vai trò của phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc tại địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn và thực hiện các chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PT&TH LẠNG SƠN

Để đánh giá thực trạng các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao ở Đài PT-TH Lạng Sơn, tác giả thực hiện công tác điều tra theo phương pháp phỏng vấn sâu. Nội dung phỏng vấn cụ thể được thể hiện trong phần phụ lục, đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo đài, biên dịch viên, biên tập viên, phát thanh viên tiếng Tày Nùng và tiếng Dao của Đài, cán bộ Ban tuyên giáo trung ương, và trưởng bản. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện phương pháp khảo sát bằng cách phát phiếu khảo sát trực tiếp, đối tượng là người dân tộc Tày, Nùng, Dao đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cụ thể là ở huyện Chi Lăng, huyện Cao Lộc, huyện Lộc Bình, huyện Tràng Định, huyện Bắc Sơn và Thành phố Lạng Sơn. Công tác khảo sát điều tra được thực hiện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Theo kết quả tổng kết số liệu điều tra, tại Lạng Sơn, tổng số người tham gia điều tra là 1572 người. Kết quả khảo sát giúp tác giả có cái nhìn khách quan hơn về chất lượng thực tế của chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại Đài PT-TH Lạng Sơn.

2.1. Chƣơng trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao

2.1.1. Sơ lược về chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao ở Đài PT&TH Lạng Sơn

Đài Truyền thanh tỉnh La ̣ng Sơn thực hiê ̣n buổi phát sóng đầu tiên vào ngày 2-9-1956. Tại thời điểm đó , Đài Truyền thanh tỉnh La ̣ng Sơn là mô ̣t trong 10 đài truyền thanh của cả nước được nhâ ̣n viê ̣n trợ của Liên Xô (nay là Liên bang Nga).

Nhằm đẩy ma ̣nh công tác tuyên truyền thông tin phu ̣c vu ̣ nhi ệm vụ chính trị đến đồng bào dân tộc vùng biên giới , Đài Phát thanh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 18UB/QĐ-TC ngày 12/2/1979, sau này có

Quyết định số: 127 UB/QĐ-TC ngày 18/3/1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy tại các Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh ln hồn thành nhiệm vụ là cơ quan ngơn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cung cấp thơng tin, góp phần giáo dục, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Phát triển sự nghiệp phát thanh và truyền hình trên địa bàn. Đến năm 1991, Đài Phát Thanh Lạng Sơn phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên. Từ đó đến nay, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh về chiến lược phát triển Phát thanh – Truyền hình, nhằm đưa sóng đến đơng đảo khán thính giả trên địa bàn. Do đặc điểm Lạng Sơn là tỉnh có nhiều đồi núi, nên việc phủ sóng bị hạn chế, tỉnh phải đầu tư xây dựng các trạm tiếp phát lại ở trung tâm các huyện và tại nhiều vị trí khác nhằm phủ sóng tới người dân. Cùng với hỗ trợ của Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam và sự cố gắng của Đài, đến nay sóng phát thanh truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn đã phủ sóng 100% diện tích tồn tỉnh, trong đó sóng truyền hình tới 90% số hộ, sóng phát thanh tới 100% số hộ.

Kể từ đó , cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội , đài không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phu ̣c khó khăn , không ngừng đầu tư thiết bi ̣ kỹ thuâ ̣t hiê ̣n đa ̣i và chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiê ̣n tốt công tác thông tin , tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Đối với chương trình phát thanh tiếng dân tộc (Tày - Nùng, Dao), từ năm 1979 cho đến năm 2003, đài vẫn duy trì li ̣ch phát thanh 30 phút/ngày với thời lượng cụ thể như sau : tiếng Tày - Nùng (15 phút) và tiếng Dao (15 phút)

với nội dung về tất cả các vấn đề trong nước như chính sách, pháp luật, đời sống, văn hóa, văn nghệ...

Tuy gă ̣p nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực , đi ̣a hình miền núi hiểm trở, song Đài Phát thanh - Truyền hình La ̣ng Sơn vẫ n đảm bảo công tác tuyên truyền đến các thôn , bản ở các xã vùng sâu , vùng xa. Nhiều dự án phủ sóng diện rộng được thực hiện trên cả 2 lĩnh vực phát thanh và truyền hình thơng qua các chương trình trợ giá máy thu thanh cho các gia đình chính sách, hô ̣ nghèo ở những vùng khó khăn , vùng biên giới . Chương trình lắp đă ̣t các trạm truyền thanh , trạm phát thanh FM , trạm phát lại truyền hình , các điểm thu truyền hình trực tiếp từ vê ̣ tinh (TVRO), cấp phát máy thu hình đã được thực hiê ̣n tích cực và đa ̣t kết quả tốt.

Năm 2003, đài đã lắp đă ̣t 3 trạm phát lại truyền hình tại Tân Hương (huyện Bắc Sơn ), Gia Lô ̣c (huyê ̣n Chi Lăng ), Hồng Phong (huyê ̣n Bình Gia) và 12 trạm truyền tha nh, 10 trạm phát thanh FM tại 32 thôn, xã trên địa bàn 10 huyện, 37 điểm thu truyền hình từ vê ̣ tinh DTH , cấp phát 54 máy thu hình, cấp và bán trợ giá hàng nghìn máy thu thanh. Đặc biệt, 21 trạm phát lại tại các xã biên giới của tỉnh đã được Đài đầu tư xây dựng như trạm n Khối (hụn Lơ ̣c Bình ), trạm Tân Thanh (huyê ̣n Văn Lãng ), trạm Quốc Khánh (huyện Tràng Đi ̣nh )... mang ý nghĩa thiết thực trong công tác tuyên truyền thông tin vùng biên giới . Đến đầu năm 2004, tồn tỉnh có 73 trạm truyền thanh và phát sóng FM, góp phần nâng tỷ lệ hộ dân được xem đài lên 65%, số hô ̣ được nghe đài lên 98%.

Trong năm 2004, Đài Tiếng nói Viê ̣t Nam và tỉnh La ̣ng Sơn đã đầu tư nguồn kinh phí 12 tỷ đồng cho dự án máy phát thanh FM 10KW với cô ̣t ăng ten tự đứng cao 75m đă ̣t trên núi Mẫu Sơn , huyê ̣n Lô ̣c Bình (đô ̣ cao 1.400m so với mă ̣t nước biển ). Dự án này đã góp phần mở rô ̣ng diê ̣n phủ sóng và nâng cao đáng kể chất l ượng kỹ thuật sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt

Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình La ̣ng Sơn và các đài truyền hình của các tỉnh lân cận.

Từ năm 2004 đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Lạng Sơn thực hiện các chương trình phát sóng chương trình phát thanh tiếng dân tộc với tần suất 7 ngày/tuần, bằng 2 thứ tiếng chính là Tày - Nùng và tiếng Dao, thời lượng là 30 phút/chương trình thời sự, với tổng thời lượng phát sóng 4h/ngày. 15 phút/chương trình ca nhạc tiếng Dao và 30 phút/ chương trình ca nhạc tiếng Tày – Nùng vào chủ nhật hàng tuần, nội dung các chương trình cũng rất phong phú, đa dạng về tất cả các mảng trong đời sống xã hội.

Bên cạnh các thơng tin thời sự, Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn đã duy trì 23 chuyên đề, chuyên mục, thực hiện tường thuật trực tiếp nhiều sự kiện lớn của tỉnh, các chương trình văn hố văn nghệ đặc biệt của địa phương. Đối với phát thanh tiếng dân tộc, sau khi nhận được những phản hồi tích cực từ nhân dân về hiệu quả thiết thực của các chương trình, từ tháng 9/2015, thời lượng phát sóng các bài chuyên mục đã được tăng từ 2 số/ tháng lên 4 số/ tháng.

2.1.2. Hoạt động sản xuất chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao ở Đài PT&TH Lạng Sơn

2.1.2.1. Phương pháp, quy trình sản xuất chương trình

Hiện nay, các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đều được sản xuất theo kiểu ghi âm phát thanh viên đọc trước rồi phát sóng sau. Quy trình thực hiện một chương trình phát thanh tiếng dân tộc bao gồm các bước như sau:

- Sau khi lựa chọn tin bài của chương trình phát thanh tiếng Kinh, BTV phân loại các tin bài để xây dựng cơ cấu chương trình tin nào trước, tin nào sau, bài nào trước, bài nào sau để phù hợp với nội dung và thông tin cần thiết. Tiếp theo, Biên dịch viên đồng thời cũng là phát thanh viên tiến hành

dịch lại bằng tiếng dân tộc và trình lãnh đạo phịng duyệt bổ sung và trình lãnh đạo Đài cho ý kiến về việc đồng ý phát sóng hay khơng.

- Chuyển chương trình vào phịng thu: Sau khi nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo, tin bài sẽ được phát thanh viên đọc lời, kỹ thuật viên thu thanh chương trình.

- Sau đó kỹ thuật trực phát sóng chương trình phát thanh theo kế hoạch phát thanh hàng ngày.

Trình tự sản xuất chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)