Nội dung đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh nam định (Trang 37 - 50)

Chương 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ

1.2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ

1.2.4. Nội dung đào tạo cán bộ

1.2.4.1. Về phẩm chất đạo đức

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất “người”, trình độ “người”, tính “người” của một con người. Nhất là đối với cán bộ, trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Đạo đức của người cán bộ không phải là “đạo đức thủ cựu”, mà là đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức ở cán bộ là nói đến đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, “nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [28, tr. 252]. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết về đạo đức cách mạng. Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh thường đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải là những người nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Trong tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng xét đến cùng là yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động, đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Yêu thương con người phải gắn với sự tin tưởng và phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng cách mạng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Đó là mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi vì Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, con đường của Chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới có thể đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc, thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Song cách mạng là một quá trình lâu dài, đày khó khăn phức tạp, nếu đấu tranh giải phóng dân tộc đã khó thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn khó hơn nhiều. Vì vậy, nó đòi hỏi cán bộ đảng viên phải luôn có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Cán bộ, đảng viên phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự tất thắng của cách mạng. Bởi vì niềm tin cách mạng, lập trường chính trị vững vàng là cơ sở giúp cán bộ, đảng viên có khả năng vượt qua mọi gian khổ hy

sinh, có những suy nghĩ và việc làm đúng đắn, có lợi cho dân, cho nước. Người có đạo đức cách mạng là người luôn phấn đấu thực hiện và vận động mọi người thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức cách mạng là người dù “khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng” [32, tr. 288].

Cán bộ phải là những người nói phải đi đôi với làm, không được nói một đằng, làm một nẻo, hoặc nói nhiều nhưng làm ít. Yêu thương con người ở người cách mạng không dừng lại ở những suy nghĩ tình cảm, mà đòi hỏi phải được thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức cách mạng là người “sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi công việc được giao, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm, khi được giao việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đế n nơi đến chốn, bất kỳ việc to, việc nhỏ phải quyết làm cho thành công” [28, tr. 645].

Người có đạo đức cách mạng phải là người không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Bởi vì, để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, cán bộ phải là người có trình độ hiểu biết về chuyên môn, lý luận và thực tiễn. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ là người luôn có tinh thần học tập, nghiên cứu, “học thêm, học mãi để tiến bộ, càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”. Đó là học để làm việc, chứ không phải để lấy bằng cấp, “để mặc cả với Đảng, với tổ chức”.

Đạo đức cách mạng đối lập với biểu hiện ngại khó, ngại khổ, lười học tập, nghiên cứu. Hồ Chí Minh khẳng định trong “bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng làm việc, cố gắng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức và chính trị của mình” [28, tr. 253].

Hiện nay ở nhiều nơi có tình trạng cán bộ lười học tập nghiên cứu, hoặc học chỉ cốt để lấy bằng cấp, chứ không phải học để nâng cao trình độ, để làm tốt các công việc được giao. Theo Hồ Chí Minh, lười học tập nghiên cứu là

biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, của việc không quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch học tập thường xuyên, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải quy thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa” [15, tr. 140 - 141].

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về việc không ngừng học tập nghiên cứu. Học tập ở Hồ Chí Minh là học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, học ở trong sách vở cũng như học ở trong nhân dân. Luôn học tập và nghiên cứu là cơ sở giúp Hồ Chí Minh có sự hiểu biết sâu sắc sâu rộng về lý luận và thực tiễn trong nước cũng như ngoài nước, phát hiện và giải quyết kịp thời, đứng đắn những vấn đề của thực tiễn cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, là phải đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết. Người có đạo đức cách mạng là người phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, việc gì cũng bàn bạc với nhân dân. Yêu thương con người, quan tâm đến đời sống của nhân dân là cơ sở giúp cho cán bộ, đảng viên có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Ngược lại, nếu không có tình thương yêu con người, không quan tâm đến đời sống của nhân dân, cán bộ sẽ không tránh khỏi rơi vào quan liêu với dân chúng.

Tình thương yêu con người, luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân là cơ sở giúp người cán bộ có khả năng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nó giúp cho cán bộ luôn có tinh thần dũng cảm, dám nói, dám làm, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khắc phục”. Người nói: “Cán bộ muốn trở nên người cán bộ chân chính không có gì là khó cả. Điều đó là hoàn toàn từ lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến tới chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì

khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau ngày càng nhiều. Nói tóm tắt, tính tốt ấy có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [28, tr. 251].

Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng cũng là những yêu cầu của nhận thức khoa học. Nó không chỉ giúp cho người cán bộ có khả năng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không mắc sai lầm khuyết điểm, mà còn có khả năng phát hiện và giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề của thực tiễn cách mạng. Hồ Chí Minh khắng định: “Người có đạo đức cách mạng là người không có việc tư túi nó làm cho mù quáng, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian” [28, tr. 252].

Hồ Chí Minh là người sớm nhận thức thấy vai trò của đạo đức cách mạng. Vì vậy, Người luôn quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho người cán bộ. Người đòi hỏi nội dung giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của cách mạng. Theo Người, trong những hoàn cảnh khác nhau thì yêu cầu về đạo đức cách mạng đối với cán bộ ít nhiều có sự khác nhau. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, yêu cầu hàng đầu đối với cán bộ là sẵn sàng đấu tranh hy sinh quên mình vì độc lập, chủ quyền dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Song trong thời kỳ hòa bình xây dựng, khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có nhiều phẩm chất và năng lực khác nhau, trong đó một trong những yêu cầu không thể thiếu là phải có hiểu biết về văn hóa, khoa học, không quan liêu, tham ô, lãng phí và dám đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tham ô, lãng phí, quan liêu...

Cán bộ công tác ở những ngành, lĩnh vực khác nhau thì yêu cầu về đạo đức cách mạng cũng ít nhiều có sự khác nhau. Song theo Hồ Chí Minh, dù làm công việc gì, cán bộ cũng là những người luôn trung thành với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với sự lãnh đạo của Đảng, với lợi ích của nhân dân, luôn có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập đến không chung chung, trừu tượng mà cụ thể sinh động. Khi đề cập đến đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ đề cập về mặt khái niệm, mà còn đề cập đến những biểu hiện cụ thể khác nhau của nó ở cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức cách mạng là: “khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn,... không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa” [32, tr. 284].

Theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức cách mạng là người phải có tinh thần đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật, khiêm tốn, chất phác, miệng nói tay làm, xung phong gương mẫu, “hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng” [32, tr. 230].

Khi nói về cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên không được đi muộn về sớm, việc ngày nào làm xong ngày ấy, không kể ngày mai; phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, từng tờ giấy, từng phong bì; phải trọng dụng người tài, không vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia, việc phải thì nhỏ cũng làm, việc trái thì nhỏ cũng tránh.

Trong cuốn “Đường cách mệnh”, Người chỉ rõ “tư cách một người cách mệnh” là: tự mình phải: “Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa chữa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại. Hay nghiên cứu xem xét. Vị công vô tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất. Bí mật.

Đối với người phải: với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.

Làm việc phải: xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”.

Đạo đức cách mạng là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân như lười biếng, hay suy bì,

lười suy nghĩ, việc dễ thì tranh lấy làm, việc khó thì đùn đẩy cho người khác, gặp nguy hiểm thì trốn tránh; tự cao, tự đại, ham địa vị, hay thích người khác tâng bốc, khen ngợi, sai khiến người khác, làm được một chút việc gì thì hay khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi người khác và cũng không muốn người khác phê bình, không có tinh thần phê bình, “việc gì không phê bình trước mặt để nói sau lưng, khi khai hội không nói, lúc khai hội rồi mới nói, không bao giờ đề nghị gì với Đảng”, ai có ưu điểm không chị học hỏi, ai có khuyết điểm không dám phê bình; không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật, gặp dân chúng thì không điều tra, không hỏi han, không tuyên truyền, không giải thích; làm việc không có kế hoạch, làm lấy lệ, làm không đến nơi đến chốn...

Như vậy, Hồ Chí Minh không những chỉ ra những biểu hiện cơ bản của đạo đức cách mạng mà còn chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Bằng cách đó, Người giúp cán bộ, đảng viên dễ dàng tiếp thu, rèn luyện, bồi dưỡng theo những yêu cầu của đạo đức cách mạng.

1.2.4.2. Về năng lực của người cán bộ

a. Trang bị lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Về mặt lý luận phải nhận thức rằng các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nhấn mạnh đến vai trò của to lớn của lý luận cách mạng. Lênin đã viết: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “chỉ có một đảng lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [31, tr. 495]. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh cũng đặt lên hàng đầu việc nâng cao trình độ lý luận cách mạng cho đảng viên, cán bộ. Nếu trước đây trong cuốn “Đường cách mệnh”, cuốn sách viết ra để huấn luyện lớp cán bộ đầu tiên của Đảng ta, Người coi lý luận là “trí khôn” của Đảng thì ở đây Người viết “không có lý luận lúng túng như mắt nhắm mà đi”. Không những thế, theo Người, lý luận còn giúp đảng viên, cán bộ biết sống với đồng bào sao cho có tình, có nghĩa. Đã có lần Người

lưu ý: Nếu thuộc bao nhiêu sách Mác - Lênin mà sống với nhau không có tình có nghĩa thì cũng coi như không hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể thấy, Hồ Chí Minh coi lý luận là “trí khôn”, là “ánh sáng”, là “tâm hồn” và “tình cảm” của mọi cán bộ đảng viên. Chính vì vậy mà nó được coi là cái kim chỉ nam “phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” và nó được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn.

Theo Hồ Chí Minh: “làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò

trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”

[29, tr. 47]. Lý luận là tổng kết từ thực tiễn. Đó là lý luận chân chính. Người xác định: Đảng còn nhiều nhược điểm mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém. Người cho rằng, Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể hoàn thành tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình. Người nghiêm khắc phê phán bệnh coi thường lý luận và tình trạng kém và thiếu lý luận, đồng thời Người cũng phê phán bệnh lý luận suông. Hồ Chí Minh lưu ý, lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải theo lý luận

“Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết

quả. Do đó, trong học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tiễn” [31, tr.496].

Theo Người, phải gắn lý luận với công tác thực tế. Huấn luyện phải nhằm đáp ứng nhu cầu. Huấn luyện phải chú trọng cải tạo tư tưởng. Học tập lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện công tác đào tạo cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh nam định (Trang 37 - 50)