9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Hiện trạng về hoạt động khoa học và công nghệ của Bệnh viện Bệnh
2.3.1. Giới thiệu chung về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được hình thành trên tiền thân là Nhà thương Cống Vọng (1911). Nhà thương Cống Vọng được xây dựng để dành cho điều trị những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, lây lan trong khu vực. Bệnh viện là một cơ sở thực hành của Trường Y khoa Đông Dương (nơi đào tạo các y sĩ Đông Dương).
Đến năm 1945 xảy ra cuộc đảo chính Nhật – Pháp, bệnh viện được đổi tên thành Hospital René Robin à Bach Mai và sau này đổi tên thành Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1954 thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Mọi cơ quan công sở đều có các đoàn cán bộ từ căn cứ kháng chiến trở về tiếp quản. Lúc
này Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng thiếu phòng bệnh do bệnh nhân quá đông vì vậy Khoa Lây và Lao được gộp chung vào một khu vực điều trị.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất. Lúc này mô hình bệnh tật của Việt Nam là mô hình của một nước nghèo, chậm phát triển, với các đặc điểm các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh. Đặc biệt là các bệnh gây thành dịch lớn vẫn tiềm tàng và thỉnh thoảng vẫn bùng lên thành dịch lớn. Đến tháng 11 năm 1989, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Vi sinh y học Bệnh viện Bạch Mai với bộ môn Truyền nhiễm của Trường Đại học Y Hà Nội nhằm tăng cường công tác nghiên cứu bệnh lý nhiệt đới và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn kỹ thuật của chuyên ngành Truyền nhiễm ở nước ta.
Đến tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Việc các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế trên cơ sở tách ra từ Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Viện chính thức trở thành Viện chuyên khoa đầu ngành về Truyền nhiễm và Nhiệt đới trực thuộc Bộ Y tế.
Đến năm 2009, Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia được Bộ Y tế đổi tên thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đến nay Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về Truyền nhiễm với 850 giường bệnh với 2 cơ sở khám chữa bệnh khang trang hiện đại. Hơn 400 cán bộ viên chức là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành của ngành Truyền nhiễm, bệnh viện đã không ngừng phát huy truyền thống để xây dựng bệnh viện ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Nhà nước và Bộ Y tế giao. Trải qua hơn 10 kiện toàn lại cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức nhân sự, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, đặc biệt là trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh; đào tạo, chỉ đạo tuyến, NCKH, hợp tác quốc tế; quản lý kinh tế y tế... Bệnh viện hiện có 850
giường bệnh, 1 Viện Đào tạo và Nghiên cứu bệnh nhiệt đới, 10 Khoa Lâm sàng, 6 Khoa Cận lâm sàng, 7 Phòng - Ban chức năng, 1 Trung tâm phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin và Tạp chí Truyền nhiễm.
Với chức năng là tuyến cao nhất khám, chữa, phòng chống dịch bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, trong những năm qua bệnh viện đã khống chế thành công với nhiều loại dịch bệnh mới nổi và tái nổi có diễn biến phức tạp như cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), sốt xuất huyết, tay chân miệng, Rubella, liên cầu lợn, tiêu chẩy cấp, dịch sởi, Ebola, MERS- CoV... Bệnh viện thường xuyên phải tiếp nhận điều trị cho bệnh tăng gấp 3 lần so với số giường thực kê mà chủ yếu là những bệnh nhân nặng được chuyển từ tuyến đầu về.
Nhờ có chiến lược phát triển, xây dựng và mở rộng mạng lưới truyền nhiễm đến gần 50 tỉnh thành, thành phố miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong, củng cố các đội cấp cứu, chống dịch ngoại viện sẵn sàng triển khai nhiệm vụ khi có yêu cầu. Bệnh viện còn tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng và ban hành nhiều phác đồ điều trị áp dụng trong phạm vi toàn quốc về phòng chống, điều trị các bệnh truyền nhiễm. Với mục tiêu ” Sự hài lòng của người bệnh là thước đo chất lượng của bệnh viện”, trong nhưng năm qua, bệnh viện đã úng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh một cách toàn diện. Bệnh viện đã trở thành địa chỉ tin cậy đối với người dân trong việc khám và điều trị bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Hàng năm số lượt bệnh nhân đến khám ngày càng tăng: 11.064 lượt (2006); 45.191 lượt (2009); 81.934 lượt (2015); (2017)170.216. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú năm 2006 là 2619; năm 2009 là 10.707; năm 2015 là 13.692; năm 2017 là 25.363. Thời gian điều trị trung bình của mỗi bệnh nhân giảm: năm 2006 là 11,5 ngày; năm 2015 là 9,4 ngày; năm 2017 là 8,7 ngày. Tỷ lệ tử vong giảm: năm 2007 là 1,1%; năm 2009 là 0,7 %; năm 2015 là 0,4%; năm 2017 là 0,16%.
Về công tác quản lý bệnh viện đã bố trí, xây dựng các khoa, phòng chuyên môn một cách khoa học, đảm bảo việc tiếp đón bệnh nhân thuận tiện, nhanh chóng. Đặc biệt là trong nhưng đợt dịch bệnh xảy ra, lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng gấp 4 lần so với số giường điều trị. Bệnh nhân phải nằm ở hành lang, cầu thang để điều trị. Tuy nhiên, các bệnh nhận đều được đón tiếp, thăm khám và điều trị kịp thời, không để trình trạng lộn xộn hay sai sót về chuyên môn xảy ra nên dịch bệnh nhanh chóng được khống chế. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh, bệnh viện đã xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 cho toàn bộ Khoa, Phòng trong bệnh viện, chú trọng tăng cường công tác quản lý chất lượng xét nghiệm, xây dựng và duy trì tiêu chuẩn ISO 15189:2012 tại Khoa Xét nghiệm và Huyết học truyền máu. Đây là một bước đột phá, giải pháp chiến lược bền vững trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Việc triển khai đồng bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn bộ là một bước đột phá trong việc chuẩn hóa các hoạt động của bệnh viện. Nhờ đó, toàn bộ các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác khám chữa bệnh đều được thực hiện với các quy chuẩn đã được QUACERT thẩm định và công nhận. Kể từ khi triển khai các hoạt động trên hệ thống quản lý chất lượng đến nay, bệnh viện luôn được đánh giá cao qua các đợt kiểm tra bệnh viện cuối năm của Bộ Y tế. Hai năm liền đứng đầu trong toàn quốc và 3 năm liên tiếp được nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Trong công tác NCKH, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, bệnh viện đã có những định hướng NCKH tập trung, đi sâu vào các dịch bệnh mới nổi và tái nổi nhằm tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh, diễn biến lâm sàng và hiệu quả của các biện pháp điều trị. Trong đó có những đề tài NCKH cấp Nhà nước đã góp phần hoàn thiện được quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh, xây dựng được quy trình sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán nhanh vi khuẩn ở quy mô phòng thí nghiệm, sản xuất khoảng hơn 3000 mẫu huyết thanh và 100 bộ sinh phẩm chẩn đoán nhanh vi khuẩn đạt tiêu chuẩn cơ sở. Với việc xây dựng những phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh,
bệnh viện đã biên soạn thành những bộ tài liệu tập huấn chỉ đạo tuyến và đã tổ chức thực hiện đào tạo nâng cao trình độ y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện trong phạm vi 44 tỉnh thành phố của cả nước.
Song song với việc tổ chức NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, bệnh viện còn mở rộng tìm kiếm các khả năng hợp tác nghiên cứu với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu lâm sàng về các bệnh truyền nhiễm quan trọng tại Việt Nam, góp phần đưa vị thế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực về khả năng NCKH.
Trước sự phát triển ngày càng nhanh của KH&CN, nhu cầu khám và điều trị ngày càng cao, đòi hỏi việc NCKH và áp dụng những thành tựu mới của khoa học trong lĩnh vực y tế ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy , với vai trò đầu ngành về chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, đội ngũ cán bộ khoa học của bệnh viện đã có những hợp tác với các tổ chức nước ngoài như: Trường Đại học Oxford của Anh, Đại học Toronto của Canada, NCGM của Nhật Bản, CDC của Mỹ, Đại học North Carolia của Mỹ, tổ chức BD, CRIS... nhằm chia sẻ thông tin, xây dựng mạng lưới cảnh báo dịch bệnh, tạo thêm nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và trình độ cán bộ viên chức thông qua các hoạt động hợp tác, viện trợ, hỗ trợ đào tạo tại nước ngoài.
Ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã hợp tác với bệnh viện về tất cả các lĩnh vực của bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Bệnh viện đã tham gia chủ trì nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đa quốc gia. Các dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài đã góp phần củng cố năng lực nghiên cứu lâm sàng của bệnh viện, tăng cường cơ sở xét nghiệm và lâm sàng, cải thiện chất lượng xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm, nâng cao hiểu biết về dịch tễ và dự phòng các bệnh truyền nhiễm và cung cấp các cơ sở bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho quá trình ra quyết định chính sách hợp lý. Nhờ đó, vị thế của bệnh viện và ngành Y tế Việt Nam được nâng cao.