Đánh giá thực trạng liên kết giữa bệnh viện và các doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa bệnh viện và doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ chẩn đoán và điều trị (Trang 38 - 40)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng liên kết giữa bệnh viện và các doanh nghiệp trong

trong ngành y tế Việt Nam

Môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế là vô cùng cạnh tranh và đòi hỏi sự phát triển liên tục, không ngừng. Chúng ta hiện đang ở trong ‘nền kinh tế y tế mới’, khi mà áp lực về giá thuốc, chất lượng thuốc, các kết quả nghiên cứu khoa học trong y khoa đang đòi hỏi ngày một cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, cùng với khả năng kỹ thuật số và phân tích đang thúc đẩy ngành này tới một môi trường sinh thái mới định hình bởi sự hợp tác, chất lượng và giá trị của người tiêu dùng.

Sự thay đổi này đòi hỏi một phương pháp tiếp cận chiến lược; phương pháp có thể giúp các tổ chức KH&CN trong bệnh viện và doanh nghiệp hiểu được xu hướng thị trường, và xây dựng mô hình liên kết phù hợp với sự phát

triển chung của xu thế xã hội tạo lợi ích tối đa cho cả tổ chức KH&CN trong bệnh viện và doanh nghiệp.

Những năm qua ngành y tế đã tập trung đầu tư hơn cho các hoạt động nghiên cứu nhưng trên thực tế hoạt động nghiên cứu ở các bệnh viện chỉ dưới hình thức làm để đăng ký thi đua, hô hào cho có, chỉ một số ít nghiên cứu mang tính ứng dụng và có khả năng triển khai áp dụng vào thực tế. Hoạt động NCKH trong bệnh viện vẫn có nhưng chưa thực sự chất lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều công nghệ mới trong nghiên cứu của bệnh viện mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng thành quả nghiên cứu có được từ các đề tài nghiên cứu khác ở nước ngoài hoặc chỉ là một số cải tiến cho phù hợp với thực tế của việc sử dụng nghiên cứu khác chứ chưa phải là một kết quả nghiên cứu mới trong quá trình nghiên cứu, cải tiến. Việc thúc đẩy hoạt động NCKH trong các bệnh viện tuyến trung ương đã vậy thì đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện xã thì hoạt động NCKH chỉ mang tính hình thức cho có.

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực chất ít có đề tài nghiên cứu được hình thành và triển khai từ trung tâm y tế tuyến dưới, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu và thu được kết quả như sau:

- Thứ nhất là nhân lực làm NCKH còn hạn chế về trình độ chuyên môn: đối với các trung tâm y tế tuyến huyện, xã trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng còn rất thấp bởi việc trau dồi kiến thức không được làm thường xuyên. Mà trong lĩnh vực y khoa thì kiến thức cần phải thường xuyên được cập nhật và thực hành liên tục thì mới đảm bảo được tay nghề và đáp ứng được với sự tiến triển của bệnh.

- Thứ hai là hạn chế về cơ sở vật chất: Tại các trung tâm y tế huyện, xã để được trang bị những trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đã là rất khó khăn huống chi là các trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

- Thứ ba là hạn chế trong việc tiếp cận thường xuyên với các mặt bệnh, nhiều loại bệnh khác nhau là rất ít. Bởi do số lượng bệnh nhân ở tuyến đầu thường ít và không tập trung trên một mặt bệnh nên việc tiếp cận thường xuyên với sự đa dạng các mặt bệnh là không nhiều, không phong phú và đa dạng. Chính bởi vậy mà cán bộ làm công tác chuyên môn sẽ khó nhận định, chẩn đoán được bệnh.

- Thứ tư là hạn chế về nguồn cung cấp thuốc, sinh phẩm, hóa chất dùng cho chẩn đoán và điều trị bệnh ban đầu là rất hạn chế bởi Bộ Y tế và Vụ Bảo hiểm y tế có quy định về việc sử dụng và phân loại thuốc sử dụng đối với các cơ sở y tế tuyến đầu và tuyến sau. Chính bởi vậy mà các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến đầu chỉ được sử dụng những loại thuốc ít đặc hiệu, loại thuốc cơ bản nhất, phổ biến nhất để điều trị.

(Nguồn: kết quả phỏng vấn của tác giả Luận văn)

Với những hạn chế trên có thể thấy rằng để thúc đẩy hoạt động NCKH tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện xã dường như là không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa bệnh viện và doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ chẩn đoán và điều trị (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)