Những thách thức và vấn đề đặt ra cho quá trình hội nhập AEC của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 60 - 67)

7. Kết cấu của đề tài:

2.2. Những thành tựu và thách thức của hội nhập AEC

2.2.2 Những thách thức và vấn đề đặt ra cho quá trình hội nhập AEC của Việt

Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội nói trên, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2015 cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguy cơ đánh mất thị trường ngay trên sân nhà

Sau khi AEC thành lập vào 2015, các doanh nghiệp các nước thành viên có cơ hội tiếp cận thị trường tiêu rộng lớn nhưng đồng thời nguy cơ đánh mất thị trường nội địa của các nước kém phát triển vào tay doanh nghiệp các nước có nền kinh tế phát triển trong khối ASEAN như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan... là khó tránh khỏi. Khi AEC được thành lập, doanh nghiệp các nước phải chịu sự cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà. Bởi so sánh lợi thế cạnh tranh của các nước ASEAN theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong những năm gần đây cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nước ASEAN về năng lực cạnh tranh. Báo cáo của WEF (2012-2013), Việt Nam đứng thứ 75 trong 142 nước xếp hạng, Philippines (vị trí 65), Indonesia (vị trí 50), Thái Lan (38), Brunei (28), Malaysia (25), Singapore (2), Campuchia, đứng ở vị trí thứ 85, Timor Leste ở vị trí 136. Lào và Myanmar chưa có tên trong bảng xếp hạng này [38]. Báo cáo của WEF (2014- 2015), năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được cải thiện, xếp vị trí 68 trong số 144 nền kinh tế được WEF khảo sát, Singapore 2; Malaysia 20; Thái Lan 31; Indonesia 34 và Philippin 52 [39]. Đến năm 2018, vị trí xếp hạng của Việt Nam bị tụt bậc, đứng thứ 77 trong số 140 nền kinh tế được khảo sát, tuy nhiên, dựa trên đánh giá thang điểm thì Việt Nam vẫn tăng điểm nhẹ trên các mục: thể chế, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô, sức khỏe, kỹ năng, thị trường cho sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, động lực kinh doanh, và năng lực sáng tạo.Như vậy, sự chênh

lệch cạnh tranh giữa các nước ASEAN đã và đang tạo ra thách thức cho các nước kém phát triển khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Ví dụ như Việt Nam, từ nhiều năm nay, hàng hoá của các nước trong khối ASEAN đã tràn ngập thị trường Việt Nam, như sản phẩm dao gọt trái cây, hay nước tăng lực của Thái Lan. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngành do hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Singapore có chất lượng tốt, giá thành lại không cao.

Thị trường trong nước cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thực sự ổn định, khả năng tái lạm phát cao vẫn tiềm ẩn, nhập siêu còn lớn, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước mặc dù đã giảm nhiều nhưng vẫn ở mức cao đã tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước, các biện pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thật chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ trong lực lượng quản lý thị trường chưa cao dẫn đến hậu quả công tác này còn hạn chế. Bên cạnh đó, tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, khủng hoảng nợ công ở một số nước châu Âu, sức ép tăng giá hàng hóa và nguy cơ lạm phát tại nhiều nước trên thế giới tăng cao cùng với phản ứng tâm lý sau việc tăng giá một số hàng hóa thiết yếu đã ảnh hưởng lớn đến sức mua của người tiêu dùng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả cho thấy thị trường nội địa đang chờ đợi những giải pháp để phát triển bền vững và ổn định.

Hàng Việt đã đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường và dần chiếm ưu thế trong lòng người Việt. Tuy nhiên, các chương trình phủ sóng hàng Việt còn thiếu tính bền vững, chưa tạo lập được kênh phân phối vững chắc tại địa bàn nông thôn, khu vực chiếm tới 70% doanh số hàng tiêu dùng nhưng chưa

được khai thác nhiều. Cùng với đó, việc quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay còn yếu khiến tính cạnh tranh của một số loại hàng Việt còn thấp. Hàng Việt có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hiện chỉ được bày bán chủ yếu tại các hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại – vốn là nơi được kiểm soát chặt chẽ các quy định về chất lượng và xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn, thị trường tiêu dùng tiềm năng, số lượng các siêu thị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên hàng hóa được phân phối chủ yếu ở mạng lưới chợ. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm hàng Việt được phân phối tại đây chủ yếu là hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, còn các nhóm sản phẩm như may mặc, đồ điện tử, gia dụng...tỷ lệ hàng Việt khá thấp. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với hàng ngoại cùng tâm lý “sính ngoại” của người dân vẫn đang là bài toán muôn thuở của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thách thức về lực lượng lao động

Khi AEC trở thành hiện thực vào 2015, đã cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới các nước thành viên ASEAN. Mặc dù, đây là cơ hội cho tất cả các nước ASEAN, tuy nhiên, đây cũng là thách thức đặt ra cho những nước ASEAN có trình độ tay nghề thấp. Vì vậy, sẽ dẫn đến nguy cơ thấp nghiệp trong nhiều nước ASEAN. Ví dụ, lao động Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ nếu được trả lương tương xứng nhưng lại có nhược điểm là rất kém về kỷ luật lao động, kỹ năng sống, trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động trong nước đa số chưa cao, ngoại ngữ yếu… Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác trong khối ASEAN sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động, việc làm, thất nghiệp trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, lực lượng lao động rất dồi dào nhưng thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Hiện nay, trong số những người có việc làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn, trong khi lao động có trình độ trung học cơ sở, đại học và cao hơn tăng lên nhưng chậm. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn lao động Việt Nam vẫn chưa qua đào tạo (khoảng 75%). Vì lý do này mà hiện nay lao động giản đơn vẫn chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua (khoảng 65%) [11; tr.34], trong khi lao động trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc bậc trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể. Chất lượng giáo dục có sự khác biệt lớn giữa các vùng và nhóm dân tộc. Điều tra sâu của Young Lives còn cho thấy tỷ lệ trẻ em đến trường ở các khu vực nông thôn là khá cao, nhưng tỷ lệ biết đọc, viết và tính toán lại không cao như trẻ em ở khu vực thành thị (tương ứng 86%, 72% và 84% so với 95%, 85% và 92%). Trẻ em dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được với giáo dục theo ngôn ngữ mẹ đẻ bởi tất cả tài liệu học đều bằng tiếng Việt, và vì thế khả năng đọc chính xác của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/3 so với trẻ em người Kinh. Đây chính là rào cản rất lớn về giáo dục cho người thiểu số  nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế  xã hội ở các vùng mà họ đang sinh sống [11; tr.34].

Đầu tư cho giáo dục có hiệu quả chưa cao và chưa đúng trọng tâm. Mặc dù chi tiêu cho giáo dục tăng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng hầu hết là dành cho việc chi tiêu thường xuyên như lương, tiền công và xây dựng và quản lý (chiếm khoảng 73%), chứ chưa thực sự chú trọng đến việc thay đổi nội dung đào tạo và tạo môi trường học tập, nghiên cứu đủ chất lượng. Đầu tư cho nghiên cứu (cả cơ bản và ứng dụng) còn quá mỏng và dàn trải dẫn đến số lượng sản phẩm nghiên cứu thì nhiều nhưng hàm lượng khoa học và khả năng áp dụng thực tiễn thì quá ít.

Thứ ba, thách thức về việc thành lập một liên minh kinh tế thống nhất và bền chặt của khối ASEAN

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, AEC mới chỉ vượt qua được mức Liên minh thuế quan và có một số yếu tố của thị trường chung; chứ chưa có chính sách kinh tế chung và chưa có các cơ quan liên quốc gia như Liên minh châu Âu (EU). Vì vậy, khái niệm “cộng đồng kinh tế” có thể tạo ra sự nhầm lẫn hay ảo tưởng như một liên minh kinh tế nhưng thực tế không phải.[40]

Mặc dù AEC là một sáng kiến khu vực, việc thực hiện các cam kết của AEC phụ thuộc vào hành động cấp quốc gia. Các sáng kiến như cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, tự do hóa khu vực dịch vụ, đối đãi của quốc gia với nhà đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa hải quan, và nhiều sáng kiến khác phải được thông qua theo luật pháp trong nước và các quyết định chính sách. Các sáng kiến này không dễ thực hiện, bởi vì mỗi hành động của AEC không phải bị hạn chế bởi một mà nhiều bộ và cơ quan của chính phủ. Chẳng hạn, Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) là một thành quả then chốt đối với tổ chức này theo AEC. Nhưng trước khi đạt được điều đó, mỗi nước trong số 10 nước thành viên cần phải thiết lập Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Mặc dù trách nhiệm của NSW thuộc về cơ quan hải quan quốc gia, nó phải làm việc với một số cơ quan khác của chính phủ, các cơ quan chứng nhận, ngân hàng, bến cảng và với khu vực tư nhân. Điều này có thể đầy thách thức vì các cơ quan khác có thể không có cùng ý thức trách nhiệm và tầm nhìn. Đối với các nước ASEAN kém phát triển hơn, có thể có những sự tắc nghẽn về mặt trợ giúp tài chính, các hệ thống công nghệ thông tin và liên lạc (ICT), nhân lực và môi trường pháp lý.

Ngay cả sau khi một thỏa thuận hội nhập khu vực được đàm phán, việc thực hiện ở trong nước vẫn là một thách thức lớn hơn. Các thông tin về AEC

chỉ lan truyền sau khi nó được đàm phán. Sự hiểu biết gia tăng cũng đặt ra nhiều thách thức hơn khi các nhóm lợi ích kết hợp với nhau xung quanh các vấn đề cụ thể. Sự nổi lên của các nhóm có tổ chức phản đối tiến trình này cũng có thể làm chậm quá trình thực hiện [27].

Mặt khác, các nước thành viên ASEAN lại có trình độ phát triển cách biệt nhau, cụ thể là sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển hơn, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam. Chênh lệch khoảng cách phát triển sẽ là rào cản lớn trong quá trình hội nhập, phát triển tiếp theo của AEC và là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả và mất ổn định nội khối. Vì vậy, đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối sau khi AEC thành lập, đòi hỏi các nước cần nỗ lực hơn nữa để tiến tới xây dựng một liên minh kinh tế cho khối ASEAN [5].

Thứ tư, thách thức về trao đổi thương mại nội khối của ASEAN. Mặc dù đã có những bước tiến nhất định về trao đổi thương mại nội khối ASEAN trong thời gian qua nhưng mức độ hội nhập và liên kết nội khối của ASEAN chưa cao. Cụ thể, theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN được công bố trong tháng 10/2014, kim ngạch thương mại trong ASEAN trên tổng kim ngạch thương mại ASEAN không ngừng tăng trưởng, từ 19,2% trong năm 1993, 22% trong năm 2000, lên 24,2% trong năm 2013 và chiếm khoảng 25% tổng GDP của khu vực trong năm 2013 [41] . Tuy nhiên, so với trao đổi thương mại nội khối của EU (đạt khoảng 70% - 75%), NAFTA (50%) thì rõ ràng mức độ hội nhập và liên kết nội khối của ASEAN chưa cao. Trong khi đó hội nhập giữa ASEAN với các nước, khu vực bên ngoài ngày càng gia tăng: các cơ chế hợp tác tiểu khu vực (ASEAN+1; ASEAN+3) và cơ chế đa

phương (APEC, ASEM, ACD…). Đặc biệt sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEPT) đã và đang tác động đến xu hướng “ly tâm”, hướng ra bên ngoài của các nước ASEAN. Thậm chí sự cạnh tranh của TPP và RCEPT có thể trở thành yếu tố quyết định đến cách thức phát triển của cấu trúc kinh tế khu vực, ảnh hưởng sâu sắc tới vai trò trung tâm của ASEAN, vai trò động lực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong nhiều thỏa thuận khu vực có khả năng bị suy giảm. Vì vậy đây cũng là một thách thức đặt ra cho các nước thành viên ASEAN sau khi thành lập AEC.

Thứ năm, nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng xuất khẩu

Sau khi AEC hình thành, việc không còn rào cản thuế quan, hay thuế suất bằng 0 là lợi ích to lớn, bởi đây chính là “liều thuốc bổ” kích thích xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên. Tuy nhiên, nếu rào cản thuế quan được gỡ bỏ hoàn toàn và mang lại lợi ích kinh tế lớn thì quy tắc xuất xứ lại nổi lên như một rào cản mới đối với doanh nghiệp. Bởi để được hưởng các ưu đãi trên thì hàng hóa các nước trong khối ASEAN phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ từ các nước này, theo tỷ lệ được quy định cụ thể đối với từng mặt hàng. Đây chính là sức ép đối với các doanh nghiệp, phải có lộ trình thích nghi, thay đổi phù hợp.

Thứ sáu, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô.

Đối với những nền kinh tế nhỏ, tiếp nhận những dòng vốn lớn vượt quá khả năng hấp thụ có thể dẫn tới những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, bong bóng bất động sản, sức ép lên hệ thống tài chính ngân hàng, rủi ro đạo đức, tấn công đầu cơ [31],.. Trên thực tế, Việt Nam đã từng quản lý không hiệu quả dòng vốn vào sau khi gia nhập WTO năm 2007, dẫn đến tình trạng

Gia nhập AEC cùng với việc thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút mạnh hơn dòng vốn quốc tế. Nếu không có sự quản trị tốt, Việt Nam có thể lại phải đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô.

Thứ bảy, thách thức đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mặc dù Chính phủ đã ban hành chỉ thị nhưng các giải pháp vẫn chưa cụ thể, khu vực doanh nghiệp chưa chuẩn bị tinh thần đón nhận cơ hội và sẵn sàng vượt qua thách thức... Lợi thế về lao động, nhất là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể; các ngành sản xuất thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế và sẽ bị thu hẹp. Dệt may, dày da, gia công lắp ráp,.v.v..đang là lợi thế của nước ta hiện nay có thể sớm trở thành bất lợi; hàng triệu lao động có thể mất và phải chuyển đổi việc làm1. Tiến bộ công nghệ sẽ gia tăng nhu cầu lao động có kỹ năng cao, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 60 - 67)