Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 33 - 39)

7. Kết cấu của đề tài:

1.2. Vai trò của nhà nước trong hội nhập AEC

1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của nhà nước

trong hội nhập quốc tế

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế

Đường lối hội nhập quốc tế của Đảng ta mà trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế đã xuyên suốt chiều dài lịch sử. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, xuất phát từ nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghệ, kỹ thuật kém phát triển, bị kiệt quệ vì bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh

chủ trương để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước để học tập, tiếp thu kinh nghiệm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 1/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “Nhân danh Hội Văn hóa Việt Nam, tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội được gửi một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác[13; tr.80].

Quan điểm nổi bật trong hội nhập và hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, thể hiện tư tưởng hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đất nước còn nghèo thì hội nhập, hợp tác quốc tế, sự giúp đỡ của các nước là một nguồn vốn quý cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Người không bao giờ nhầm lẫn giữa những giá trị văn minh của nhân loại với những xấu xa của chủ nghĩa tư bản thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ rằng, mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, mọi nguồn lực kinh tế, văn hóa đã được tạo ra đều là tài sản chung của văn minh nhân loại. Do đó, nước ta phải tích cực hội nhập thông qua các hình thức hợp tác quốc tế để khai thác tốt nhất mọi giá trị nguồn lực của nhân loại nhằm làm giàu và tăng cường sức mạnh cho dân tộc, giữ vững quyền độc lập tự do, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào. Ngay đối với nước Pháp đã từng xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ lập trường: Cố gắng lập lại mối quan hệ kinh tế và văn hóa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Chúng ta đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Quan điểm tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong thư của Người gửi cho Liên hợp quốc tháng 12/1946:

“Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước Việt Nam giành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc… Trong cuộc đấu tranh vì những quyền thiêng liêng của mình, nhân dân Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng họ cũng chiến đấu cho một sự nghiệp chung: Đó là sự khai thác tốt đẹp những nguồn lợi kinh tế và mọi tổ chức có hiệu quả cho an ninh ở Viễn Đông”[13, tr.470].

Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, quá trình đổi mới ở nước ta càng đi vào chiều sâu, hội nhập và hợp tác quốc tế có vai trò to lớn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập, hợp tác quốc tế thật sự là kim chỉ nam để dân tộc ta vượt lên sớm thoát khỏi đói nghèo, thực hiện dân giàu, nước mạnh.

Từ cuối thế kỷ 20, toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả bề rộng và chiều sâu, ảnh hưởng sâu sắc tới chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá trong vòng hai thập kỷ qua cho thấy các nước phát triển đều ở thế chủ động. Các nước đang phát triển ở vào vị thế bị động, đi sau, thậm trí có những nước bị gạt ra ngoài lề của toàn cầu hoá. Đối với những nước kinh tế chậm và đang phát triển, trong quá trình hội nhập vào toàn cầu hoá, nếu không nắm bắt được những thuận lợi, cơ hội do toàn cầu hoá tạo ra để phát triển thì kinh tế ngày càng tụt lại xa hơn, bị lệ thuộc về kinh tế, về vốn, công nghệ, thị trường, trở thành nơi bị khai thác, bóc lột về tài nguyên, sức lao động, là thị trường tiêu

thụ hàng hoá, nơi “mua đắt” các thiết bị, công nghệ lạc hậu đã bị thải loại và môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI và được hoàn thiện qua từng kỳ Đại hội cho đến nay.

Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước. Đổi mới là một dòng chảy liên tục, là một quá trình kế thừa, kiến tạo và phát triển không ngừng. Trong quá trình phát triển ở từng giai đoạn, thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng ta đưa ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời và lãnh đạo thực hiện một cách hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục giải quyết những yêu cầu của giai đoạn tiếp theo. Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác . Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế . Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ

trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại hội XI. Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng.

Xuyên suốt quá trình gần 30 năm đổi mới, có thể thấy quan điểm về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là:

Một là, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

Comment [A24]: Thiếu toàn bộ trích nguồn

các văn kiện đại hội, nội dung hội nhập ktqt được chỉ ra ở mục nào, chương nào, trang nào trong các văn kiện qua các kz đại hội?

Hai là, tiếp tục tạo môi trường hoà bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ba là, mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; chống mọi hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Đối với hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng xác định:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước; khẳng định mở cửa, hội nhập để khai thác các mặt có lợi cho sự phát triển kinh tế của ta từ nền kinh tế thế giới.

Thứ ba, chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

Thứ tư, chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác.

Thứ năm, song song với việc xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế.

Thứ sáu, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp.

Nhờ quan điểm đó của Đảng, Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương với các đối tác trong khu vực và trên thế giới, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand; 4 FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA). Việt Nam cũng đã cơ bản kết thúc đàm phán FTA với EU, cùng ASEAN ký FTA với Hong Kong vào tháng 11/2017.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đến nay, có khoảng 60 nền kinh tế đã và đang đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế asean (Trang 33 - 39)