Sự tham gia của Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực thi AEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 47 - 57)

7. Kết cấu của đề tài:

2.1.2 Sự tham gia của Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực thi AEC

Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Trở

thành thành viên ASEAN đã giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hòa bình hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, tạo cho chúng ta những cơ hội và triển vọng mới phát triển đất nước.

Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 24 năm tham gia ASEAN chứng kiến quá trình trưởng thành của Việt Nam trên sân chơi hội nhập, từ giai đoạn học hỏi, làm quen để vượt qua những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu, đến hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của một thành viên và tiến tới vị thế hiện nay là một thành viên chủ động, tích cực tham gia định hình “luật chơi chung”. Có thể nói, các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành, là một trong những cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam. Tổng kết quá trình Việt Nam tham gia ASEAN, nhiều dấu ấn đóng góp quan trọng của Việt Nam luôn gắn liền với những bước tiến đầy ý nghĩa của ASEAN. Trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN, thì ý tưởng thành lập Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là sáng kiến của Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam: một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thống nhất sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển ở khu vực. Với phương châm chủ đạo đó, một thập kỷ rưỡi qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.

và Campuchia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực.

Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. Năm 2001, Việt Nam là nước chủ trì xây dựng và góp phần trong Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp Khoảng cách Phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực đóng góp xây dựng và triển khai các lộ trình, kế hoạch hành động về xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đáng chú ý, Việt Nam đã đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn sau khi Hiến chương ASEAN được ký kết và luôn tích cực trong quá trình triển khai; là nước thứ 2 cử đại diện thường trực trong Ủy ban các Đại diện thường trực về ASEAN (CPR) và được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp hướng tới hình thành cộng đồng vào cuối năm nay.

Việt Nam là một trong những nước tích cực trong việc thúc đẩy duy trì đoàn kết nội khối, đề cao tự cường khu vực, các giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Với việc đề cao sức mạnh đoàn kết và tự cường, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong năm 1998, chúng ta đã tích cực phối hợp với các nước ASEAN trong việc vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính 1997-1998 cũng như đưa ra quyết sách kết nạp Campuchia vào ASEAN năm 1999.

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, bản lĩnh tự chủ của ASEAN trong ứng xử với các nước lớn lại một lần nữa được khẳng định thông qua quyết định kết nạp Nga và Mỹ vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), qua đó càng khẳng định vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.

Việt Nam cũng đã có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam luôn đề cao vai trò của việc tuân thủ Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) như bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, ở khu vực, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Về Biển Đông, Việt Nam luôn tích cực đề cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC v.v…

AEC là một lựa chọn chính sách mang tầm chiến lược của ASEAN với xuất phát điểm là mong muốn hội nhập của mỗi thành viên, trong đó có Việt Nam. Xét trên phương diện chính trị, kinh tế và thương mại, ASEAN là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao. So với năm 2002,

Comment [A30]: Dẫn giải quá lan man,

chưa đề cập thẳng vào vấn đề trọng tâm là thực thi AEC như thế nào

đạt gần 30 tỉ USD vào năm 2008, chiếm 25% tổng kim ngạch của nước ta. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang ASEAN là 28,4% và nhập khẩu là 27%. ASEAN giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng từ 2,9 tỉ USD năm 2003 lên tới 8,9 tỉ USD năm 2009. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan, Philippine, Campuchia và kim ngạch với từng nước đều đã đạt trên 1 tỉ USD. Cơ cấu xuất khẩu của nước ta sang ASEAN đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chế tác thấp, đến nay nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định. Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may, hàng thủy sản. Trong quan hệ về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ASEAN là nguồn cung ứng FDI lớn vào Việt Nam, trong đó bao gồm cả nhiều khoản đầu tư do các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN. Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Ma-lai-xi-a (18 tỉ USD), Xin- ga-po (trên 16 tỉ USD), Thái Lan (5,6 tỉ USD), Bru-nây (4,6 tỉ USD) (số liệu năm 2009).

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với thái độ chủ động và tích cực. Đến năm 2010, nước ta đã giảm thuế nhập khẩu cho 10.054 dòng thuế xuống mức 0% -5% theo CEPT/AFTA, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, trong đó có 5.488 dòng thuế ở mức thuế suất 0%. Nước ta cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,

nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực, nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong lộ trình tổng thể thực hiện AEC.

Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN của năm 2010. Chúng ta không chỉ tham gia với tư cách là một quốc gia thành viên mà còn tham gia dẫn dắt tiến trình hợp tác chung của ASEAN. AEC vẫn được Việt Nam lựa chọn là một trong các nội dung quan trọng nhất trong Chương trình nghị sự của ASEAN trong năm 2010. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra “Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững” khẳng định quyết tâm củng cố và xây dựng AEC vào năm 2015. AEC không đơn thuần là vấn đề một “thương hiệu” nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh trong khu vực mà thực sự cho phép ASEAN đóng vai trò ngày một lớn hơn, “vai trò trung tâm” trong quan hệ với các đối tác ngoài khối.

Một trong những trở ngại trên con đường đến với AEC là tình trạng chậm thực hiện của khá nhiều hiệp định quan trọng liên quan đến AEC. Trong năm 2010, Việt Nam cùng với các thành viên ASEAN đã thúc đẩy mạnh mẽ việc sớm khắc phục tình trạng này, nhằm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho AEC. Ngày 1-5-2010, sau gần 8 tháng chậm chễ, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã chính thức có hiệu lực, thay thế Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để thực hiện CEPT/AFTA. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Gói cam kết thứ bảy trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS), Hiệp định đa phương về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng không, Hiệp định khung ASEAN về hàng quá cảnh... cũng đang trong quá trình rà soát lần cuối trước khi chính thức có

hiệu lực. Để có cơ sở đánh giá mức độ thực hiện của các thành viên, Hội đồng AEC nhất trí xây dựng công cụ mới là Biểu đánh giá thực hiện AEC là một cơ chế giám sát minh bạch và chặt chẽ tiến độ thực hiện AEC của từng thành viên. Năm 2010, lần đầu tiên, Biểu đánh giá AEC cho giai đoạn 2007 - 2010 đã được hoàn thành.

Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC là việc thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC. Quảng bá về AEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợi ích lâu dài của AEC với cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước ASEAN đi đầu trong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình truyền thông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực. Theo sáng kiến của Việt Nam, các nước ASEAN sẽ lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu quả của AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập. Với tư cách là nước điều phối thực hiện lộ trình hội nhập nhanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics, Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về dịch vụ logistics tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN vào tháng 8-2010 tại thành phố Đà Nẵng.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức chưa có tiền lệ đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta. Khi không còn những ngăn cách về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEAN thì bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư ASEAN nào đều có cơ hội như nhau trong việc tận dụng và phát huy ưu thế của thị trường chung của 10 nước ASEAN. Nhưng thách thức và cơ hội luôn vận động, biến đổi rất nhanh trong bối cảnh hội nhập của khu vực. Hệ quả của quá trình đó là sự thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi. Trong quá trình đó, vai trò của các cơ quan hoạch định chính sách định hướng vĩ mô là hết sức quan trọng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp

nước ta có được sự định vị chắc chắn vị trí của mình trong chuỗi sản xuất chung của khu vực. Với sự chung sức của cộng động, sự quan tâm thỏa đáng của các nước thành viên, AEC chắc chắn sẽ mang lại lợi ích đối với ASEAN và nền kinh tế Việt Nam.

Những đóng góp chính

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Năm 1998, Việt Nam đã đảm nhận nghĩa vụ đầu tiên của một thành viên với việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6, chủ trì xây dựng và

ASEAN 2010 cũng như đề ra các biện pháp ứng phó với các vấn đề nảy sinh sau khủng hoảng tài chính khu vực, để lại dấu ấn tốt đẹp đầu tiên của Việt Nam trong ASEAN.

Năm 2000, theo luân phiên, Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (2000 - 2001) khóa 34. Đề xuất và thông qua, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, cụ thể hoá Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) đẩy mạnh phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN.

Việt Nam được đánh giá là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc phát triển ASEAN, trong đó có việc xây dựng các văn kiện đưa ASEAN liên kết và phát triển. Trong đó phải kể tới các văn kiện như: Tuyên bố Hòa họp Bali II năm 2003, Chương trình Hành động Vientiane (VAP) năm 2004, Hiến chương ASEAN năm 2007, Lộ trình xây dựng Cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 47 - 57)