Hỗ trợ kinh phí, nâng cao cơ chế chính sách, chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương (Trang 105 - 130)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phát thanh tiếng dân

3.2.6. Hỗ trợ kinh phí, nâng cao cơ chế chính sách, chế độ

Về kinh phí thì thực tế cho thấy vẫn cịn nhiều bất cập, do vậy các cơ chế chính sách và chế độ đối với đội ngũ làm chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài chưa kịp thời. Do nguồn nhuận bút còn hạn chế nên nhuận bút và chế độ cho đội ngũ làm phát thanh dân tộc cịn thấp và chưa được quan tâm điều đó làm cho đội ngũ làm chương trình phát thanh dân tộc làm việc cầm chừng và chỉ dừng lại ở việc hồn thành cơng việc được giao. Vì vậy, Đài cần Cân đối nguồn kinh phí và có kinh phí riêng cho chương trình phát thanh dân tộc. Cần tăng cường quảng cáo, thu hút các doanh nghiệp đầu tư quảng cáo để có kinh phí cho chương trình phát thanh tiếng dân tộc riêng. Cấp phòng xây dựng kế hoạch, đề xuất, tham mưu với lãnh đạo Đài tìm kiếm các doanh nghiệp có những sản phẩm phục vụ cho đồng bào dân tộc thiểu số như các sản phẩm về nông, lâm nghiệp, chăn ni… để thu hút quảng cáo, từ đó, xây dựng nguồn kinh phí riêng cho phát thanh dân tộc. Xin nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án cho phát thanh dân tộc…

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả luận văn đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, những tác động đối với cộng đồng dân tộc địa phương và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn. Theo đó, các giải pháp sẽ tập trung thực hiện đó là đổi mới nội dung và hình thức chương trình, lời dịch dễ hiểu phù hợp với nhận thức của khán thính giả là người dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lượng chương trình; Tăng thời lượng phát sóng và tần xuất phát sóng; Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình; Sản xuất các chương trình phát thanh dân tộc trực tiếp; Đào tạo, bồi dưỡng, liên kết; Kinh phí cho các chương trình phát thanh dân tộc. Trong đó, tập trung để nâng cao chất lượng nội dung các chương trình phát thanh dân tộc là việc làm quan trọng cần được triển khai để thu hút và có tác động đến đời sống của đối tượng công chúng chuyên biệt này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Luận văn nghiên cứu đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc

của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” là luận

văn nghiên cứu mang cả ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn. Luận văn đã nghiên cứu thông qua khảo sát chương trình phát thanh tiếng Tày – Nung và tiếng Dao của Đài PT – TH Lạng Sơn từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018. Luận văn cũng tập trung phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài. Với 3 chương luận văn đã hoàn thành được mục đích nghiên cứu cụ thể là:

- Luận văn đã khẳng định được những tác động tích cực của chương trình phát thanh dân tộc của Đài đối với cộng đồng dân tộc địa phương là người dân tộc thiểu số. Đó là việc từ những chương trình đã nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ở vùng sâu, vùng xa ở các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Luận văn bước đầu đã làm rõ được vai trò của phát thanh dân tộc đối với đồng bào DTTS của địa phương. Đó là, các chương trình phát thanh dân tộc được đồng bào đón nhận.

- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài.

Qua nghiên cứu, tác giả luận văn đã luôn nhận thức sâu sắc về ý nghĩa quan trọng của chương trình phát thanh dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Việc nâng cao chất lượng chương trình, nội dung và hình thức thể

hiện để thu hút số lượng đơng hơn nữa thính giả là hết sức quan trọng của Đài. Tác giả cũng hy vọng rằng, sau luận văn này sẽ có những luận văn hay nghiên cứu khác chuyên sâu hơn nữa về phát thanh dân tộc và những tác động của phát thanh dân tộc đối với đồng bào DTTS.

- Trên cơ sở các nghiên cứu, tác giả luận văn đã tìm hiểu, khảo sát và đề câp một cách toàn diện về những vấn đề liên quan để giúp hoàn thiện những nội dung mà đề tài đặt ra.

- Trong thời đại 4.0 như hiện nay, địi hỏi chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn cần có những giải pháp thiết thực, cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, số lượng, nội dung, hình thức các chương trình phát thanh tiếng dân tộc để thu hút sự quan tâm của nhóm cơng chúng chun biệt này. Đặc biệt, quan tâm tuyên truyền những chính sách, các chương trình ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số mà bà con quan tâm. Nhất là tuyên truyền những vấn đề thời sự đến với đồng bào. Từ đó, mang lại hiệu quả và có tác động tích cực về mọi mặt đời sống của đồng bảo DTTS của địa phương.

Tuy nhiên, trong khn khổ phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, những vấn đề tác giả thực hiện trong luận văn cịn nhiều thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả luận văn mong muốn có nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, chi tiết, phê bình và nhận định đúng để tác giả tiếp thu tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luận văn hoàn chỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa – Thơng tin (2002), Tăng cường và đổii mới công tác thông

tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nxb Công ty in và

văn hóa phẩm, Hà Nội.

2. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà

Nội.

3. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

4. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà

Nội.

6. Nguyễn Văn Dững (2010), Báo chí và truyền thơng hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý

thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong

cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), Hướng dẫn sản xuất chương trình phát

thanh, Hà Nội.

10. Đài PT&TH Lạng Sơn - Báo cáo năm 2017 của phòng Chương trình tiếng dân tộc.

11. Đài Tiếng nói Việt Nam - Sida (Thuỵ Điển) Bộ Văn hoá - Thông tin (2005), Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiếp, Hà Nội.

12. Vũ Quang Hào (2007), Nhu cầu và khả năng tiếp nhận phát thanh bằng

tiếng dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Cơng trình nghiên cứu

13. Vũ Quang Hào (2011), Một thảo luận về công chúng chuyên biệt của truyền thông dân tộc (trên cứ liệu phát thanh dân tộc). Tạp chí “Nghề

báo”, TP. HCM.

14. Vũ Quang Hào (2017), Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân

tộc. Tạp chí Người làm báo điện tử.

15. Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Tạp chí người làm báo.

16. Lâm Thị Thúy Hoa (2014), Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở

tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Luận văn thạc sĩ ngành chủ nghĩa xã hội khoa

học, trường ĐH KHXH&NV.

17. Vũ Văn Hiền - Đức Dũng (Chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Đặng Thị Thu Hương (Chủ biên) (2018), Truyền thông phát triển –

Truyền thông dân tộc, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội

19. Đặng Thị Huệ (2006), “Cải tiến đổi mới chương trình phát thanh tiếng

dân tộc theo hướng nào?” Nghiệp vụ phát thanh, Nội san Đài TNVN,

số 10, tháng 9/2006.

20. Nguyễn Đình Lương, chuyên luận Nghề báo nói, Nxb văn hóa – Thơng tin ấn hành năm 1993.

21. Nguyễn Thu Liên (1997), Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Luận

văn thạc sĩ báo chí, Phân viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội.

22. Đoàn Quang Long (1992), Nghiệp vụ phóng viên biên tập Đài phát thanh, Nxb Thông tin, Hà Nội.

23. Đào Thị Loan (2004), Hiệu quả phát thanh bằng tiếng dân tộc của Đài

PT&TH Lai Châu, khóa luận tốt nghiệp, trường ĐH KHXH &NV Hà

Nội.

25. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trị của báo chí trong định hướng dư luận xã

hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng cơ bản,

Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội.

27. Nhiều tác giả, Báo chí phát thanh, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2002.

28. Trịnh Thị Hà Oanh (2012), Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc

thiểu số bản địa Kon Tum, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học,

trường ĐH KHXH&NV.

29. Vũ Thị Ngọc Thu (2011), Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt, Luận văn Thạc sĩ báo chí học, Đại học Khoa học xã hội và nhân

văn.

30. Nguyễn Đức Thành (2014), Chương trình truyền hình tiếng H’Mơng của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn, luận văn Thạc sĩ báo chí, Đại

học KHXH&NV, đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Hà Nội.

33. Sách sổ tay hướng dẫn Truyền thông dân tộc (2015), Nhà văn Nguyễn Trường - Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Niên.

34. Lois Baird, Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ơxtrâylia, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ, 2000.

35. V. V. Xmirnop, Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông tấn dịch và phát hành, 2004.

36. Website Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn (www.langsontv.vn)

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO BAN DÂN TỘC TỈNH LẠNG SƠN I. GIỚI THIỆU

- Chào ông, tôi là Lành Thị Yến, Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận

văn “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT - TH Lạng Sơn đối

với cộng đồng dân tộc địa phương”. Nhằm khảo sát về thực trạng chương

trình phát thanh tiếng dân tộc (Tiếng Tày-Nùng, Dao) của Đài PT-TH Lạng Sơn. Để có cứ liệu khoa học phục vụ cho để tài mà tơi đang nghiên cứu tơi rất mong ơng/bà có thể chia sẻ những thông tin một cách chân thực về những suy nghĩ, ý kiến của ông/bà về các nội dung trong cuộc trị chuyện này. Mọi thơng tin ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

II. THƠNG TIN CHUNG

Người được phỏng vấn: Ông Triệu Văn Lạng Chức danh: Trưởng Ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn

Chủ đề phỏng vấn: “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-

TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”

Thời gian: Tháng 8/2018

III. NỘI DUNG

Câu hỏi: Ông hãy cho biết sự tác động của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng?

Trả lời:

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của bà con dân tộc địa phương đã ngày càng được cải thiện hơn. Chương trình đã phản ánh rất chân thực cuộc sống của người dân trên địa bàn, với các nội dung khác nhau trong chương trình, mang đến cho bà con những thơng tin bổ ích, từ chương trình mà bà con đã nâng cao đời sống của mình qua việc áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong lĩnh vực nông nghiệp đã biết áp dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến như máy cấy, máy gặt,... và cũng được biết nhiều thơng tin hữu ích trong nhiều lĩnh vực, hiểu biết hơn về pháp luật, kinh tế chính trị về tình hình địa phương và cả nước. Có thể nói chương trình phát thanh tiếng dân tộc của chúng tơi đã có sự đóng góp tương đối lớn trong việc làm thay đổi nhận thức và nâng cao đời sống cho vùng đồng bào DTTS ở địa phương.

“ Các chương trình phát thanh tiếng dân tộc rất gần gũi với bà con và đã từ lâu bà con đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn đều coi Đài là người bạn thân thiết. Với bà con tiếng nói của Đài là tiếng nói của Đảng gần gũi và thiêng liêng. Từ những thông tin của Đài đã giúp cho bà con dần xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu như xóa bỏ cây thuốc phiện. Đặc biệt, là thông qua chương trình phát thanh tiếng dân tộc của Đài Lạng Sơn bà con một số xã vùng sâu vùng xa của tỉnh như xã Vĩnh Yên, Q Hịa của huyện Bình Gia; xã Vạn Thủy của Bắc Sơn; xã Cao Minh, Chí Minh của huyện Tràng Định….bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật và những thông tin nghe trên Đài vào thực tiễn lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để phát triển kinh tế. Thông qua, các thơng tin trên Đài cũng góp phần nâng cao chất lượng đời sống, ổn định tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và khu vực biên giới”

PHỎNG VẤN TRƢỞNG PHÕNG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG DÂN TỘC - ĐÀI PT-TH LẠNG SƠN

I. GIỚI THIỆU

- Phỏng vấn viên giớ i thiê ̣u bản thân

- Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận văn “ Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT - TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Nhằm khảo sát về thực trạng chương trình phát thanh tiếng dân tộc

(Tiếng Tày-Nùng, Dao) của Đài PT-TH Lạng Sơn. Để có cứ liệu khoa học phục vụ cho để tài mà tơi đang nghiên cứu tơi rất mong anh/chị có thể chia sẻ những thơng tin một cách chân thực về những suy nghĩ, ý kiến của anh/chị về các nội dung trong cuộc trò chuyện này. Mọi thông tin anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

II. THƠNG TIN CHUNG

Người được phỏng vấn: Bà Nông Thị Hảo

Chức danh: Trưởng phịng Chương trình tiếng dân tộc - Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn

Chủ đề phỏng vấn: “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-

TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”

Thời gian: Tháng 8/2018

III. NỘI DUNG

Câu 1. Trước tiên xin trân trọng cảm ơn bà đã bớt chút thời gian để tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn của tác giả. Thưa bà xin bà cho biết những kết quả nổi bật của công tác phát thanh tiếng dân tộc của nhà đài trong thời gian qua?

Trả lời:

Trong thời gian qua, công tác phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đã có nhiều bước đổi mới, đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý,

chất lượng các chương trình cũng từng bước được nâng lên. Nội dung sát với thực tế đời sống của bà con. Qua đó, cũng đã có tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng dân tộc địa phương. Điển hình là trong chương trình ca nhạc tiếng dân tộc được triển khai, thực hiện đổi mới hình thức thể hiện như sau những bài hát của dân tộc đó thì chúng tơi có lồng các vở kịch với những nội dung thiết thực, gần gũi với đời sống của bà con liên quan đến pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT – TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương (Trang 105 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)