Mục tiêu đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh nam định (Trang 33 - 37)

Chương 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ

1.2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ

1.2.3. Mục tiêu đào tạo cán bộ

Một là, để phục vụ sự nghiệp cách mạng (vì cách mạng)

Đó là những con người hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng nhằm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhằm xây dựng nước nhà phồn vinh để sánh

ngang vai với các dân tộc khác và đem lại hạnh phúc cho nhân dân “Học để

làm việc, làm người, làm cán bộ”. Trong đó, thứ tự ưu tiên mục tiêu huấn luyện

về nhân cách được đặt trước mục tiêu huấn luyện để trở thành cán bộ. Người

việc. Có thế Đảng mới thành công”, còn ngược lại, “nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng” không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng” [28, tr. 281].

Chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên trách nhiệm của Đảng cầm quyền vừa

là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, được nhân dân giao cho trách nhiệm lãnh đạo toàn xã hội để đảm bảo quyền lợi cho dân. Người cho rằng: “mọi chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ đều chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính người dân là người làm nên thắng lợị lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước.

Đào tạo cán bộ là nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống, tự do, hạnh phúc của nhân dân “ Phải có sức mình, làm sao phải có người lãnh đạo, quản trị, phải chống được tham ô, lãng phí. Do đó phần lớn phải là ở cán bộ.

Làm sao cho nhân dân có công ăn việc làm để nâng cao đời sống của nhân dân lên, thì mức sống cán bộ mới nâng cao được. Nâng cao được phần nào là do sức cố gắng của mình quyết định [31, tr. 32]

Từ nhiệm vụ thực tiễn, cách mạng yêu cầu: cán bộ, đảng viên không chỉ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, mà còn phải lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương ấy. Vì thế họ “ 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng... 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng... 3. Phải tổ chức sự kiểm soát...” [28, tr. 285]. Yêu cầu này trở thành tiêu chuẩn, thước đo góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả công việc của người cán bộ đảng viên. Tuy nhiên, muốn có được năng lực đó, dù đảm nhiệm cương vị công tác nào, người cán bộ, đảng viên cũng phải chịu khó học tập, rèn luyện, vì “ cách mạng cũng là một nghề, làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học” [35, tr. 224].

Hai là, để tăng cường sức mạnh cho tổ chức. Đào tạo cán bộ góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng đoàn thể (vì tổ chức)

Để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Tổ chức là tổ chức của những con người, của cán bộ, của tổ chức. Cán bộ có tiến bộ, trưởng thành thì tổ chức mới tiến bộ trưởng thành được. Theo Hồ Chí Minh: “ ... Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trả lại nơi quần chúng” [28, tr. 224]. Công việc của tổ chức có chạy tốt là nhờ nơi có cán bộ giỏi biết cách phối hợp giữa quần chúng với nhau “... công việc của mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều phối hợp với nhau, như một chuyến xe lửa. Tất cả mọi người mọi địa phương, mọi ngành đều cố gắng, đều siêng năng, thì nước ta sẽ tiến bộ nhanh chóng, mau đến ga. Nếu một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn tuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe” [28, tr. 631- 645].

Tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp các tổ chức hữu quan tại cơ sở cũng như chủ động đề xuất với cấp trên giải quyết những vấn đề không thuộc thẩm quyền. Đồng thời kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện đạt kết quả.

Người cán bộ bao giờ cũng gắn với tổ chức, nằm trong tổ chức. Nói tới cán bộ lãnh đạo, quản lý là nói tới những người có trọng trách trong một tập thể. Họ không thể đứng ngoài hay đứng trên tập thể. Bởi vậy, việc đào tạo cán bộ là một yêu cầu không thể thiếu. Và xét đến cùng, tập thể là lý do tồn tại của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Uy tín, sức mạnh của Đảng và Nhà nước một phần lớn là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Vì vậy, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, phong cách quần chúng, tôn trọng sự thật, nói đi đôi với làm, nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ba là, vì sự hoàn thiện của bản thân người cán bộ (vì bản thân người cán bộ)

Tất cả mọi quan điểm của Hồ Chí Minh đều là vì con người. Mục tiêu đào tạo cán bộ cũng vậy. Người nói: “ Muốn giáo dục nhân dân làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hành ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen, đỗ trắng để ghi việc tốt việc xấu. Đảng viên, cán bộ ta từ nhân dân anh hùng mà ra, phải sống sao cho xứng với nhân dân và Đảng anh hùng” [35, tr.557]. Theo Người: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [35, tr. 558].

Đào tạo cán bộ vì cán bộ, quan điểm này thể hiện thái độ tôn trọng con người của Hồ Chí Minh. Nếu đào tạo cán bộ chỉ vì nhà nước, vì tổ chức, thì vô hình chung chỉ coi cán bộ là công cụ, là phương tiện và nội dung đào tạo cũng sẽ tất hạn hẹp.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng sống trong xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Đã là cán bộ thì ít nhiều cũng có quyền lực. Cho nên có lúc cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm, một số bộ phận thoái hóa biến chất làm tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng. Với tinh thần cách mạng, theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải nhìn thẳng vào sự thật, dám công khai thừa nhận khuyết điểm sai lầm trong công tác, lãnh đạo, vạch rõ những tệ nạn đã có ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó có những biện pháp sửa chữa và khắc phục. Đó cũng là thái độ đúng đắn của cán bộ, vì sự hoàn thiện chính bản thân của người cán bộ, do chính bản thân họ quyết định. Nó phụ thuộc vào ý thức và khả năng của mỗi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh nam định (Trang 33 - 37)