Một số khuyến nghị về vai trò của Nhà nước trong quá trình Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 67 - 81)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3. Một số khuyến nghị về vai trò của Nhà nước trong quá trình Việt

Nam hội nhập AEC

Để nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại Việt Nam nói riêng hội nhập AEC có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thực hiện đổi mới kinh tế: Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất là Việt Nam cần nỗ lực trong việc cải cách các quy chế trong nước như đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hệ thống hóa và điều chỉnh các điều luật không có hiệu quả hay có sự mâu thuẫn. Đồng thời, bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích cực các cam kết, Chính phủ Việt Nam cần có sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giao dịch kinh doanh thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.

1

Tổ chức lao động quốc tế dự báo khoảng 56% việc làm ở Đông Nam Á có khả năng bị thay thế bởi công nghệ trong 2 thập kỷ tới

Tăng cường tuyên tuyền, nâng cao nhận thức về AEC: Theo báo cáo của Ban Thư ký ASEAN (2011), tại Việt Nam, có tới 76% người dân không hiểu rõ về AEC và cũng chỉ có 55% doanh nghiệp có hiểu biết sơ bộ về ASEAN. Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần nâng cao vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước cũng như thương vụ tại các nước ASEAN.

Cải tiến trong áp dụng thuế suất Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Hiện tại, ở Việt Nam vẫn còn nhiều trường hợp chưa áp dụng đúng mức ưu đãi này, nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn mức thuế suất đã thỏa thuận giữa các quốc gia đối xử tối huệ quốc (MFN). Bên cạnh việc tiến hành cắt giảm thuế quan, vấn đề loại bỏ các hạn chế số lượng nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan khác là hết sức quan trọng để có thể thiết lập được khu vực mậu dịch tự do. Các hạn chế về số lượng nhập khẩu có thể được xác định dễ dàng, do đó được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng các nhượng bộ từ các thành viên khác.

Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều và việc loại bỏ chúng sẽ có rất nhiều cách và ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn đối với các phụ thu thì đơn giản chỉ cần phải loại bỏ, song đối với các tiêu chuẩn chất lượng lại không thể loại bỏ một cách đơn giản như vây, bởi vì có rất nhiều lý do để duy trì chúng như các lý do về an ninh xã hội, bảo vệ môi trường, sức khoẻ… Trong các trường hợp này, việc loại trừ này sẽ có ý nghĩa là phải thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, hay các nước phải thoả thuận để đi đến công nhận về tiêu chuẩn của nhau. Và đối với các biện pháp độc quyền Nhà nước, việc loại bỏ chúng sẽ có nghĩa là phải tạo điều kiện cho các nước thành viên khác có thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường.

Cùng với đó, Việt Nam và các nước trong AEC cần đi đến những thống nhất chung, đặc biệt ở các vấn đề: - Thống nhất biểu thuế quan; - Thống nhất

hệ thống tính giá hải quan; - Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan; - Thống nhất thủ tục hải quan.

Tăng cường hiệu quả của cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông vận tải, điện lực, viễn thông, tài chính và ngân hàng để toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn. Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và năng suất lao động trong ngành nông nghiệp.Điều này bao gồm đầu tư vào hệ thống thủy lợi và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nhỏ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Đồng thời, cần kết nối các chính sách phát triển ngành và các chính sách việc làm nhằm duy trì tăng trưởng của ngành dệt may cũng như thúc đẩy các ngành sản xuất chế tạo khác mà có tiềm năng tạo việc làm và năng suất cao.Các giải pháp này sẽ có hiệu quả hơn nữa nếu gắn liền với các sáng kiến nhằm tăng cường dịch vụ và tư vấn việc làm, các chương trình việc làm công nhằm vào các nhóm yếu thế, và sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính sách minh bạch, thống nhất: Một khuôn khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn; một chính sách thuế quan chung với bên ngoài để thị trường không bị phân mảng.

Các Bộ ngành cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán của văn bản pháp lý trong nước với các cam kết chung trong AFAS nói riêng, WTO nói chung liên quan đến Mode 3 và Mode 4. Việt Nam cần có những nỗ lực hơn nữa với việc mở cửa trong Mode 1 và Mode 4 để phù hợp hơn với yêu cầu của AEC Blueprint cũng như xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ mà AEC đã đặt ra. Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện Pháp lệnh về Nhập cảnh, Xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam; Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động… Đó là thách

thức lớn với Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam còn yếu về phát triển công nghệ trong ngành dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao so với các nước trong khu vực, đặt biệt là ASEAN - 6. Bên cạnh đó, việc tăng cường một cơ chế thực thi và giám sát thực thi hiệu quả các chính sách đã được điều chỉnh theo cam kết cũng là biện pháp cần ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để đảm bảo các chính sách, các cam kết trong AEC được đưa vào thực tiễn kinh doanh và tạo ra các cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam Cần tăng cường nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ y tế để chuẩn bị cho hội nhập ASEAN, nhất là tận dụng tối đa các cơ hội từ MRAs liên quan đến y tế. Đối với dịch vụ du lịch, tuy khách ASEAN đến Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhưng tỷ lệ còn thấp trong tổng khách du lịch vào Việt Nam. Ngoài những huận lợi hoá liên quan đến thị thực, thủ tục xuất nhập cảnh dành cho người dân ASEAN, Việt Nam cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao chất lượng của ngành du lịch, học hỏi kinh nghiệm từ những nước ASEAN khác trong phát triển du lịch như Thái Lan, Singapore… và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực để tận dụng MRAs trong ngành du lịch. Đối với dịch vụ logistics, cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng logisgics như sân bay, bến cảng, đường sắt và tăng cường kết nối đa phương thức để giảm chi phí logistics, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách về logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập AEC [9; tr. 474-483].

Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng: Một mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên và với thế giới. Trong đó, nhà nước cần lưu ý: i) cần tránh đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư cho các công trình quan trọng có tính chất đột phá; ii) thực hiện Luật Đầu tư công để tăng hiệu quả đầu tư, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng CSHT;

iii) cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển CSHT. Thực hiện đa dạng hóa phương thức đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP; iv) tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển CSHT nhất là các công trình giao thông quy mô lớn; v) đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ mới trong đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình CSHT nhằm rút ngắn trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới; vi)tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong đầu tư xây dựng CSHT nhằm bảo đảm sự đồng bộ của cả hệ thống; vii) đẩy mạnh huy động sự đóng góp của nhân dân trong phát triển hệ thống giao thông nông thôn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước/tư nhân hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC. Theo đó, cần tập trung cải tổ bộ máy điều hành, nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khối ASEAN. Các cơ quan hành chính cần có các quy định cụ thể và nhất quán về các thủ tục, có chế độ hướng dẫn bằng văn bản và tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hành chính.

Đi kèm với đó, Tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo của các chủ doanh nghiệp là yếu tố thiết yếu. Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân đó là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý. Tuy nhiên, ở nước ta, trong nhiều trường hợp, một doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai; hoặc phát triển các yếu tố đó không đồng đều, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hóa ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên, cần

có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan; nhưng sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là nhân tố quyết định. Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hóa và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; Kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc doanh nghiệp; Kỹ năng quản lý sự thay đổi; Kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; Kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. So với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nước ta trong việc giao lưu, xúc tiến thương mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lượng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện. tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường

đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam:

Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Ngoài đòi hỏi sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần tạo cho mình tâm thế chủ động để cải thiện và ứng phó với sức ép cạnh tranh, tận dụng tối đa các cơ hội và thách thức đặt ra”. Ngoài việc phải có nhân sự chuyên trách xây dựng thị trường, còn cần có sự chuẩn bị chu đáo từ sản phẩm, bao bì, mẫu mã, quy cách [29]… đến các phương thức thâm nhập thị trường phù hợp. Trước hết các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản phẩm…Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững thị phần trong nước đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để đầu tư phát triển. Quan trọng nhất là cần chủ động tiếp cần nguồn thông tin để tận dụng tốt việc lưu thông hàng hóa từ việc cắt giảm thuế quan trong ASEAN, chủ động tìm hiểu các thị trường trong khu vực ASEAN

Đồng thời, quá trình phát triển thị trường cần theo sát xu hướng tiêu dùng của người dân mỗi nước ASEAN. Quá trình kinh doanh cũng cần liên kết với nhà phân phối nội địa uy tín, có năng lực… Thực tiễn cho thấy, sản phẩm của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp đều nằm trong chuỗi giá trị của khu vực hay chuỗi giá trị của toàn cầu. Ví dụ, về các sản phẩm nông nghiệp, 13/15 sản phẩm của Việt Nam tương đồng với Indonesia nên cơ hội thị trường của nước ta không nhiều. Nhưng với 70% dân số làm nông nghiệp thì chắc chắn Việt Nam có thế mạnh so với các nước ASEAN khác phát triển công nghiệp

hoặc phát triển dịch vụ. Đây là một thế mạnh mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng.

Chính phủ Việt Nam cũng cần chấn chỉnh doanh nghiệp nhà nước: Vấn đề chấn chỉnh này theo hai hướng sau để thúc đẩy kỹ thuật cao - mới “tân kinh tế hóa” các ngành truyền thống: - Thu hẹp quyết liệt bằng cách giảm đầu tư công từ khu vực này để giảm bớt bộ máy doanh nghiệp nhà nước với mục đích chuyển nguồn lực cho khu vực tư nhân nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Việt Nam khuyến khích nguồn vốn tư nhân đầu tư vào các xí nghiệp kỹ thuật cao, động viên các xí nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tham gia kế hoạch phát triển và đổi mới của AEC. - Trong dài hạn, đầu tư tư nhân mới là yếu tố tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầu tư công đã tác động tích cực tới tăng trưởng của Việt Nam nhưng chỉ tác động trong khoảng thời gian năm năm, sau đó giảm dần. Theo Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), năm 2011 ước tính theo quốc tế thì nợ công của Việt Nam là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP, nhưng theo Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 67 - 81)