8. Cấu trúc luận văn
3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay cho chƣơng trình phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn nhằm tạo ảnh hƣởng tích cực đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng
Cơng chúng của chương trình phát thanh tiếng dân tộc chủ yếu là người dân tộc Tày Nùng và dân tộc Dao trong tỉnh. Đặc biệt, do đặc điểm là vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn rộng, các hộ dân đều sống dải rác khơng tập trung, trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế, đặc biệt một số đối tượng cơng chúng cịn ỷ lại, bảo thủ và cổ hủ. Bên cạnh đó, một số địa bàn người dân sinh sống ở khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng, đời sống vật chất thiếu thốn và trình độ cịn hạn chế ít được tiếp xúc với các phương tiện truyền thơng hoặc có tiếp xúc nhưng cố tình khơng hiểu, khơng biết nên là điều kiện thuận lợi để kẻ thù lôi kéo và dụ dỗ làm trái pháp luật. Đây chính là những vấn đề đặt ra nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức vì vậy cần có những giải pháp kịp thời và đồng bộ.
Bên cạnh đó, đối tượng cơng chúng chun biệt này cũng có mục đích tiếp cận thơng tin riêng như các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, họ luôn quan tâm đến những vấn đề sát sườn, liên quan đến đời sống của họ như các chương trình phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi của đồng bào DTTS, thông tin về pháp luật. Trong cuốn
Truyền thông phát triển – Truyền thông dân tộc, Đặng Thị Thu Hương đã nói
rằng chính trình độ học vấn và điều kiện tiếp cận các phương tiện truyền thơng cịn hạn chế, nên người dân các dân tộc thiểu số chưa hiểu biết một cách rõ ràng các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước đang được
triển khai tại địa phương mình. Có nhiều chính sách rất thiết thực với đồng bào như các chính sách trồng rừng, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, trong đó có việc chuyển đổi cây trồng thay thể cây thuốc phiện… [17]. Chính nhờ chương trình phát thanh tiếng dân tộc mà vấn đề này đã được cải thiện.
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm phương hướng để nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc và tạo ra sự tác động tích cực của chương trình đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Q trình này cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Sóng phát thanh trong đó các chương trình phát thanh là kênh tuyên truyền quan trọng, gần gũi, thiết thực đặc biệt với đồng bào DTTS. Qua các chương trình phát thanh tiếng dân tộc đã giúp cho bà con dân tộc thiểu số được tiếp cận với nguồn thơng tin mới, những thơng tin mang tính thời sự, được những người làm chương trình cập nhật mỗi ngày. Từ đó, phát huy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dân trí, đời sống tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Như vậy, thuận lợi lớn nhất trong công tác tuyên truyền này là hiện nay sóng phát thanh đã phủ sóng 100% đến các địa phương, vùng sâu, vùng xa nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong thời gian nào bà con dân tộc đều có thể nghe đài. Trong đó, thuận lợi nhất là chương trình phát bằng tiếng dân tộc được dịch với ngôn ngữ gần gũi với đồng bào. Bên cạnh đó, cơ bản những người làm chương trình phát thanh tiếng dân tộc đều là người địa phương, biết và thành thạo tiếng dân tộc Tày – Nùng và tiếng Dao. Các chương trình phát nguội nên có thể chỉnh sửa để phát sóng.
Khó khăn chậm đổi mới của chương trình phát thanh dân tộc chính là kinh phí, hiện nay, các biên dịch viên làm việc khơng có thù lao của biên dịch mà chỉ hưởng theo khung thù lao chung của cơ quan. Thứ hai là, các chương trình 100% là khai thác lại nên tồn bộ chương trình phát thanh tiếng dân tộc phụ thuộc vào chương trình phát thanh và chương trình truyền hình tiếng
kinh. Thêm vào đó, đội ngũ làm biên dịch viên của chương trình tiếng dao có 3 người thì 2 người đã sắp đến tuổi nghỉ hưu nên việc sử dụng máy tính và các thiết bị hiện đại còn chậm. Biên dich cũng chậm do phải viết bằng tay. Một đặc điểm khó khăn nữa là Đài Lạng Sơn cũng như các đài có chương trình phát thanh dân tộc khơng có phóng viên riêng phụ trách mảng phát thanh dân tộc nên việc cải tổ, hay đổi mới chương trình là rất khó khăn. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức sản xuất, vận hành của hệ thống phát thanh dân tộc cũng đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định. Từ việc phân tích thực trạng, thấy được các thuận lợi, khó khăn tác giả đã đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích cực của chương trình phát thanh tiếng dân tộc đến với cộng đồng dân tộc địa phương.